Tiêu chuẩn chẩn đoán và kỹ thuật hóa mô miễn dịch nhằm phát hiện sự biểu hiện dấu ấn miễn dịch CD30+

Xét nghiệm hóa mô miễn dịch và phân loại u lympho là một công đoạn phức tạp. Phương pháp này có thể kiểm tra dấu ấn miễn dịch CD 30+.

1. Quan điểm về chẩn đoán hóa mô miễn dịch

Thực hiện xét nghiệm hóa mô miễn dịch phân loại u lympho cần một quy trình khá phức tạp. Trong nhiều năm nghiên cứu, các phương pháp y khoa liên tục được cải thiện để đạt kết quả chính xác cao nhất. Thêm vào đó, sự biến đổi của cấu trúc gen và cơ chế cơ thể qua từng thời kỳ cũng gây khó khăn, khiến quá trình phân tích ngày càng phức tạp.

Chúng ta đều biết, thụ thể u lympho xuất hiện ở trong tế bào. Đây là đặc trưng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể duy trì sự ổn định. Tuy nhiên, hình thái và chức năng của mỗi loại u lympho lại không giống nhau. Vì thế, cần xét nghiệm hóa mô để phân loại ra u lympho lành tính và u lympho ác tính.

Các tài liệu còn ít và có không đủ dữ liệu nên đã gặp rất nhiều khó khăn cho quá trình nghiên cứu. Vì vậy, có 2 vấn đề được đặt ra để giải quyết là: Phân loại các u lympho được tìm thấy ở hạch theo kiểu hình và đánh giá dấu ấn miễn dịch CD30+ theo cấu trúc phân loại các u lympho đó.

2. Đối tượng lựa chọn và phương pháp nghiên cứu xét nghiệm hóa mô miễn dịch

U lympho ở mỗi cơ thể sẽ khác nhau và khó khăn cho việc thu thập chúng. Dựa trên những mẫu có sẵn, các nhà khoa học đã tiến hành cắt nhuộm và xác định có khoảng 30 mẫu là hạch lành tính.

Phân loại theo hình thái u lympho:

Xét về đặc điểm hình thái, tế bào nhỏ sẽ có kích thước từ 6 - 12 cm và chất nhiễm bị vón cục. Tế bào lớn được gọi là tế bào u kích thước tối đa là 30 cm. Phân tích các tế bào cho thấy nhân tế bào không cùng kích thước và cả các bọng. Tế bào nhỏ có khía và tế bào nhỏ cùng chung kích thước nhưng khác nhau là tế bào có khía sẽ có hình dáng vặn, co rúm ở nhiều góc cạnh.

Tế bào nhỏ không khía kích thước tìm được dao động 13 -20 cm, nhân tế bào hình tròn và nổi rõ từng hạt. Nguyên bào miễn dịch có kích thước lớn hơn tế bào lớn không khía, kích thước hạt nhân to và nằm ở vị trí trung tâm hay bám ở ngoại vi. Nguyên bào lympho có kích thước khoảng 15cm, phân bố đều thường không có nhân.

Kỹ thuật nhuộm Hóa mô dấu ấn miễn dịch CD30+:

Khi tiến hành nhuộm hóa mô miễn dịch, các bước sẽ được kiểm định và thực hiện tuần tự. Trong đó kháng thể được sử dụng phổ biến là CD3, CD5, CD10, CD20, CD23, CD30, CD43, CD45RO, CD35, CD68, CD79a, BCL 2, KAPPA, LAMBDA, ALK 1, cyclin D1, Ki-67. Các u lympho sử dụng nghiên cứu đã được phân loại thành 2 loại tế bào là T và B. Kết quả phơi nhiễm cũng tạo ra dấu ấn chung tế bào T và B với u lympho

Dòng tế bào B sẽ dương tính với kháng thể CD20 và CD79a. Đồng thời chúng không xuất hiện dấu ẩn của dòng tế bào T nhưng tìm thấy dấu ấn CD5 và CD43. Dòng tế bào T có dấu ấn miễn dịch với CD3, CD5, CD43 và CD45RO. Theo kết quả, tỷ lệ dòng tế bào B chiếm phần lớn, còn lại là tế bào T và các tế bào khác không xác định. Tần suất bộc lộ dấu ấn miễn dịch dựa vào thống kê xuất hiện rõ trên dấu ấn CD30+.

3. Kết quả xét nghiệm hóa mô miễn dịch u lympho

Dựa trên các báo cáo và dấu ấn miễn dịch CD30+, hóa mô miễn dịch vẫn là một xét nghiệm có độ tin cậy cao. Vì thế, nếu thực hiện xét nghiệm hóa mô miễn dịch trong ung thư, giả thuyết được đặt ra là có thể tìm ra được u lành tính hay ác tính. Trong mỗi nghiên cứu, tỷ lệ biểu hiện dấu ấn miễn dịch của u lympho thay đổi do nhiều yếu tố gây nên. Phần lớn sự khác biệt là do mẫu được lấy ở hạch hoặc ngoài hạch. Ở ngoài hạch tế bào u lympho T sẽ nhiều hơn.

Số liệu dấu ấn miễn dịch ở mỗi kháng thể được thống kê có ý nghĩa sinh học vô cùng lớn. Điều này có thể giúp xác định được quá trình sản sinh ra lympho ở thể nang. Tuy nhiên, các kết quả cho thấy dấu ấn miễn dịch có ý nghĩa hơn khi sử dụng CD21, CD35 và BLC 2 để phân biệt u lympho.

Trong dấu ấn miễn dịch CD30+, CD 43 biểu thị ít tế bào u lympho nhất. Trong khi đó CD45Ro thì tỷ lệ là 43,75%. U lympho B không biểu hiện ở cả 2 dấu ấn này nên xét nghiệm có ý nghĩa phát hiện sớm tổn thương.

4. Ý nghĩa của dấu ấn miễn dịch CD30+

Trong một báo cáo sinh thiết, tế bào CD30+ nằm rải rác được quan sát. Chúng có tính tương quan lâm sàng để loại trừ nguy cơ mắc bệnh rối loạn tăng sinh bạch huyết. Rối loạn tăng sinh bạch huyết tế bào T ở dấu ấn miễn dịch CD 30+ trên da nguyên phát khá phổ biến, chỉ đứng sau u sùi thể nấm và hội chứng Sezary.

Biểu hiện dương tính của CD30 được quan sát trong những biến đổi tế bào lớn ở bệnh nhân ung thư hạch MF, hodgkin hay một vài phản ứng rối loạn khác. Thụ thể CD30 là trung gian giúp cho tế bào bị protein tấn công có thể sống sót. Nhờ sự liên kết protein, chúng được tin rằng sẽ gây hoại tử và làm giảm kích thước khối u. CD30+ có thể xuất hiện ở trong dòng tế bào T và B.

Không hẳn sự không xuất hiện dấu ấn miễn dịch CD30+ là sẽ không có tế bào ung thư. Chúng có thể ảnh hưởng đến quá trình chẩn đoán ung thư nếu phán đoán dựa trên sự xuất hiện. Đặc biệt là ung thư hạch ở da càng nên chú ý khi quan sát thấy các tế bào này.

Bệnh nhân trong quá trình điều trị nên được kiểm tra theo dõi và làm sinh thiết để có thể đánh giá cụ thể chính xác nhất. Một số trường hợp hiếm, các kết quả có thể sai lệch, ảnh hưởng đến phán đoán nên những kiểm tra định kỳ thống kê sẽ tăng độ tin cậy hơn.

Sự biểu hiện dương tính của CD30 khi tiến hành sinh thiết lâm sàng thể hiện mối tương quan trong một số bệnh lý U lympho và CD30. Do đó theo dõi lâm sàng và phán đoán chính xác sẽ mang lại ý nghĩa cho quá trình đánh giá kết quả là do tổn thương tế bào hay ung thư gây nên.

Hóa mô miễn dịch u lympho mang ý nghĩa sinh học lớn. Các kết quả nghiên cứu góp phần quan trọng để chẩn đoán xác định loại u lympho. Từ đó lựa chọn các thuốc điều trị trúng đích nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Dấu ấn miễn dịch CD30 có vai trò quan trọng trong bệnh lý U lympho Hodgkin và một số loại U lympho tế bào T ngoại vi khác. Brentuximab vedotin với cơ chế liên hợp thuốc – kháng thể nhắm vào CD30 đã chứng minh hiệu quả chống lại sự phát triển của tế bào ung thư trong các bệnh lý này và được khuyến cáo sử dụng trong các hướng dẫn điều trị trên thế giới và tại Việt Nam.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu được hỗ trợ bởi công ty Takeda.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan