Unfortunately, the content on this page is not available in
English.
Please press continue to read the content in Vietnamese.
Thank you for your understanding!
Tổng quan bệnh Loạn sản cổ tử cung
Loạn sản cổ tử cung là quá trình tế bào cổ tử cung bị biến đổi dưới tác động của sự thay đổi môi trường âm đạo hoặc do nhiễm virus HPV. Sự biến dạng các tế bào này có thể lành tính hoặc biến đổi sang giai đoạn nghịch sản hay tiền ung thư. Khi ung thư cổ tử cung đang diễn ra ở giai đoạn sớm thì hầu như không có triệu chứng báo hiệu gì, nhiều trường hợp chị em phụ nữ phát hiện bệnh khi ở giai đoạn muộn và khó có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Hiện nay tầm soát ung thư cổ tử cung khi khám phụ khoa định kỳ được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ để phát hiện các bất thường trong giai đoạn sớm.
Bệnh loạn sản cổ tử cung là tình trạng các tế bào trên cổ tử cung, phần dưới tử cung dẫn vào âm đạo, bị một số thay đổi bất thường.
Loạn sản cổ tử cung là một tình trạng tiền ung thư. Trong loạn sản cổ tử cung, các tế bào bất thường chưa phải là ung thư, nhưng có thể phát triển thành ung thư nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Bệnh có mối liên quan chặt chẽ với bệnh nhiễm virus papillomavirus lây truyền qua đường tình dục (HPV), loạn sản cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ dưới 30 tuổi nhưng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân bệnh Loạn sản cổ tử cung
Ở nhiều phụ nữ có chứng loạn sản cổ tử cung, các nhà nghiên cứu tìm thấy virus HPV trong tế bào cổ tử cung. Nhiễm HPV rất phổ biến ở phụ nữ và nam giới, thường ảnh hưởng đến phụ nữ quan hệ tình dục dưới 20 tuổi.
Trong hầu hết các trường hợp, hệ miễn dịch sẽ loại bỏ HPV và làm sạch tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, nhiễm trùng vẫn tồn tại và dẫn đến chứng loạn sản cổ tử cung.
HPV thường lây từ người sang người trong quá trình quan hệ tình dục quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc quan hệ tình dục bằng miệng đều có thể lây bệnh. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể lây truyền qua đường tiếp xúc da với người bị bệnh. Một khi được thành lập, virus có khả năng lây lan từ một phần của cơ thể sang những phần khác, bao gồm cả cổ tử cung.
Trong số những phụ nữ bị nhiễm HPV mạn tính, người hút thuốc có nguy cơ tử vong vì do ung thư cổ tử cung cao gấp hai lần vì hút thuốc gây suy yếu hệ thống miễn dịch.
Nhiễm HPV mạn tính và loạn sản cổ tử cung cũng liên quan đến các yếu tố khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch, như điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch đối với một số bệnh hoặc sau khi cấy ghép cơ quan hay nhiễm HIV/AIDS.
Triệu chứng bệnh Loạn sản cổ tử cung
Giai đoạn sớm của loạn sản cổ tử cung không gây ra triệu chứng rõ rệt. Vào giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có xuất hiện một vài triệu chứng nhưng rất mơ hồ, biểu hiện chủ yếu là ra máu âm đạo bất thường như: ra máu giữa chu kỳ kinh, chảy máu sau khi quan hệ tình dục, chảy máu sau thụt rửa âm đạo, ra máu sau một thời gian mãn kinh. Một số dấu hiệu khác có thể thấy như: đau bụng vùng tiểu khung, đau trong khi giao hợp, ra nhiều khí hư màu trắng và hôi...
Đối tượng nguy cơ bệnh Loạn sản cổ tử cung
Bệnh loạn sản cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ từ 25 đến 35 tuổi.
Tuy nhiên, có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ.
Có nguy cơ cao mắc tình trạng này nếu đang gặp những điều kiện sau:
- Có bệnh ức chế hệ thống miễn dịch;
- Dùng thuốc ức chế miễn dịch;
- Có nhiều bạn tình;
- Sinh con trước tuổi 16;
- Quan hệ tình dục trước 18 tuổi;
- Hút thuốc lá.
Phòng ngừa bệnh Loạn sản cổ tử cung
Có thể kiểm soát bệnh này bằng cách áp dụng các biện pháp sau:
- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su. Sử dụng bao cao su làm giảm nguy cơ lây truyền HPV trong thời gian hoạt động tình dục nhưng không ngăn ngừa hoàn toàn việc bị nhiễm HPV;
- Xem xét tiêm vắc-xin HPV nếu ở độ tuổi từ 9 đến 26;
- Tránh hút thuốc;
- Quan hệ tình dục khi đã trên 18 tuổi;
- Tránh quan hệ với nhiều bạn tình.
Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung – PAP smear – là xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả để tầm soát loạn sản và bất thường ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm. Xét nghiệm được khuyến cáo áp dụng cho phụ nữ đã lập ra đình hoặc đã có quan hệ tình dục. Bác sĩ sẽ dùng một que gỗ chuyên dụng phết lấy tế bào cổ ngoài và cổ trong của tử cung, sau đó các mẫu tế bào này được xử trí và soi dưới kính hiển vi. Nếu có tế bào bất thường, sẽ được làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn như sinh thiết cổ tử cung, xét nghiệm virus HPV. Ung thư vú và ung thư cổ tử cung là hai loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có cơ may chữa khỏi hoàn toàn khi được phát hiện sớm, do đó vai trò có xét nghiệm PAP vô cùng quan trọng và cần thiết.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Loạn sản cổ tử cung
- Xét nghiệm Pap;
- Soi cổ tử cung. Khám cổ tử cung phát hiện tế bào bất thường để có thể tiến hành sinh thiết;
- Nạo cổ tử cung. Một thủ thuật kiểm tra các tế bào bất thường trong cổ tử cung;
- Phẫu thuật nạo chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP) được thực hiện để loại trừ ung thư xâm lấn. Trong quá trình thực hiện, lấy một mảnh mô hình nón để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Trong quá trình LEEP, cắt các mô không bình thường bằng một vòng dây điện khí mỏng, điện áp thấp;
- Thử nghiệm DNA HPV. Điều này có thể xác định được các chủng HPV gây ra ung thư cổ tử cung.
Các biện pháp điều trị bệnh Loạn sản cổ tử cung
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, phương pháp điều trị loạn sản cổ tử cung sẽ khác nhau. Loạn sản cổ tử cung có chữa được không? Bệnh loạn sản nhẹ có thể không được điều trị ngay vì có thể theo dõi mà chưa cần điều trị. Xét nghiệm Pap smears có thể được thực hiện lặp lại 3-6 tháng một lần. Đối với một số trường hợp nặng, việc điều trị có thể bao gồm:
- Phẫu thuật lạnh, phá hủy các tế bào bất thường;
- Liệu pháp Laser;
- Thủ thuật phẫu thuật nạo chóp cắt bỏ bằng vòng điện (LEEP), sử dụng điện để loại bỏ các mô bị ảnh hưởng;
- Sinh thiết khi một phần mô cổ tử cung được lấy ra khỏi vị trí mô bất thường. Phương pháp điều trị này thường chữa khỏi chứng loạn sản cổ tử cung, nhưng bệnh có thể tái phát lại. Nếu không được điều trị, loạn sản cổ tử cung sẽ trở nên xấu hơn, có thể chuyển thành ung thư.
Xem thêm:
- Ung thư cổ tử cung và những điều cần lưu ý
- Sau khi sinh con xong có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không?
- Đang tiêm phòng ung thư cổ tử cung có thể đặt vòng tránh thai không?
- Sau khoét chóp cổ tử cung có thể đặt vòng tránh thai không?
- Loạn sản nhẹ biểu mô vảy kèm HPV type 16 có chữa được không?
- Ngứa vùng kín thèm theo nhiều khí hư có phải triệu chứng ung thư cổ tử cung?
- Phụ nữ mang thai có được tiêm vắc-xin HPV không?
- Mãn kinh 7 năm xuất hiện ít máu kinh có phải mắc ung thư cổ tử cung?
- Chủng HPV nào gây ung thư cổ tử cung và sùi mào gà?
- Viêm lộ tuyến không chữa có chuyển qua ung thư cổ tử cung không và bệnh nên điều trị thế nào?