Vì sao cúm dễ gây biến chứng trên thai phụ?

Đối với người bình thường khi bị nhiễm cúm đã đáng lo ngại, thậm chí với phụ nữ mang thai thì càng phức tạp và nguy hiểm hơn. Bởi vì bệnh cúm có thể gây ra một số biến chứng nặng cho mẹ bầu và làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thai nhi.

1. Bệnh cúm là gì?

Cúm là một căn bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, do các loại vi-rút cúm gây ra. Căn bệnh này thường có tính truyền nhiễm rất cao, nó có thể lây từ người sang người thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh hoặc tiếp xúc với đồ vật có chứa vi-rút cúm.

Khi bị nhiễm vi-rút cúm, người bệnh sẽ có những triệu chứng phổ biến như: sốt cao trên 39 độ, thân nhiệt nóng lạnh thất thường, toàn bộ cơ thể cảm thấy mệt mỏi, yếu sức kèm theo các dấu hiệu khác như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho khan, đau họng,...Tình trạng này khiến cho người nhiễm cúm bị tiêu hao nhiều thể lực và mất nhiều thời gian để có thể hồi phục lại.

2. Tại sao cúm dễ gây biến chứng trên thai phụ?

Mang thai
Phụ nữ mang thai là đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ hàng đầu bị nhiễm các căn bệnh lây truyền do vi-rút hoặc vi khuẩn, trong số đó có bệnh cúm

Phụ nữ mang thai là đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ hàng đầu bị nhiễm các căn bệnh lây truyền do vi-rút hoặc vi khuẩn, trong số đó có bệnh cúm. Nhìn chung, căn bệnh này là lành tính và có thời gian hồi phục nhanh đối với những người khỏe mạnh bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các biến chứng nặng và nghiêm trọng hơn cho những người có hệ miễn dịch bị suy giảm, và phụ nữ mang thai nhiễm cúm cũng không phải là một ngoại lệ.

Khi bước vào giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu sẽ có những thay đổi nhất định về cơ thể từ trong ra ngoài. Khi bắt đầu mang thai, nội tiết tố trong cơ thể của thai phụ cũng bắt đầu thay đổi, thêm vào đó, hệ miễn dịch cũng bị suy giảm đáng kể. Điều này khiến cho khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các loại dịch bệnh bị yếu đi, tạo cơ hội thuận lợi cho các loại vi-rút xâm nhập vào và gây bệnh.

Phụ nữ mang thai khi nhiễm cúm thường dễ gặp phải các biến chứng nặng và thời gian lành bệnh cũng lâu hơn bình thường. Biến chứng nguy hiểm nhất là gây viêm phổi do vi-rút. Trong suốt thời gian mang thai, nhu cầu oxy dành cho thai phụ luôn lớn hơn bình thường, trong khi đó, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu và nhạy cảm với các loại vi-rút bên ngoài môi trường, do vậy, biến chứng viêm phổi ở những người này sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai thường có tỷ lệ tử vong do cúm cao hơn những đối tượng bị nhiễm bệnh khác.

3. Các biến chứng cúm ở thai phụ

Cảm cúm
Cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như sinh non hay dị tật thai nhi

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai là đối tượng hàng đầu mắc phải các biến chứng nguy hiểm do cúm. Biến chứng phổ biến nhất là viêm phế quản, nghiêm trọng hơn là viêm phổi. Ngoài ra còn có một số biến chứng khác ít phổ biến hơn, bao gồm:

  • Viêm tai giữa
  • Viêm màng não
  • Viêm não
  • Sốc nhiễm khuẩn (nhiễm trùng máu dẫn tới giảm huyết áp nghiêm trọng).
  • Viêm nội tâm mạc

Thêm vào đó, bị cảm cúm khi mang thai, nhất là ở giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn tới các nguy cơ như sinh con non, dị tật bẩm sinh ở thai nhi (tim bẩm sinh, hở hàm ếch, tổn thương não bộ, phát triển chậm), thậm chí dẫn tới thai chết lưu hoặc thai nhi bị tử vong sau sinh. Thai phụ cũng nên thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu thấy các triệu chứng cúm không cải thiện và trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như: đau họng nặng, khó thở, ho khạc đờm xanh, tức ngực kèm theo sốt cao kéo dài.

4. Cách phòng ngừa cúm khi mang thai

Hiện nay, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm cho phụ nữ mang thai chính là tiêm vắc-xin ngừa cúm. Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ (CDC) cho biết, mẹ bầu có thể tiêm ngừa vắc-xin cúm vào bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ mà không sợ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Tiêm phòng cúm khi mang thai giúp bảo vệ cả mẹ và bé khỏi bệnh cúm. Tiêm vắc-xin đã được chứng minh là làm giảm một nửa nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính liên quan đến cúm ở phụ nữ mang thai. Một nghiên cứu vào năm 2018 đã cho thấy, tiêm phòng cúm giúp giảm trung bình 40% nguy cơ nhập viện do cúm của phụ nữ mang thai. Ngoài ra, thai phụ được tiêm vắc-xin cúm cũng giúp bảo vệ thai nhi khỏi bệnh cúm trong vài tháng đầu sau khi sinh- thời điểm trẻ còn quá nhỏ để tiêm vắc-xin.

Ngoài việc chủ động tiêm ngừa vắc-xin phòng cúm, mẹ bầu cũng nên chú ý những điều sau đây:

  • Tránh tiếp xúc với người bị bệnh cúm
  • Hạn chế đến những nơi công cộng, nơi đang có dịch cúm
  • Sử dụng khẩu trang y tế khi đến nơi đông người
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các loại gia cầm tươi sống
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng việc rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Giữ phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ, được dọn dẹp thường xuyên
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Uống nhiều nước trong ngày giúp loãng đờm và đào thải độc tố
  • Xúc miệng thường xuyên với nước muối, nhỏ mũi, mắt hàng ngày, nhất là trong giai đoạn bệnh dịch đang diễn ra
  • Giữ ấm cơ thể
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và thường xuyên tập thể dục
Rau
Mẹ bầu nên bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể

5. Thai phụ nên làm gì khi bị cúm?

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh cúm, thai phụ cần thực hiện kịp thời các biện pháp kiểm soát bệnh nhằm loại trừ mầm bệnh một cách nhanh chóng trước khi chúng gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn, đồng thời giúp phòng tránh lây lan cúm sang cho người khác.

Khi nhiễm cúm, thai phụ sẽ có triệu chứng bị sốt cao. Lúc này, mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp hạ sốt như chườm đá hoặc đắp khăn lạnh lên vùng trán, uống nhiều nước ấm, giữ ấm cho cơ thể, chú ý nghỉ ngơi.

Bên cạnh đó, thai phụ cũng cần chú ý đến việc sử dụng thuốc trị cúm. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ bởi vì một số loại thuốc trị cúm có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Trong trường hợp xấu có thể dẫn tới các biến chứng khi mang thai như sảy thai, dị tật thai nhi, nhiễm độc thai nghén, sinh non, thai nhi chậm phát triển,...Do đó, khi bị nhiễm cúm, mẹ bầu nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ hướng dẫn điều trị cụ thể, không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi.

Trung tâm vắc-xin – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city và chuỗi Bệnh viện, phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm vắc-xin phòng cúm.

Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe.
  • Tư vấn về vắc-xin phòng bệnh, phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan