Điều trị bướu mỡ có cần dùng thuốc?

Tình trạng bướu mỡ hiện rất phổ biến. Hầu hết các loại bướu mỡ không gây đau đớn hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy bệnh nhân có cần dùng thuốc làm tan bướu mỡ không?

1. Tổng quan về bướu mỡ

Bướu mỡ (u mỡ) là khối u dưới da, hình thành do sự phát triển bất thường của các tế bào mỡ. Về bản chất, bướu mỡ là 1 khối tế bào mỡ, có hình tròn hoặc bầu dục, được bao bọc bởi 1 màng mỏng, nuôi dưỡng bởi mạch máu.

Đây là tình trạng phổ biến hiện nay. Cứ 1000 người sẽ có 1 người có bướu mỡ. Tình trạng này thường gặp ở cả nam giới và nữ giới, ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nhóm đối tượng thường xuất hiện bướu mỡ là người trưởng thành, ít gặp ở trẻ em.

Mặc dù bướu mỡ hầu hết đều lành tính nhưng nó vẫn có thể gây nguy hiểm nếu xuất hiện ở những vị trí đặc biệt. Ảnh hưởng của bướu mỡ như sau:

  • Bướu mỡ ở tay, chân: Gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, làm giảm chất lượng cuộc sống;
  • Bướu mỡ ở ổ bụng: Có thể gây chướng bụng, chèn ép các cơ quan nội tạng và làm rối loạn chức năng nhiều bộ phận;
  • Bướu mỡ ở cổ, vai, gáy: Khối bướu lớn gây chèn ép các dây thần kinh và mạch máu. Nếu khối u này phát triển quá mức thì có thể gây liệt;
  • Bướu mỡ ở hầu, họng: Khối bướu phát triển sâu trong thành hầu họng, có thể gây khó nuốt, khó thở, thậm chí suy hô hấp hoặc đe dọa tính mạng.

2. Cách điều trị bướu mỡ: Có cần dùng thuốc?

Nếu bướu mỡ gây ra các triệu chứng như đau, chảy dịch có mồ hôi, nhiễm trùng lặp đi lặp lại,... gây ảnh hưởng tới vận động hoặc chức năng các cơ quan hoặc ảnh hưởng tới thẩm mỹ thì bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bướu mỡ. Có nhiều biện pháp được sử dụng để điều trị tình trạng này. Cụ thể:

2.1 Cách làm tan u mỡ tại nhà

Với những khối bướu mỡ có kích thước nhỏ và không gây đau nhiều thì chưa cần sử dụng thuốc làm tan bướu mỡ. Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà như:

  • Tam thất: Đây là vị thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của bướu mỡ, làm tiêu khối u;
  • Nghệ: Là dược liệu chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm, ức chế sự phát triển của các tế bào mỡ ở vị trí bướu mỡ;
  • Chanh: Chứa acid citric và một số chất chống oxy hóa. Uống nước chanh kích thích cải thiện chức năng gan và tăng cường đào thải độc tố. Từ đó, các tế bào mỡ trong bướu mỡ sẽ được đốt cháy nhanh;
  • Nguyên liệu khác: Dầu hạt lanh, rau dền,...

2.2 Sử dụng thuốc làm tan bướu mỡ

Tiêm steroid là phương pháp được nhiều người lựa chọn để điều trị u mỡ ở da. Phương pháp này có ưu điểm là không gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không làm cho bướu mỡ mất đi hoàn toàn, dễ tái phát.

2.3 Phẫu thuật, hút mỡ

Với những khối bướu mỡ có kích thước lớn, gây đau đớn, khó chịu hoặc khối u đang tiến triển thì bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân điều trị bằng các phương pháp như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối bướu mỡ: Là can thiệp đơn giản, hầu như chỉ cần gây tê tại chỗ. Phương pháp này được chỉ định cho trường hợp khối bướu có đường tính khoảng 3cm, sâu hoặc có nhiều thành phần xơ. Phẫu thuật giúp hạn chế sự tái phát của bướu mỡ nhưng có thể để lại sẹo;
  • Hút mỡ: Là phương pháp hút mỡ ở những khu vực dễ tiếp cận của các khối u mỡ có kích thước lớn.

Sau phẫu thuật, nếu bệnh nhân thấy có biểu hiện đỏ hoặc sưng đau ở vùng phẫu thuật thì nên đến gặp bác sĩ ngay. Đồng thời, người bệnh cũng nên tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe tổng quát. Bệnh nhân nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc làm tan bướu mỡ hay tự ý bỏ thuốc,... khi chưa được đồng ý.

Người bệnh sau phẫu thuật cũng không cần ăn kiêng. Bệnh nhân chỉ cần xây dựng 1 chế độ ăn lành mạnh và hạn chế sử dụng rượu bia là được. Trong trường hợp xuất hiện những biến chứng như tụ dịch, chảy máu, tụ máu sau mổ, nhiễm trùng vết mổ,... thì bệnh nhân cần báo cho bác sĩ để được điều trị kịp thời.

3. Biện pháp phòng ngừa bướu mỡ

Để phòng ngừa bướu mỡ, người bệnh cần duy trì 1 chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Cụ thể:

  • Cung cấp đầy đủ những dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Bệnh nhân nên bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất để cải thiện sức đề kháng và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Người bệnh nên hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ và đường;
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để thúc đẩy đốt cháy chất béo trong cơ thể, ngăn ngừa sự tích tụ chất béo dẫn đến hình thành bướu mỡ;
  • Uống nhiều nước để thanh lọc và kích thích gan thải độc cho cơ thể.

Bướu mỡ là bệnh lành tính, thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bệnh nhân. Tuy nhiên, khi xuất hiện bướu mỡ, người bệnh vẫn nên đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc làm tan bướu mỡ hoặc phẫu thuật, hút mỡ,... tùy từng trường hợp cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

29.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan