Khi nào chất phóng xạ gây ung thư?

Dược chất phóng xạ được định nghĩa là một loại hợp chất bao gồm đồng vị phóng xạ và chất mang trong đó đồng vị phóng xạ. Những cách đưa vào cơ thể của đồng vị phóng xạ như uống, tiêm hoặc cũng có thể được vào cơ thể dưới dạng khí. Các chất phóng xạ được sử dụng trong lĩnh vực y học hạt nhân để chẩn đoán, khảo sát một số vấn đề như đánh giá thông khí phổi, ghi hình thận, não, cơ tim..., cũng như điều trị các bệnh lý.

1. Đặc tính của dược chất phóng xạ

  • Loại bức xạ: trong điều trị cần những loại bức xạ có quãng đường đi ngắn và có độ truyền năng lượng tuyến tính cao tác dụng nhằm hủy diệt tế bào tại chỗ rất tốt mà không ảnh hưởng tới các mô lân cận.
  • Năng lượng: mục tiêu của điều trị là hủy diệt tế bào, vì vậy cần sử dụng các chất có mức năng lượng cao. Những chất phát bức xạ beta với mức năng lượng từ 1 MeV trở lên là thích hợp. Nếu đồng thời phát bức xạ gamma sẽ có lợi cho việc ghi hình trong quá trình điều trị.
  • Thời gian bán thải hiệu lực: thời gian ngắn quá, hiệu quả điều trị sẽ thấp, thời gian dài quá sẽ gây ra nhiều tác hại cho cơ thể. Thời gian hiệu lực của dược chất phóng xạ trong điều trị thông thường tính bằng ngày hoặc giờ.
  • Tỷ số đích - không đích: trong chẩn đoán, tỷ số này có ý nghĩa quan trọng, nhưng trong điều trị, tỷ số này còn quan trọng hơn nữa và có ý nghĩa quyết định. Cụ thể trong điều trị di căn ung thư vào xương, dược chất phóng xạ phải tập trung nhiều ở ổ di căn để không gây ra ảnh hưởng xấu tới xương, tủy và phần mềm. Yêu cầu của dược chất phóng xạ phải tinh khiết về mặt hoá học và cần được tính toán đo lường chính xác lượng đưa vào.
  • An toàn bức xạ: cần chú ý tới việc bảo đảm an toàn cho người bệnh và cán bộ nhân viên y tế. Phải luôn chú ý tới 3 yếu tố: thời gian, khoảng cách và che chắn. Khi cho người bệnh sử dụng thuốc, khi chăm sóc người bệnh yêu cầu cán bộ nhân viên y tế cần thành thạo công việc, làm nhanh gọn để thời gian tiếp xúc với nguồn xạ ngắn nhất, người nhà và nhân viên y tế chăm sóc không được tiếp xúc quá gần người bệnh, khi cần tiêm hoặc lấy máu cho người bệnh thì ống xét nghiệm phải sử dụng loại bơm tiêm có bọc chì. Theo quy định của quốc tế và chính thức áp dụng ở nước ta, nếu người bệnh sử dụng một liều điều trị nhỏ hơn 30 mCi thì được phép ngoại trú, trường hợp dùng liều cao hơn (50, 100 mCi hoặc hơn nữa) thì người bệnh cần nằm ở bệnh viện cho tới khi đo ở cách vùng ngực người bệnh 1m, suất liều đạt dưới mR/h thì được phép ra viện.
  • Tính kinh tế và tính khả dụng: Dược chất phóng xạ phải đạt được yêu cầu dễ sử dụng, ít gây độc hại và giá thành hợp lý, nếu không thoả mãn những yêu cầu đó thì không thể ứng dụng rộng rãi được.
  • Đặc tính của những dược chất phóng xạ sử dụng theo đường tiêm: những dược chất phóng xạ dùng đường tiêm phải đạt hai yêu cầu: vô khuẩn và không chí nhiệt tố. Chí nhiệt tố là những hợp chất hoà tan trong nước, không bị phá hủy ở nhiệt độ của nồi hấp, thấm qua được màng lọc, gây sốt khi tiêm vào cơ thể của người và động vật. Đó thường là các nội độc tố của trực khuẩn. Ngoài hai yêu cầu trên, còn phải chú ý tới độ đẳng trương của dung dịch tiêm (tương đương dung dịch NaCl 0,9%) và độ pH=7,5. Nếu phải sử dụng dung dịch ưu trương hoặc nhược trương để tiêm tĩnh mạch thì phải tiêm chậm.
  • Cần đảm bảo dược chất phóng xạ đưa vào đúng liều lượng, vì vậy phải đo trên máy chuẩn liều.

2. Tại sao chất phóng xạ gây ung thư?

Khi dược chất phóng xạ xuyên qua một vật vô sinh, sẽ không nhận thấy sự thay đổi về cấu trúc của vật liệu. Nhưng khi dược chất phóng xạ vào một điểm của tế bào sống, thì có thể làm tổn thương lâu dài đến mô. Về nguyên tắc, chỉ với một lượng bức xạ ion hoá nhỏ nhất cũng có thể làm thay đổi một phân tử quan trọng và điều đó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ của hoạt động tế bào. Tuy vậy khả năng liều xạ nhẹ dẫn đến ung thư là rất hiếm gặp.

Các tế bào trong cơ thể con người đổi mới liên tục, không ngừng nên dược chất phóng xạ vào cơ thể sẽ không ảnh hưởng đến chính tế bào đã bị ảnh hưởng xạ thời gian trước đây. Do vậy, theo đánh giá, thì liều cao một lần có thể gây đe dọa đến tính mạng, trong khi với cùng liều như vậy nhưng chịu trong thời gian lâu dài có thể không gây bất cứ biểu hiện bệnh tật nào. Những liều xạ nhỏ có thể gây ra những tổn thương các phần tử trong tế bào đơn độc, không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ.

Trong khi, đối ADN – thành phần cơ bản của gen, điều khiển việc sản sinh ra các nhân tế bào cùng loại, thì ảnh hưởng của Dược chất phóng xạ có thể là nghiêm trọng. Cách duy nhất mà liều xạ thấp có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của người là gây tổn thương nghiêm trọng cho phân tử ADN.

Nếu một tế bào ADN bị tổn thương tiếp tục sản sinh ra các tế bào khác, thì tổn thương đó có thể tiếp tục được nhân lên mãi. Kết quả có thể là các tế bào không bình thường được hình thành. Về lâu dài việc đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể.

Dược chất phóng xạ không gây ra một loại bệnh ung thư mới đặc biệt nào. Ung thư phổi do khói thuốc lá về mặt y học cũng tương tự như ung thư phổi do hít thở không khí nhiễm độc hay khí xạ. Nếu một người bệnh bị ung thư, không chắc chắn tuyệt đối là do nguyên nhân bức xạ.

Ngay cả trường hợp người bị bệnh ung thư đã chịu liều hiệu dụng là 500 mSv, liều đó cao hơn nhiều lần so với giới hạn liều hàng năm đối với một người làm việc trong điều kiện bức xạ. Khả năng người đó mắc bệnh ung thư do các nguyên nhân khác nhiều hơn so với mắc bệnh ung thư nguyên nhân do dược chất phóng xạ.

3. Khi nào dược chất phóng xạ gây ung thư?

Trong một số trường hợp nhiễm xạ, tổn thương cơ hay các chất phóng xạ gây ung thư có thể chỉ xuất hiện khi liều xạ vượt quá một giới hạn nhất định. Nhiều trường hợp khác thì tổn thương lại xuất hiện khi cơ thể đã bị nhiễm xạ tái đi tái lại nhiều lần. Đối với người bệnh bị ung thư xuất hiện do sự đột biến hay được hiểu có nguyên nhân do thay đổi chất liệu di truyền của tế bào mà tia xạ gây nên.

Rò rỉ các chất phóng xạ từ những lò phản ứng hạt nhân có thể làm tăng hiện tượng đột biến. Những loại đột biến này có thể dẫn đến nhiều loại ung thư như bệnh bạch cầu, các dị tật bẩm sinh trong nhiều thế hệ tiếp theo và những bệnh lý di truyền. Chất phóng xạ gây đột biến dẫn đến ung thư thường chỉ xuất hiện sau nhiều năm.

4. Cần lưu ý gì khi dược chất phóng xạ xâm nhập vào cơ thể?

  • Iot-131 và Cesium-137 thuộc vào số các chất phóng xạ thải ra ngoài môi trường sau các sự cố hạt nhân.
  • Cobalt-60 được sử dụng trong chiếu xạ thực phẩm, Antimon-122 sử dụng trong xử lý kim loại và Rubi-88 sử dụng trong chế tạo các lõi cảm ứng. Techneci-99m được sử dụng trong y học chẩn đoán.
  • Khi chúng ta có thể tiếp xúc, ăn uống, hít thở phải chất phóng xạ. Điều quan trọng là cần phải biết, nhất là ở nơi làm việc, giới hạn liều hàng năm cho mỗi người được khuyến cáo là bao nhiêu.
  • Iot-131 và dây chuyền thực phẩm
  • Việc phân rã các hạt nhân Urani trong lò phản ứng hạt nhân tạo ra một lượng lớn Iot-131. Nguyên nhân là do Iod ở dạng khí khi ở nhiệt độ cao, nên nó có thể lan ra môi trường bên ngoài sau một vụ nổ hạt nhân.
  • Chu kì bán rã của Iot chỉ kéo dài 8 ngày. Sau thời gian 8 ngày, hoạt độ của nó chỉ còn 1/2, sau 16 ngày còn 1/4, sau 24 ngày còn 1/8. Sau khi lan ra, nếu Iot vào sữa súc vật hay trâu bò, thì sữa tươi không được coi là an toàn. Tuy nhiên bơ làm từ sữa đó vẫn được xem là an toàn, nguyên nhân là do quá trình làm bơ chậm, phải mất vài tháng, nên khi thành bơ sẽ không còn Iot nữa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

296 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan