Đặc trưng của hội chứng ly giải khối u

Hội chứng ly giải khối u là một cấp cứu trong điều trị ung thư, thường gặp trong giai đoạn khi điều trị ung thư. Nguyên nhân do sự ly giải ồ ạt của các tế bào ung thư giải phóng vào máu, từ đó gây ra một loạt các rối loạn chuyển hoá.

1. Hội chứng ly giải khối u là gì?

Hội chứng ly giải u được định nghĩa là nhóm các rối loạn chuyển hóa thứ phát gây ra do khối u bị phá hủy giải phóng các sản phẩm nội bào vào hệ tuần hoàn.

Hội chứng ly giải u là một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra trong giai đoạn đầu khi điều trị ung thư tương đối ít gặp. Nếu không được phát hiện và điều trị sẽ dẫn tới tổn thương cơ quan phục hồi hay thậm chí là tử vong nhanh chóng.

Hội chứng ly giải khối u có thể gặp ở bất kỳ quá trình điều trị loại ung thư nào, nhưng phổ biến nhất ở bệnh những bệnh nhân mắc bệnh u lympho không hodgkin hoặc bệnh bạch cầu cấp. Thường xảy ra sau khi bắt đầu liệu pháp điều trị ung thư, trong vòng từ 1 đến 3 ngày đầu của quá trình điều trị. Một số bệnh nhân có thể có những thay đổi về chuyển hóa này ngay cả trước khi bắt đầu điều trị do sự chuyển hóa nhanh của các tế bào ung thư.

Một số người có những yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ gặp phải hội chứng ly giải u. Các yếu tố nguy cơ của hội chứng ly giải u bao gồm:

  • Tình trạng bệnh ung thư đang phát triển nhanh.
  • Ung thư đáp ứng nhanh với hóa trị, gây phá hủy số lượng tế bào ung thư.
  • Khối u lớn.
  • Ung thư đang trong giai đoạn tiến triển.
  • Nồng độ axit uric, phosphat cao, số lượng bạch cầu cao trước điều trị
  • Chức năng thận suy giảm.
  • Nước tiểu độ pH thấp.
  • Tình trạng huyết áp thấp.
Hội chứng ly giải u là một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra trong giai đoạn đầu khi điều trị ung thư
Hội chứng ly giải u là một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra trong giai đoạn đầu khi điều trị ung thư

2. Những đặc trưng của hội chứng ly giải khối u

Đặc trưng của hội chứng ly giải khối u là khi các tế bào ung thư chết đi và vỡ ra, gây ra giải phóng các chất vào máu. Các chất này bao gồm kali, photpho và axit nucleic. Khi nồng độ của các chất này cao trong máu gây ra những biến đổi về chuyển hóa từ đó làm nhiễm toan acid lactic, nồng độ photpho cao gây ra giảm canxi trong máu, tăng nồng độ acid trong nước tiểu có thể thúc đẩy sự hình thành acid uric trong đường tiết niệu và sau đó là suy thận.

Một loạt các rối loạn đặc trưng trong hội chứng ly giải u có thể gây hại cho các cơ quan như tim, thận, gan và các cơ quan khác. Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn tới tổn thương cơ quan trong cơ thể không phục hồi hoặc đột tử.

3. Chẩn đoán hội chứng ly giải khối u

Để chẩn đoán hội chứng ly giải khối u thường dựa vào các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng.

3.1 Dấu hiệu lâm sàng

Những đặc điểm của hội chứng gây ra các triệu chứng lâm sàng liên quan đến hội chứng ly giải u có thể bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hoá: Buồn nôn, nôn và tiêu chảy, ăn uống không ngon miệng.
  • Co giật do tình trạng giảm canxi máu thần kinh dễ bị kích thích.
  • Xuất hiện cơn động kinh.
  • Thay đổi nhịp tim do tình trạng tăng kali máu dẫn tới giảm nhịp tim hoặc nặng thì đột tử.
  • Chuột rút hoặc co thắt cơ, có thể xuất hiện cơn tetany.
  • Yếu mệt hay ngất xỉu hoặc li bì khó đánh thức.
  • Đau bụng hoặc lưng do tắc nghẽn đường tiết niệu.
  • Đái ít hay vô niệu, có thể đái máu biểu hiện của tình trạng suy thận.
  • Biểu hiện của tình trạng giữ nước, sưng nề mặt hoặc phù.

Nhiều triệu chứng lâm sàng trong số này cũng có thể là tác dụng phụ của hóa trị liệu hoặc cũng có thể do các nguyên nhân khác. Nên việc theo dõi các dấu hiệu lâm sàng đôi khi khó phát hiện mà cần kết hợp với các dấu hiệu cận lâm sàng.

Người bệnh thường có biểu hiện ăn không ngon, buồn nôn
Người bệnh thường có biểu hiện ăn không ngon, buồn nôn

3.2 Các dấu hiệu cận lâm sàng

Các dấu hiệu cận lâm sàng của hội chứng ly giải khối u: Dựa vào đặc điểm của hội chứng ly giải khối u, sẽ xuất hiện các dấu hiệu cận lâm sàng tương ứng gồm.

  • Acid uric huyết thanh ≥ 8mg/dL (476 Mmol/L) hoặc tăng thêm 25% so với giới hạn bình thường.
  • Kali máu ≥ 6.0 mmol/L hoặc tăng thêm 25% so với giới hạn bình thường.
  • Phosphate máu ≥ 6.5 mg/dL (2.1 mmol/L) đối với trẻ em và ≥4.5 mg/dL (1.45 Mmol/L) đối với người lớn hoặc tăng thêm 25% so với giới hạn bình thường đối với cả hai nhóm tuổi.
  • Calci máu ≤7mg/dL (1.75mmol/L) hoặc giảm 25% so với giới hạn bình thường.
  • Tăng nồng độ creatinin trong máu, tăng lớn hơn hoặc bằng 1.5 lần giới hạn thấp của giá trị bình thường.

Trên những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao, đặc biệt là trẻ em cần theo dõi các dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng để phát hiện sớm hội chứng ly giải khối u.

Hội chứng ly giải u với đặc trưng là sự giải phóng các chất vào máu gây ra hàng loạt các rối loạn thứ phát ảnh hưởng tới người bệnh. Tuy không hay gặp nhưng hội chứng này nguy hiểm và là một cấp cứu trong điều trị ung thư, đặc biệt ung thư trong giai đoạn đầu. Nếu không phát hiện và điều trị sớm gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.

Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đạt được rất nhiều thành tựu trong việc thăm khám, điều trị các vấn đề bệnh lý ung bướu ở nhiều giai đoạn khác nhau. Quá trình điều trị luôn được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu chuyên môn kết hợp cùng trang thiết bị, máy móc hiện đại, giúp việc chữa trị đạt được kết quả cao và rút ngắn thời gian nằm viện. Mọi dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh tại bệnh viện luôn toàn diện, chuyên nghiệp mang đến sự an tâm và thoải mái nhất cho khách hàng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan