Làm thế nào để sống khỏe sau khi mắc ung thư?

Sống khỏe sau khi mắc ung thư là đích đến của nhiều nghiên cứu y tế. Nhưng sau khi mắc ung thư, việc phải điều chỉnh và sống lành mạnh thế nào thì mới có thể phục hồi sức khỏe cũng là vấn đề hết sức khó khăn. Sau đây là một số thông tin chia sẻ cho bạn về kế hoạch sống lành mạnh cho bệnh nhân sau ung thư.

1. Lên kế hoạch cụ thể để phục hồi sức khỏe sau khi mắc ung thư

Người được chẩn đoán ung thư sau khi điều trị có thể tiếp tục sống. Tuy nhiên duy trì cuộc sống khỏe sau khi mắc ung thư không hề đơn giản. Chính vì thế, cần có kế hoạch cụ thể để chăm sóc, điều dưỡng thật tốt cho bệnh nhân sau khi mắc ung thư. Đầu tiên để có sức khỏe tốt, bạn cần ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân thông qua xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Sau đó là tính đến các vấn đề sinh hoạt tâm lý hàng ngày để ngăn chặn tái phát ung thư trở lại.

1.1. Thường xuyên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ

Bệnh nhân sống khỏe sau khi mắc ung thư ảnh hưởng bởi quá trình hồi phục khá nhiều. Đầu tiên họ cần được chăm sóc tốt sau quá trình điều trị dài ở bệnh viện hay tại nhà riêng như:

  • Xét nghiệm phân tích chỉ số công thức máu;
  • Theo dõi tiến triển của khối u và tế bào ung thư;
  • Kiểm soát ngăn chặn nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ khi điều trị.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể là một lựa chọn hữu ích cho mọi gia đình khi khó bố trí thời gian. Bên cạnh đó người bệnh sau khi điều trị ung thư cần tránh lo lắng về sức khỏe như có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch.... Các dịch vụ y tế có thể hỗ trợ kiểm soát giúp ổn định chỉ số đường huyết cho bệnh nhân. Đồng thời có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh trong trường hợp thực sự cần thiết.

Về chăm sóc bệnh nhân thì điều dưỡng sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn. Nhưng vẫn là kết hợp giữ điều dưỡng chăm sóc và người nhà bệnh nhân. Vừa có thể động viên tinh thần, vừa giúp cho người bệnh được đảm bảo mọi chế độ chăm sóc tốt.

1.2. Luôn làm các kiểm tra kiểm soát ung thư

Ung thư là căn bệnh có nguy cơ diễn biến khôn lường. Khi một bộ phận được xác định ung thư và điều trị kiểm soát thì vẫn có nguy cơ một bộ phận khác bị ung thư. Trên thực thế bệnh nhân sau khi bị ung thư điều trị tốt vẫn có nguy cơ mắc ung thư trở lại nhưng sẽ xuất hiện ở bộ phận khác nên khó phát hiện hơn. Tỷ lệ mắc ung thư ở người từng bị cũng cao hơn nhiều so với đối tượng chưa từng mắc ung thư. Chính vì thế, xét nghiệm tầm soát ung thư nên được thực hiện để đảm bảo ngăn chặn sớm nguy cơ bệnh phát triển.

Mỗi xét nghiệm sàng lọc sẽ phù hợp cho từng đối tượng, vì thế bạn cần lưu ý đến điểm này. Thông thường nếu trong gia đình từng có người mắc ung thư bạn cũng nên lưu ý. Tiền sử mắc ung thư của cá nhân hay di truyền hoặc biến đổi gen đều có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Bạn cần nắm rõ tình trạng sức khỏe bản thân cùng những bệnh lý có tính di truyền của dòng họ trước tiên. Sau đó là thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cùng xét nghiệm tầm soát bệnh nguy hiểm. Đồng thời có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn cụ thể về dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

2. Xây dựng nếp sống khỏe sau khi mắc ung thư

Sống khỏe sau khi mắc ung thư có thể nhờ vào một lối sống lành mạnh. Người sống sót sau khi mắc ung thư thường bị ảnh hưởng ít nhiều đến tâm trạng và sức khỏe. Tuy nhiên họ có thể duy trì sức khỏe nếu từ bỏ thói xấu như hút thuốc, uống đồ uống không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người bệnh nên có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và bài tập phù hợp để cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch.

Thay đổi từ thói quen sinh hoạt tiêu cực sang tích cực có thể giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư cùng một số căn bệnh có nguy cơ tái phát. Đối với nguy cơ tái phát ung thư bạn nên duy trì lối sống lành mạnh kết hợp tầm soát để có phương án hiệu quả nhất. Đồng thời sinh hoạt lành mạnh sẽ giảm nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch ...

Ngoài ra cân nặng cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư tái phát. Bạn nên kiểm soát mức cân nặng trong khoảng phù hợp để đảm bảo sức khỏe và khả năng vận động. Hàng năm, người bệnh nên tiêm vắc-xin phòng cúm, vắc-xin phế cầu để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh cúm, viêm phổi.

Răng và mắt là hai bộ phận có thể chịu tổn thương khi cơ thể mắc bệnh nặng. Vì thế bạn nên thường xuyên kiểm tra định kỳ răng và mắt để đánh giá mức độ lão hóa cũng như nguy cơ cần phòng tránh từ sớm.

Sống khỏe sau khi mắc ung thư là cả một quá trình cố gắng của người bệnh. Đi kèm với sự cố gắng đó là động viên đến từ người thân và bác sĩ điều dưỡng. Nếu bạn cần được hỗ trợ tư vấn những điều cần làm sau khi kiểm soát được ung thư hãy liên hệ cho bác sĩ để được tư vấn và giúp đỡ cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: oncolink.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

107 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan