Cách dân gian chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Thoát vị đĩa đệm thường gây ra những cơn đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng đi lại, vận động. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà mang lại hiệu quả cho người bệnh.

1. Một số mẹo chữa thoát vị đĩa đệm từ dân gian

1.1 Chườm nóng chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Phương pháp này có tác dụng giảm tình trạng cơ cứng và tê bì. Khi chườm nóng sẽ giúp làm giãn các cơ, giải phóng hiệu quả tình trạng chèn ép dây thần kinh, giúp tăng cường khả năng tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Cách thực hiện:

Sử dụng túi chườm đổ đầy nước sôi vào túi, nếu không có túi chườm có thể thay thế bằng chai thủy tinh. Người bệnh nằm sấp trên giường rồi dùng túi chườm hoặc chai thủy tinh đã chuẩn bị ở trên để chườm nhẹ nhàng lên khu vực cột sống bị thoát vị trong thời gian khoảng 10 phút. Thực hiện đều đặn 2 - 3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

1.2 Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng chườm lạnh

Tương tự như chườm nóng, chườm lạnh sẽ giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, chườm lạnh cũng có tác dụng giúp giảm sưng tại vị trí thoát vị cũng rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

Dùng một chiếc khăn sạch, cho đá lạnh vào và quấn lại. Chườm trực tiếp chiếc khăn đó lên vùng bị tổn thương, chườm liên tục trong khoảng thời gian tầm 10 phút.

1.3 Dùng hạt đu đủ

Người bệnh chỉ cần mua 1 quả đu đủ xanh và cắt bỏ phần đầu, gọt hết vỏ bên ngoài và rửa sạch rồi để ráo nước thật khô. Sau đó cho một lượng rượu trắng vừa đủ vào bên trong phần ruột của quả đu đủ. Tiến hành chưng cách thủy trong thời gian khoảng 20 phút. Lấy phần nước rượu hạt đu đủ ra và xoa bóp vào vùng bị thoát vị đĩa đệm sẽ giúp giảm đau cho người bệnh.

1.4 Dùng cây chuối hột

Dùng chuối hột đã phơi khô và ngâm với rượu trắng khoảng sau 10 ngày là có thể dùng được. Dùng rượu đó để xoa bóp vùng lưng dưới hoặc chân, gót chân, khớp gối hoặc những vị trí khác bị đau nhức. Phương pháp này nên được dùng hàng ngày để đem lại hiệu quả cho người bệnh.

1.5 Dùng cây mật gấu

Mật gấu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y để giúp giảm đau hiệu quả. Người bệnh cần xay lá mật gấu để chắt lấy nước, sau đó hòa cùng một lượng bia vừa đủ để uống sau khi ăn. Hiệu quả của phương pháp này được thấy rõ rệt sau 10 ngày thực hiện.

1.6 Dùng cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Tinh chất nhựa trong cây xương rồng có tác dụng hỗ trợ kháng viêm, giảm đau, thư giãn gân cốt nên được sử dụng nhằm hỗ trợ giảm đau cho người bệnh thoát vị đĩa đệm.

Cách thực hiện:

Lấy khoảng 2 nhánh xương rồng nhỏ, đem đập dập rồi đem trộn với 1 thìa muối hạt to. Dùng lửa hơ nóng hỗn hợp đó. Sau đó dùng một miếng vải đủ rộng, đổ hỗn hợp đó lên, quấn chặt lại và đắp vào vị trí cần giảm đau. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp giảm được cơn đau lưng, đau cổ.

1.7 Dùng cây chìa vôi

Chìa vôi là dược liệu có tính mát với công dụng đả thông minh lạc, thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn và được sử dụng phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị khoảng 20g cây chìa vôi, 20g cây tầm gửi, 20g cỏ ngươi, 30g cỏ xước, 20g dền gai. Đem hỗn hợp trên cho vào nồi nấu sôi khoảng 10 phút rồi lấy nước uống hàng ngày thay thế nước lọc.

1.8 Dùng cây ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Chuẩn bị khoảng 400g lá ngải cứu cùng 3 thìa mật ong nguyên chất. Rồi đem rửa sạch lá ngải cứu để ráo nước rồi giã nát. Trộn lá ngải cứu cùng mật ong sau đó lọc lấy nước cốt để uống. Mỗi ngày người bệnh nên uống đều đặn 2 lần và dùng liên tục trong thời gian 2 tuần sẽ có hiệu quả rõ rệt.

1.8 Dùng lá lốt - mẹo chữa thoát vị đĩa đệm từ dân gian

Lấy một ít lá lốt tươi sau đó đem ngâm với nước muối khoảng 5 phút. Rửa sạch rồi cho lá lốt vào cối giã nhuyễn sau đó đắp trực tiếp lên vị trí thoát vị trong thời gian khoảng 15 - 20 phút rồi lấy ra. Có thể kết hợp với massage tại vùng đau khoảng 5 - 7 phút để tăng hiệu quả giảm đau cho người bệnh.

Lưu ý: Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau trong trường hợp nhẹ khi mới phát hiện bệnh. Quá trình dùng các bài thuốc không đúng có thể rất dễ ngộ độc, viêm loét dạ dày, suy gan thận

2. Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y

Một số cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y gồm:

2.1 Thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp

Dùng bài thuốc Phụ tử ma hoàng quế chi thang với tác dụng giảm triệu chứng đau, lạnh buốt vùng thoát vị đĩa đệm, tê bì chân tay.

  • Thang thuốc gồm: Quế chi, Độc hoạt, Cát căn, Xuyên mô, Ma hoàng mỗi vị 9g; Tê tân 3g thêm 6g cam thảo.
  • Thực hiện: Rửa sạch các loại thuốc trên sau đó đun sôi với 550ml nước. Người bệnh lấy nước uống hàng ngày sau ăn 30 phút.

Có thể dùng kết hợp với 9g xích thước, tang ký sinh, phòng phong và khương hoạt trong trường hợp người bệnh có chứng thận hư.

2.2 Thoát vị đĩa đệm thể thấp nhiệt

Khi người bệnh xuất hiện các cơn đau quặn vùng thắt lưng, phù nề, cảm giác nóng rát, đi lại khó khăn, đổ mồ hôi nhiều, nước tiểu màu vàng đậm thì dùng bài thuốc dưới đây:

  • Thang thuốc gồm: Ý dĩ 30g; Hoàng bá, Rễ cỏ xước, Tần giao mỗi vị 9g; Xương truật 12g
  • Thực hiện: Rửa sạch các loại thuốc trên sau đó đun sôi với 550ml nước. Người bệnh lấy nước uống hàng ngày sau ăn 30 phút.

2.3 Thoát vị đĩa đệm thể thận hư

Khi mắc phải chứng thận hư người bệnh thường có các triệu chứng như nóng trong người, sốt về buổi chiều tối, cảm giác khó chịu, ngũ tâm phiền nhiệt, cơ thể suy nhược.

  • Thang thuốc gồm: Cỏ xước 9g; Tang ký sinh 9g; Cao ban long 6g; Thục địa 12g; Cao quy bản 3g; Đỗ trọng 3g
  • Thực hiện: Rửa sạch các loại thuốc trên sau đó đun sôi với nước. Người bệnh dùng mỗi ngày 3 thang thuốc trên.

3. Một số bài tập hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà

Bài tập gập và xoay cổ:

  • Người bệnh ngồi với tư thế lưng thẳng trên một tấm ván cứng, giữ đầu và cổ ở vị trí bình thường.
  • Người cúi về phía trước, tư thế đầu hơi ngả về phía sau.
  • Nghiêng đầu và xoay mặt sang một bên, làm tương tự sang bên còn lại.
  • Thực hiện đều đặn ít nhất 10 lần mỗi ngày.

Bài tập tốt cho xương chậu:

  • Người bệnh nằm ở tư thế nằm ngửa, dùng hai chân chống lên bàn chân lên sàn nhà.
  • Ưỡn cong vùng thắt lưng lên phía trên làm phần mông và phần lưng phía trên vẫn phải sát mặt đất.
  • Ép phần thắt lưng xuống mặt đất và lặp lại động tác ít nhất 10 lần.

Bài tập cột sống vùng thắt lưng:

  • Bệnh nhân nằm ở tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng ra.
  • Thực hiện động tác co một chân lên và duỗi thẳng chân còn lại, hai tay đan chặt lại và đặt phía trước gối.
  • Kéo chân sát đùi và bụng sau đó giữ trong khoảng 5 giây rồi từ từ trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện tương tự với chân còn lại và tập khoảng ít nhất 10 lần cho mỗi bên chân.

Bài viết trên đây đã cung cấp các cách chữa thoát vị đĩa đệm được áp dụng phổ biến, giúp người bệnh trang bị thêm kiến thức và giảm khó chịu do những cơn đau do bệnh gây ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Ostagi 70
    Công dụng thuốc Ostagi 70

    Thuốc Ostagi 70 thuộc nhóm thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp. Thuốc có thành phần chính acid alendronic thường được dùng để điều trị loãng xương ở người lớn tuổi, phụ nữ mãn kinh để giảm nguy ...

    Đọc thêm
  • tanaldecoltyl
    Công dụng thuốc Tanaldecoltyl

    Thuốc Tanaldecoltyl được sử dụng chủ yếu để làm giảm các triệu chứng của bệnh lý thoái hoá cột sống, đau thắt lưng và một số rối loạn tư thế cột sống khác. Trước và trong suốt quá trình điều ...

    Đọc thêm
  • Cadinesin
    Công dụng thuốc Cadinesin

    Thuốc Cadinesin có chứa thành phần chính là Mephenesin, các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng. Thuốc có công dụng giãn cơ và điều trị các trường hợp làm tăng trương lực cơ.

    Đọc thêm
  • ho đêm
    Ho kéo dài do kích thích lồng ngực phải làm thế nào?

    Chào bác sĩ! Cháu bị kích thích lồng ngực gây ho (nội soi thực quản và chụp cắt lớp phổi không có tổn thương hay dấu hiệu nghi vấn gì); hít vào sâu và thở ra sâu rất bình thường, ...

    Đọc thêm
  • wogestan
    Công dụng thuốc Wogestan

    Thuốc Wogestan có thành phần chính là Tolperison hydroclorid, được sử dụng trong điều trị rối loạn thần kinh thực thể, tăng trương lực cơ, co thắt cơ, các bệnh vận động, phục hồi chức năng sau phẫu thuật chấn ...

    Đọc thêm