Trang chủ Bệnh Cận thị: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Cận thị: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Cận thị

Cận thị là gì?

Ở người bình thường, hình ảnh được phản xạ từ vật sau khi đi qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ được hội tụ trên võng mạc. Tại võng mạc, các tế bào cảm thụ sẽ chuyển tín hiệu ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh và truyền lên não thông qua hệ thần kinh thị giác để tạo nên hình ảnh.

Cận thị là bệnh mà những tia hình ảnh đó không hội tụ trên võng mạc mà hội tụ trước võng mạc làm cho người cận thị chỉ có thể nhìn thấy các vật ở gần mà không thể nhìn thấy các vật ở xa.

Nguyên nhân bệnh Cận thị

Nguyên nhân cận thị bao gồm:

  • Do trục nhãn cầu dài làm khoảng cách đến võng mạc dài ra, ảnh tạo ra rơi vào trước võng mạc mà không rơi vào võng mạc.
  • Do thay đổi cấu trúc của giác mạc làm giác mạc quá cong so với nhãn cầu.
  • Do việc học tập và làm việc trong môi trường không đủ ánh sáng, thiếu khoa học, thường xuyên tiếp xúc với máy tính, tư thế không phù hợp...
  • Một số trường hợp mắc cận thị do bẩm sinh hoặc di truyền.

Triệu chứng bệnh Cận thị

Cận thị nặng là gì?

Cận thị nhẹ gọi là cận thị thấp, cận thị nặng gọi là cận thị cao. Với người bị cận thị cao thì có nguy cơ phát triển thành bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể so với người bị cận thị thấp hoặc trung bình.

Ngoài ra, người bị cận thị dễ dẫn đến biến chứng bong võng mạc. Người bệnh cần kiểm tra khám thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm để tránh các biến chứng nặng hơn.

Triệu chứng cận thị gồm có:

  • Hình ảnh nhìn xa thấy bị mờ, nhòe, không rõ; chỉ nhìn gần được như đọc sách báo, xem ti vi ngồi gần.
  • Mỏi mắt, thường phải nheo mắt khi nhìn xa.
  • Thường xuyên chảy nước mắt, dụi mắt.

Đối tượng nguy cơ bệnh Cận thị

 

Phòng ngừa bệnh Cận thị

Một số biện pháp phòng ngừa cận thị được khuyến cáo như:

  • Học tập và làm việc khoa học, cho mắt nghỉ ngơi sau khi làm việc.
  • Bảo vệ mắt khi làm việc, khi tiếp xúc với hóa chất độc hại. Bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính khi trời nắng.
  • Kiểm tra mắt thường xuyên. Đeo kính đầy đủ khi đã bị cận thị để tránh bệnh nặng hơn.
  • Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho mắt đặc biệt là Vitamin A.
  • Riêng với học sinh cần chú ý tư thế ngồi, không học ở nơi thiếu ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn. Gần đây tật cận thị học đường đang ngày càng phổ biến do học sinh sử dụng nhiều các đồ dùng công nghệ như máy tính, điện thoại. Do đó để phòng ngừa cận thị, trẻ em cần được hạn chế sử dụng quá mức đồ dùng công nghệ.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Cận thị

Hiện có nhiều phương pháp để điều trị cận thị. Hiện nay có các phương pháp điều trị chính đó là:

  • Điều trị bằng phẫu thuật khúc xạ: Thực hiện bằng cách định hình lại giác mạc giúp bạn làm giảm hoặc không cần đeo kính. Thủ thuật phổ biến nhất là PRK (tia laser sẽ loại bỏ một lớp mô giác mạc, làm cho giác mạc phẳng hơn và từ đó ánh sáng sẽ hội tụ trên võng mạc) và Lasik (một vạt mỏng được tạo ra trên bề mặt giác mạc, laser sẽ loại bỏ một số tế bào, sau vạt mỏng giác mạc được đặt lại đúng vị trí ban đầu).
  • Điều trị không phẫu thuật: Sử dụng kính mắt hoặc kính áp tròng là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để điều trị cận thị với ưu điểm đơn giản, áp dụng rộng rãi và ít để lại biến chứng. Kính sẽ điều chỉnh hình ảnh hội tụ trên võng mạc giúp mắt nhìn rõ hơn. Hiện nay thị trường kính rất đa dạng, có nhiều loại được làm từ các vật liệu tốt, chống lóa, chống tia UV phù hợp với mục đích người sử dụng.
  • Ngoài ra còn có phương pháp Ortho-K sử dụng kính áp tròng cứng vào ban đêm giúp điều chỉnh hình dạng của giác mạc trong khi ngủ. Sau khi thức dậy, giác mạc người bệnh sẽ có hình dạng mới giúp nhìn rõ vào ngày hôm đó. Phương pháp này giúp điều trị cận thị tạm thời, áp dụng cho các bệnh nhân nhỏ tuổi chưa thể phẫu thuật.

Xem thêm:

Câu chuyện khách hàng Sống khỏe Sức khỏe tổng hợp