Gãy xương sườn điều trị thế nào?

Điều trị gãy xương sườn cần được thực hiện đúng cách, đúng thời điểm nhằm phòng tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng vận động và sức khỏe của người chấn thương. Nếu bệnh nhân bị gãy nhiều xương sườn cùng lúc, các mảnh xương gãy có thể làm tổn thương phổi, tim, gan hoặc các cơ quan nội tạng khác, thậm chí tử vong.  

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Số lượng và chức năng của xương sườn

Khung xương sườn được tạo thành từ 12 cặp xương sườn, xếp đối xứng hai bên ngực và lưng trên. Mỗi xương sườn bắt nguồn từ cột sống phía sau, nối với đốt sống ở trung tâm lưng trên, uốn quanh từ bên thân cơ thể đến ngực. Cấu trúc cụ thể như sau:

  • 7 cặp xương sườn trên nối trực tiếp với xương ức phía trước ngực.
  • 3 cặp xương sườn tiếp theo (cặp xương số 8, 9, 10) không nối trực tiếp với xương ức mà gắn với các xương sườn trên thông qua mô sụn, được gọi là xương sườn giả.
  • 2 cặp xương sườn cuối cùng (cặp xương số 11 và 12) không nối với phía trước cơ thể nên được gọi là xương sườn cụt.

Nam và nữ đều có 24 chiếc xương sườn, được chia thành 12 cặp. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp có thể có ít hơn hoặc nhiều hơn số lượng này.

Chức năng quan trọng của xương sườn:

  • Xương sườn che chắn cho các cơ quan nội tạng quan trọng trong lồng ngực, bao gồm tim, phổi, mạch máu.
  • Xương sườn mở rộng lồng ngực, góp phần khiến quá trình hô hấp diễn ra thuận lợi.
  • Xương sườn tạo khung vững chắc cho lồng ngực, ngăn lồng ngực sụp xuống.

2. Phân loại gãy xương sườn

Trong số các trường hợp chấn thương, chấn thương ngực chiếm tỷ lệ 10-15% và gãy xương sườn là tổn thương phổ biến nhất với tỷ lệ lên đến 85% trong số các loại chấn thương ngực. 

1. Xương sườn có bao nhiêu cái? Chức năng là gì?

Khung xương sườn bao gồm 12 xương sườn nằm ở hai bên của lưng trên và ngực. Mỗi xương sườn riêng lẻ bắt nguồn từ cột sống, kết nối với một đốt sống ở trung tâm của lưng trên và sau đó uốn quanh phần bên của cơ thể đến ngực. 7 xương sườn trên kết nối với xương ức ở phía trước ngực, 3 xương sườn tiếp theo (8,9,10) liên kết với các xương sườn trên thông qua mô sụn được gọi là xương sườn giả. Xương sườn 11 và 12 không liên kết ở phía trước cơ thể và do đó thường được gọi là “xương sườn cụt”.

Số lượng xương sườn ở nam và nữ là như nhau. Đa phần mọi người đều có 12 đôi xương sườn, tuy nhiên có những người có ít hơn hoặc nhiều hơn số lượng xương sườn cơ bản.

Chức năng chính của xương sườn là:

  • Để bảo vệ các cơ quan trong lồng ngực như tim, phổi và các mạch máu
  • Hỗ trợ mở rộng lồng ngực trong quá trình hô hấp
  • Ngăn lồng ngực bị sụp xuống.
Trong số các trường hợp chấn thương, gãy xương sườn là tổn thương phổ biến nhất và cần phải điều trị gãy xương sườn, ảnh hưởng đến 85% bệnh nhân.
Trong số các trường hợp chấn thương, gãy xương sườn là tổn thương phổ biến nhất và cần phải điều trị gãy xương sườn, ảnh hưởng đến 85% bệnh nhân.

Gãy xương sườn có thể được chia thành hai loại chính: đơn giản và phức tạp.

  • Gãy xương sườn đơn giản:
    • Xảy ra khi chỉ một xương sườn bị gãy, các đoạn xương không di chuyển khỏi vị trí ban đầu.
    • Đây là chấn thương phổ biến nhất trong chấn thương lồng ngực, chiếm hơn 50% các trường hợp chấn thương lồng ngực không sâu. Có khoảng 10% số bệnh nhân nhập viện để điều trị gãy xương sườn đơn giản sau chấn thương ngực thẳng làm gãy một hoặc nhiều xương sườn.
    • Mặc dù gãy xương sườn đơn giản hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cho tổn thương nội tạng nghiêm trọng tiềm ẩn bên trong ngực và bụng.
  • Gãy xương sườn phức tạp: Xảy ra khi có sự di lệch các cạnh xương sườn.  

Vị trí gãy xương có thể ảnh hưởng và gây tổn thương các cơ quan nội tạng:

  • Gãy xương sườn dưới: Nguy cơ tổn thương cơ quan nội tạng ổ bụng cao hơn so với nhu mô phổi.
  • Gãy xương sườn dưới bên trái nguy cơ cao chấn thương lách. Gãy xương sườn dưới bên phải có nguy cơ cao chấn thương gan.
  • Gãy xương sườn cụt (cặp xương số 11, 12): Thường liên quan đến chấn thương thận.
  • Gãy xương sườn đầu tiên tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến chấn thương cột sống hoặc mạch máu nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Do được bảo vệ tốt bởi vai, cơ cổ dưới và xương đòn, gãy xương sườn đầu tiên là trường hợp hiếm gặp nhất trong các loại gãy xương sườn. Gãy ở vị trí này từng được xem là dấu hiệu của chấn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, gãy xương sườn đầu tiên còn có thể dẫn đến biến chứng như huyết khối mạch dưới đòn chậm, phình động mạch chủ, rò khí quản, hội chứng đầu ra lồng ngựchội chứng Horner.

3. Nguyên nhân và triệu chứng gãy xương sườn

Nguyên nhân gãy xương sườn thường bao gồm:

  • Tai nạn giao thông: Lực va chạm mạnh từ xe cơ giới tác động trực tiếp vào vùng ngực dẫn đến gãy xương sườn.
  • Vết thương do bị đè bẹp.
  • Ngã từ trên cao xuống.
  • Bị tấn công bằng vật cứng như thanh gỗ hoặc bị gậy sắt đập vào ngực.
  • Chấn thương xảy ra khi chơi các môn thể thao như golf, chèo thuyền và bóng đá.
  • Ho mạnh có thể dẫn đến nứt xương sườn ở người cao tuổi.
  • Loãng xương làm mất mật độ hoặc khối lượng xương, khiến xương kém đặc, già yếu đi, giòn xốp và dễ gãy, đặc biệt ở người lớn tuổi.
  • Do ung thư xương
Người bị gãy xương sườn có thể do va chạm trong môn bóng đá, vì thế người bệnh cần tìm hiểu cách điều trị gãy xương sườn đúng cách.
Người bị gãy xương sườn có thể do va chạm trong môn bóng đá, vì thế người bệnh cần tìm hiểu cách điều trị gãy xương sườn đúng cách.

Triệu chứng gãy xương sườn đầu tiên và thường gặp nhất là đau. Cơn đau sẽ tăng mạnh khi:

  • Cảm giác đau khi hít thở khiến người bệnh thở nông và không đều đặn.
  • Cử động cơ thể: Cong người, vặn người.
  • Khi ấn vào vị trí gãy xương.
  • Ho hoặc hắt hơi.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Khó thở.
  • Co thắt lồng ngực.
  • Biến dạng lồng ngực.
  • Tiếng lạo xạo xuất hiện khi ấn vào vùng bị tổn thương.
  • Một số triệu chứng ít phổ biến hơn: Chóng mặt, lo lắng, buồn ngủ, đau đầu.

4. Gãy xương sườn có nguy hiểm không? Biến chứng có thể xảy ra

Mức độ nguy hiểm của gãy xương sườn tăng cao khi đi kèm với các chấn thương hoặc biến chứng khác:

  • Khi gãy nhiều xương sườn, không khí hoặc máu có thể xâm nhập vào khoang màng phổi gây ra tình trạng tràn khí màng phổi (khí tích tụ một cách bất thường trong khoang ngực) và tràn máu màng phổi (máu tích tụ trong khoang ngực).
  • Khi khoang trung thất tích tụ không khí thì có thể dẫn đến bệnh lý trung thất.
  • Ngoại trừ làm gãy xương sườn, tai nạn cũng có thể dẫn đến tổn thương phổi, bao gồm bầm tím phổi, phổi bị tổn thương, dập phổi.
  • Gãy xương sườn thứ nhất hoặc thứ hai trong một vụ tai nạn có nguy cơ làm tổn thương các mạch máu lớn như động mạch dưới đòn, tĩnh mạch dưới đòn và động mạch chủ.
  • Ngoài ra, gãy xương sườn có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan khác như khí quản, cơ tim, các dây thần kinh xung quanh, và gan (trong trường hợp gãy các xương sườn thấp nhất), cũng như tổn thương đến lá lách, thận và cơ hoành.  
  • Nếu cả xương sườn và xương ức đều bị gãy, tim và phổi cũng có thể bị dập. Cột sống ngực cũng có nguy cơ bị tổn thương.

5. Gãy xương sườn bao lâu thì lành?

Người bị chấn thương sau khi trải qua những cuộc va chạm thường thắc mắc gãy xương sườn bao lâu thì lành. Câu trả lời phụ thuộc chủ yếu vào mức độ nghiêm trọng và có xuất hiện biến chứng hay không.  

Nếu không có biến chứng, xương sườn thường lành lại trong vòng 4 đến 6 tuần. Nếu triệu chứng vẫn kéo dài sau khoảng thời gian này, nguyên nhân có thể là do xương chậm lành hoặc trong những trường hợp hiếm gặp là do bệnh xương giả gây đau (không hình thành mô xương mới nối liền vị trí gãy), lúc này bệnh nhân cần gặp bác sĩ để có hướng điều trị gãy xương sườn hợp lý.

6. Gãy xương sườn có cần bó bột không?

Xương sườn được gắn kết với xương cột sống ở phía sau và xương ức ở phía trước, tạo thành lồng ngực. Do đó, khi bị gãy xương sườn, việc bó bột hay dán xương sẽ chỉ làm hạn chế khả năng co giãn lồng ngực, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho phổi như xẹp phổi, viêm phổi, tràn khí dịch màng phổi, làm kéo dài thời gian điều trị gãy xương sườn và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh.

7. Gãy xương sườn có phải mổ không?

Xương sườn bị gãy thông thường có thể tự lành sau một thời gian nghỉ ngơi và được điều trị hỗ trợ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp gãy di lệch nghiêm trọng, phẫu thuật kết hợp xương sườn là cần thiết để khắc phục tổn thương, giảm đau, cải thiện chức năng hô hấp, giảm nguy cơ biến dạng lồng ngực cũng như giảm tỷ lệ tử vong.

8. Các phương pháp chẩn đoán

8.1 Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ ấn nhẹ lên xương sườn, nghe âm thanh trong phổi và quan sát chuyển động của lồng ngực khi bệnh nhân hít vào và thở ra.

8.2 Chẩn đoán cận lâm sàng

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh sau đây trước khi tiến hành điều trị gãy xương sườn:

  • Chụp X-quang: Chụp X-quang là phương pháp phổ biến để kiểm tra gãy xương sườn, tuy nhiên không phải lúc nào cũng hiệu quả, đặc biệt là đối với các trường hợp gãy xương gần đây hoặc nứt nhẹ. Tuy nhiên, X-quang vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán xẹp phổi.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Nhờ khả năng chụp X-quang từ nhiều góc độ và kết hợp hình ảnh lát cắt ngang chi tiết của cấu trúc bên trong, CT có thể phát hiện các tổn thương mà X-quang thông thường bỏ sót, ví dụ như gãy xương sườn, chấn thương mô mềm hay tổn thương mạch máu.  
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng từ trường năng lượng và sóng radio, MRI tạo ra hình ảnh cắt ngang, giúp bác sĩ quan sát các mô mềm và cơ quan xung quanh xương sườn, nhằm xác định tổn thương tiềm ẩn. Ngoài khả năng phát hiện các tổn thương xương thông thường, chụp cộng hưởng từ (MRI) còn có thể xác định những vết gãy xương sườn khó thấy.
  • Xạ hình xương: Kỹ thuật xạ hình xương sử dụng chất phóng xạ tiêm vào máu, đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện tình trạng gãy xương do chấn thương lặp đi lặp lại (như ho từng cơn dài). Chất phóng xạ tích tụ tại các khu vực xương đang phục hồi, hiển thị rõ ràng trên hình ảnh quét, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác trước khi điều trị gãy xương sườn. 
Bác sĩ sẽ chụp X-quang trước khi điều trị gãy xương sườn.
Bác sĩ sẽ chụp X-quang trước khi điều trị gãy xương sườn.

9. Các phương pháp điều trị gãy xương sườn

Gãy xương sườn tuy gây đau đớn nhưng thường không quá nguy hiểm và có thể tự lành. Tuy nhiên, trường hợp gãy nhiều xương sườn hoặc do tai nạn nghiêm trọng cần được điều trị gãy xương sườn đúng cách. Điều trị bảo tồn thường được ưu tiên áp dụng và bác sĩ chỉ tiến hành phẫu thuật khi thực sự cần thiết.

9.1 Sơ cứu ban đầu

Sơ cứu ban đầu có ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị gãy xương sườn. Dưới đây là những lưu ý cần thiết khi sơ cứu cho bệnh nhân:

  • Đầu tiên, hãy giữ bình tĩnh và quan sát tình trạng của nạn nhân. Sau đó, kêu gọi mọi người xung quanh giúp đỡ, liên hệ 115 hoặc đội cấp cứu càng sớm càng tốt.
  • Trong khi chờ xe cấp cứu, hãy trò chuyện và trấn an nạn nhân để nạn nhân bớt lo lắng và hoảng sợ.
  • Loại bỏ đồ vật có thể cản trở việc cứu thương như mũ, khăn quàng cổ, áo khoác, dây nịt... Nới rộng quần áo cho nạn nhân.  
  • Đặt nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái nhất, tránh di chuyển nếu không cần thiết.
  • Nếu có chảy máu, hãy dùng khăn hoặc vải sạch để cầm máu hoặc băng ép vào vị trí chảy máu. Lưu ý: băng vừa đủ, không băng quá lỏng hoặc quá chặt.
  • Dùng khăn ẩm, sạch bọc đá lạnh chườm lên vùng bị chấn thương để giảm sưng và đau tạm thời.
  • Chỉ di chuyển nạn nhân bằng băng ca và đảm bảo cổ nạn nhân luôn thẳng hàng với trục cơ thể trong suốt quá trình vận chuyển để tránh tổn thương tủy sống, gây biến chứng liệt vĩnh viễn.

9.2 Điều trị bảo tồn

Đối với bệnh nhân là vận động viên trẻ tuổi bị gãy xương sườn đơn giản, bác sĩ có thể cân nhắc băng bó hoặc nẹp. Tuy nhiên, thông thường, nếu băng bó khung xương sườn để cố định phần xương sườn bị gãy, có thể làm bệnh nhân thở nông, dẫn đến thiếu thông khí ở phổi, gây viêm phổi.

Điều trị bảo tồn gãy xương sườn tập trung vào hai phương pháp chính: giảm đau và hỗ trợ hô hấp.

Các phương pháp điều trị gãy xương sườn giúp giảm đau được liệt kê như sau:

  • Mức độ đau từ nhẹ đến trung bình, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau không steroid (NSAID) như diclofenac và ibuprofen. Đối với những cơn đau dữ dội, bệnh nhân cần đến opioid (thuốc giảm đau rất mạnh).
  • Đối với một khối dây thần kinh, bác sĩ tiêm thuốc tê cục bộ vào rìa dưới của xương sườn bị ảnh hưởng, làm tê liệt dây thần kinh liên sườn và giảm triệu chứng đau trong 6-8 tiếng.
  • Trong trường hợp gây tê màng cứng lồng ngực, bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau hoặc thuốc gây tê cục bộ vào khoang màng cứng trong ống sống, ức chế các sợi thần kinh dẫn truyền đau trong một thời gian. Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho các trường hợp đau dữ dội, gãy xương sườn liên tiếp và gãy xương hai bên.
  • Chườm đá trong vài ngày để giảm sưng tấy và giảm bớt cảm giác đau nhức.
  • Liệu pháp hô hấp (Vật lý trị liệu hô hấp): Ngoài phương pháp giảm đau, vật lý trị liệu hô hấp rất hữu ích trong việc điều trị gãy xương sườn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách thở sâu và kỹ thuật thở giúp long đờm, khai thông đường thở, ngăn ngừa biến chứng viêm phổi. Liệu pháp này có thể được thực hiện tại nhà.

9.3 Điều trị nội trú

Một số trường hợp gãy xương sườn cần nhập viện điều trị, bao gồm gãy nhiều xương sườn liên tiếp hoặc gãy xương sườn thứ 1 đến 3. Việc nhập viện giúp theo dõi và điều trị gãy xương sườn cẩn thận hơn. Ngoài ra, những trường hợp gãy xương sườn kèm biến chứng hoặc chấn thương nghiêm trọng khác cũng cần điều trị nội trú.

Trong quá trình điều trị gãy xương sườn, tổn thương phổi có thể trở nặng, dẫn đến tràn khí hoặc tràn máu màng phổi. Để giải quyết tình trạng này, các bác sĩ sẽ đặt một ống dẫn lưu màng phổi vào lồng ngực bệnh nhân nhằm loại bỏ khí và máu, tạo không gian cho phổi nở ra và phục hồi.

Phẫu thuật kết hợp xương sườn là lựa chọn điều trị gãy xương sườn cho bệnh nhân có mảng sườn di động nhưng không đáp ứng được với các phương pháp điều trị bảo tồn.

10. Những điểm cần lưu ý sau điều trị gãy xương sườn

Cách giúp xương sườn bị gãy mau lành:

  • Cố gắng ngủ thẳng giấc trong vài đêm đầu tiên sau khi điều trị gãy xương sườn. Hãy chọn tư thế nằm ngửa hoặc nằm thẳng lưng trên ghế tựa, tránh nằm sấp hoặc nằm nghiêng.
  • Vận động nhẹ nhàng giúp duy trì sức khỏe cho phổi.
  • Tránh cử động mạnh hoặc mang vác vật nặng để không làm cơn đau thêm trầm trọng.
  • Thực hiện 10 lần hít thở sâu và chậm mỗi giờ.
  • Không nên nín ho.  
  • Kê gối vào ngực khi ho để giảm đau.
  • Hãy cai thuốc lá để xương mau lành.
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi (sữa, phô mai, sữa chua), hạn chế thịt đỏ, đồ uống có cồn, cafein, đường. 
Người bệnh nên cai thuốc lá để xương mau lành.
Người bệnh nên cai thuốc lá để xương mau lành.

11. Các bài tập đơn giản dành cho người bị gãy xương sườn

Tập luyện phù hợp giúp xương sườn bị gãy mau lành, bao gồm các bài tập đơn giản cho bệnh nhân như sau:

  • Bóp vai: Đứng thẳng với lưng và cổ thẳng. Từ từ ép chặt hai bả vai vào nhau đến khi cảm thấy căng nhẹ, không gây khó chịu, tránh kéo căng quá mức. Giữ nguyên tư thế này trong 2 giây và lặp lại 10 lần, nhưng phải đảm bảo bài tập không gây đau hoặc gia tăng các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải.
  • Hít thở sâu: Ngồi hoặc đứng với lưng và cổ thẳng. Thực hiện hít vào sâu nhất có thể mà không cảm thấy khó chịu, sau đó thở ra chậm rãi. Hít thở bằng cơ hoành, tập trung vào phần dưới phổi (không nâng cao vai), cho phép dạ dày mở rộng và rút ra nhẹ nhàng. Thực hiện 5 nhịp thở.
  • Xoay người khi ngồi: Ngồi với lưng và cổ thẳng, hai tay đặt ngang ngực. Xoay người sang bên trái/phải từ từ đến khi cảm thấy căng nhẹ, không gây khó chịu và đảm bảo cơ thể không căng quá mức. Giữ nguyên tư thế trong 2 giây và lặp lại 10 lần cho mỗi bên, nhưng phải đảm bảo bài tập không gây đau hoặc gia tăng các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải. Lưu ý: Giữ chân cố định trong suốt bài tập.

Nếu sau vài tuần mà cơn đau do gãy xương sườn vẫn không thuyên giảm, bệnh nhân có biểu hiện ho ra đờm màu xanh lá cây hoặc vàng, bị sốt, cảm thấy ngực bị chèn ép kéo dài hơn vài phút hoặc đau ngực lan tới vai và cánh tay, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Việc điều trị gãy xương, đặc biệt là điều trị gãy xương sườn, đòi hỏi một quá trình chăm sóc tích cực, hợp lý và đúng lộ trình. Thiếu hiểu biết hoặc chủ quan trong điều trị có thể dẫn đến các biến chứng không mong muốn, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vận động, lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cần được đưa đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị đúng cách.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe