Công dụng thuốc Busulfan

Thuốc Busulfan tham gia vào quá trình alkyl hóa, có công dụng trong quá trình chống ung thư. Thuốc được điều chế ở dạng viên nén và tiêm,... Bạn chỉ nên sử dụng Busulfan khi có chỉ định của bác sĩ vì đây là thuốc kê đơn.

1. Thuốc Busulfan là thuốc gì?

Công dụng thuốc Busulfan là chống lại sự phát triển của ung thư. Sự Alkyl hóa có khả năng làm hỏng DNA của tế bào, ngăn cản chúng phân chia và không thể phát triển. Vì tế bào ung thư nói chung phân chia nhanh và ít sửa lỗi hơn các tế bào khỏe mạnh nên nhạy cảm hơn với tổn thương này.

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Busulfan

Busulfan được điều chế ở dạng viên nén, dùng bằng đường uống. Ngoài ra, nó cũng có ở dạng tiêm tĩnh mạch và người bệnh được thực hiện tiêm bởi các nhân viên y tế.

Liều lượng sử dụng thuốc có thể thay đổi ở mỗi người. Do liều dùng thuốc phụ thuộc vào kích thích cơ thể, tình trạng bệnh lý của người dùng. Busulfan có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với một vài loại thuốc khác.

3. Hướng dẫn lưu trữ thuốc Busulfan và cách bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc của bạn trong bao bì gốc, có dán nhãn ở nhiệt độ phòng và ở nơi khô ráo. Xử lý thuốc hết hạn theo quy định của nhà sản xuất, không tự ý thải ra môi trường.

4. Các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc Busulfan

Các tác dụng phụ có thể xuất hiện khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Chúng có thể được kiểm soát bằng cách điều trị với thuốc hoặc một số biện pháp hỗ trợ khác.

Một số tác dụng phụ có tần suất xuất hiện phổ biến:

  • Số lượng tế bào bạch cầu thấp: Trong quá trình điều trị, số lượng bạch cầu có thể giảm xuống khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Bạn nên cho bác sĩ hoặc y tá biết ngay lập tức nếu bị sốt, đau họng hoặc cảm lạnh, khó thở, ho, nóng rát khi đi tiểu, đau không chữa lành.
  • Người bệnh thiếu máu (số lượng tế bào hồng cầu thấp): Các tế bào hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Khi số lượng hồng cầu (RBC) bị suy giảm, người bệnh sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi hoặc yếu ớt. Bạn nên gặp bác sĩ nếu cảm thấy khó thở hoặc đau ngực. Khi số lượng quá thấp, bạn có thể được truyền máu.
  • Giảm tế bào tiểu cầu: Khi số lượng tiểu cầu trong cơ thể thấp hơn so với quy định, bệnh nhân sẽ có nguy cơ chảy máu cao. Nguyên nhân do các tế bào tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu. Các biểu hiện lâm sàng có thể gặp như vết bầm tím hoặc chảy máu quá mức.
  • Buồn nôn, nôn mửa: Bác sĩ có thể kê thêm cho bạn một số loại thuốc để kiểm soát chứng buồn nôn và nôn. Tránh những thứ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, chẳng hạn như thức ăn nặng hoặc nhiều dầu mỡ và chất béo, gia vị, thực phẩm chứa axit (chanh, cà chua, cam).
  • Loét miệng (viêm niêm mạc): Sử dụng thuốc để điều trị ung thư có thể gây ra vết loét hoặc đau trong miệng và cổ họng của bạn. Nếu miệng, lưỡi, bên trong má hoặc cổ họng của bạn trở nên trắng, loét, đau hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị. Nếu cảm thấy quá đau và khó chịu, bạn có thể đề nghị sử dụng thuốc giảm đau.
  • Bệnh nhân thay đổi khẩu vị, khó ăn: Điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn và trong một số trường hợp, tác dụng phụ của việc điều trị có thể gây khó khăn cho việc ăn uống.
  • Bệnh tiêu chảy: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng kết hợp thuốc Busulfan với các thuốc giảm tiêu chảy. Ngoài ra, hãy thử ăn các loại thực phẩm ít chất xơ, ít gia vị (cơm trắng và thịt gà luộc hoặc nướng). Rau sống, bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc và hạt có thể làm cho tình trạng tiêu chảy của bạn trở nên trầm trọng hơn. Uống 8-10 ly nước/ngày để ngăn mất nước.
  • Bất thường về điện giải: Thuốc này có thể ảnh hưởng đến mức bình thường của các chất điện giải (kali, magie,...) trong cơ thể bạn. Nồng độ các chất sẽ được theo dõi bằng xét nghiệm máu. Nếu nồng độ của bạn trở nên quá thấp, bác sĩ có thể kê đơn các chất điện giải để. Không dùng bất kỳ chất bổ sung nào mà không tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.
  • Đường trong máu cao: Thuốc Busulfan có thể làm tăng lượng đường trong máu ở những bệnh nhân có hoặc không mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn tăng cảm giác khát, đi tiểu hoặc đói, nhìn mờ, đau đầu, hơi thở có mùi hoa quả, hãy thông báo ngay cho bác sĩ. Đối với bệnh nhân tiểu đường cần theo dõi nồng độ đường trong máu một cách thường xuyên.
  • Phát ban: Một số bệnh nhân có thể phát ban, da có vảy hoặc mẩn đỏ ngứa sau khi sử dụng Busulfan. Để giảm triệu chứng này bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa cồn trên da và môi, tránh kem dưỡng ẩm có nước hoa hoặc mùi hương, sử dụng thêm một số thuốc nếu bạn cảm thấy quá ngứa và khó chịu.
  • Xuất hiện cục máu đông, bệnh nhân đau tim hoặc đột quỵ: Busulfan có thể làm tăng nguy cơ đông máu, đột quỵđau tim.
  • Khô miệng: Thuốc Busulfan có thể gây ra chứng khô miệng làm bạn cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng nói, nuốt, sức khỏe răng miệng. Bạn nên thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên với kem đánh răng có chứa florua, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần, súc miệng thường xuyên để giữ ẩm cho miệng.
  • Phản ứng dị ứng: Các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân phản ứng dị ứng với Busulfan bao gồm thở gấp hoặc khó thở, đau ngực, phát ban, đỏ bừng, ngứa, giảm huyết áp. Ngoài ra thuốc Busulfan có thể làm xuất hiện một số tác dụng phụ khác như sốt, mất ngủ, đau nhức người, táo bón, mệt mỏi, đau đầu,..

Tác dụng phụ ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Động kinh: Co giật có thể xảy ra khi dùng Busulfan với liều lượng cao.
  • Thay đổi phổi: Thuốc này có thể gây xơ phổi (mô phổi bị sẹo và xơ cứng). Điều này có thể xảy ra vài tháng đến nhiều năm sau khi bắt đầu dùng thuốc. Các triệu chứng bao gồm ho, khó thở hoặc sốt nhẹ.
  • Các khối u ác tính thứ phát: Có ít nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu hoặc loại ung thư khác do điều trị bằng thuốc này, có thể xảy ra nhiều năm sau khi điều trị. Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân sử dụng Busulfan liều cao kéo dài hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Bệnh tắc tĩnh mạch: Trong một số trường hợp hiếm hoi, Busulfan có thể gây ra bệnh tắc tĩnh mạch. Bệnh tắc tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch nhỏ trong gan bị tắc nghẽn.

5. Thuốc Busulfan ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh con

Thuốc này có thể ảnh hưởng đến bộ phận sinh sản của bạn, làm cho chu kỳ kinh nguyệt hoặc sự sản xuất tinh trùng trở nên không đều, thậm chí là ngừng vĩnh viễn. Đối với phụ nữ có thể gặp các dấu hiệu của mãn kinh (bốc hỏa, khô âm đạo, ham muốn tình dục giảm).

Việc cho thai nhi tiếp xúc với thuốc này có thể gây dị tật bẩm sinh, vì vậy bạn không nên có ý định sinh con khi đang dùng thuốc này. Người đang trong quá trình cho con bú không nên sử dụng thuốc. Nên cân nhắc giữa việc cho con bú và điều trị với Busulfan.

Thuốc Busulfan có tác dụng hiệu quả trong việc chống lại căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người dùng. Chính vì vậy, việc làm theo hướng dẫn của bác sĩ là điều vô cùng quan trọng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: oncolink.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

148 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Quả gấc có chứa nhiều vitamin gì?
    Quả gấc có chứa nhiều vitamin gì?

    Quả gấc là một loại trái cây giàu dinh dưỡng. Trong quả gấc có chứa nhiều hàm lượng vitamin, chất chống oxy hóa và carotenoid giúp mang lại lợi ích đối với sức khỏe con người. Cùng đọc bài viết ...

    Đọc thêm
  • Nấm
    Thành phần dinh dưỡng của nấm hương

    Nấm hương là một trong những loại nấm phổ biến nhất trên toàn thế giới. Chúng được đánh giá cao nhờ hương vị đậm đà, thơm ngon và các lợi ích sức khỏe đa dạng. Các hợp chất trong nấm ...

    Đọc thêm
  • Cây gừng dại
    Cây gừng dại có tác dụng gì?

    Cây gừng dại với tên khoa học là Zingiber cassumunar Roxb, một dược liệu quan trọng trong Y Học Cổ Truyền với tác dụng điều trị viêm, đau và các vấn đề về hô hấp. Thân rễ là phần chính ...

    Đọc thêm
  • cỏ roi ngựa
    Cỏ roi ngựa có tác dụng gì?

    Còn được biết với cái tên Mã Tiên thảo, cỏ roi ngựa với nhiều tác dụng khác nhau đang được sử dụng rộng rãi trong cả Tây y và Đông y. Nhưng không có nhiều người biết được hết tác ...

    Đọc thêm
  • nấm đầu khỉ
    Nấm đầu khỉ có tác dụng gì với sức khỏe?

    Nấm đầu khỉ nổi tiếng với vẻ ngoài độc đáo vì có kích thước lớn, màu trắng và xù xì, giống như đầu khỉ hay bờm sư tử (nên còn được gọi là nấm đầu sư tử). Nấm đầu khỉ ...

    Đọc thêm