Tổng quan các phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản

Bảo tồn khả năng sinh sản là phương pháp bảo vệ mô sinh sản, giúp người thực hiện có con trong tương lai. Phương pháp được áp dụng cho những người mắc bệnh ung thư và người bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do các bệnh lý, vấn đề tuổi tác, cũng như người có nhu cầu chuyển giới.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, tại Ngân hàng mô Vinmec

1. Bảo tồn khả năng sinh sản là gì?

Bảo tồn khả năng sinh sản là phương pháp lưu giữ và bảo vệ phôi, trứng, tinh trùng và các mô sinh sản. Phương pháp này giúp người thực hiện có thể có con trong tương lai. Đây là lựa chọn phù hợp cho cả người lớn và trẻ em (đối với một số trường hợp), bất kể giới tính. Phương pháp này thường được chỉ định cho hai nhóm đối tượng chính:

● Các trường hợp khả năng sinh sản bị ảnh hưởng do bệnh lý hoặc điều trị bệnh (ví dụ như bệnh ung thư cần xạ trị hoặc hóa trị).

● Những người muốn trì hoãn việc sinh con vì lý do cá nhân, chẳng hạn như chưa tìm được người bạn đời phù hợp hoặc muốn ổn định sự nghiệp trước khi bắt đầu xây dựng gia đình.

2. Những người phù hợp với phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản

Khả năng sinh sản trong tương lai có thể bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý và hội chứng, có thể do bản chất của bệnh hoặc do phẫu thuật và thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, tuổi tác cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản sẽ phù hợp với những đối tượng mong muốn có con nhưng đang gặp phải các vấn đề sau đây:

2.1 Tuổi tác

Những lý do phổ biến khiến mọi người trì hoãn việc sinh con bao gồm: mong muốn đạt được mục tiêu nghề nghiệp nhất định, học lên cao hơn hoặc muốn tìm được người bạn đời phù hợp. Cân nhắc việc bảo tồn trứng hoặc tinh trùng trước khi khả năng sinh sản giảm sút có thể giúp đảm bảo khả năng có con trong tương lai.

Những người mong muốn trì hoãn việc sinh con cho đến khoảng 40 tuổi cũng có thể lựa chọn bảo tồn khả năng sinh sản
Những người mong muốn trì hoãn việc sinh con cho đến khoảng 40 tuổi cũng có thể lựa chọn bảo tồn khả năng sinh sản

2.2 Ung thư

Hóa trị, xạ trị và phẫu thuật điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của một bệnh nhân.

2.3 Người có mong muốn chuyển giới

Chuyển giới có thể thay đổi khả năng sinh sản của một người. Lưu trữ phôi, trứng hoặc tinh trùng trước khi chuyển giới là một lựa chọn phù hợp với người mong muốn có con trong tương lai.

3. Nên lựa chọn thực hiện bảo tồn tại đâu?

Phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa phối hợp với chuyên gia về hiếm muộn. Họ sẽ tư vấn và đưa ra những hướng dẫn chi tiết về các bước tiến hành.

Quy trình bảo tồn phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa phối hợp với chuyên gia về hiếm muộn
Quy trình bảo tồn phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa phối hợp với chuyên gia về hiếm muộn

Quá trình nên được thực hiện tại các phòng khám chuyên về hiếm muộn. Những cơ sở này thường được trang bị khu vực điều trị, phòng thí nghiệm và các thiết bị chuyên dụng để bảo quản mẫu đông lạnh trong thời gian dài.

4. Các phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản

Có hai loại phương pháp chính:

● Lấy và trữ đông trứng, phôi, tinh trùng và mô để sử dụng trong tương lai

● Giảm thiểu tác động của điều trị ung thư lên mô sinh sản

4.1 Phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản cho nữ và người được xác định là nữ sau khi sinh (DFAB)

Trữ đông trứng: Đầu tiên, buồng trứng sẽ được kích thích để phát triển đến giai đoạn trưởng thành, chín và rụng [NTVA(1] bằng các loại thuốc nội tiết. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy trứng ra khỏi buồng trứng, đông lạnh và bảo quản cho đến khi cần sử dụng.

Trữ đông phôi: Tương tự như trữ đông trứng, phương pháp này cũng lấy trứng ra khỏi buồng trứng. Tuy nhiên, trứng sẽ được thụ tinh với tinh trùng bằng kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm (IVF). Phôi tạo thành có thể được bác sĩ đưa vào cơ thể ngay lập tức (cấy chuyển phôi) hoặc đông lạnh và bảo quản để sử dụng sau này (trữ đông phôi).

Che chắn buồng trứng: Trong quá trình xạ trị, bác sĩ có thể sử dụng tấm chắn chì để bảo vệ buồng trứng. Ngoài ra, các kỹ thuật xạ trị tiên tiến cũng có thể được áp dụng để giảm thiểu liều lượng bức xạ mà buồng trứng phải tiếp nhận.

[NTVA(1]Nang noãn phát triển đến giai đoan trưởng thành, sau đó chín và rụng noãn.

4.2 Phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản cho nam và người được xác định là nam sau khi sinh (DMAB)

Che chắn tinh hoàn: Tương tự như ở nữ giới, bác sĩ có thể sử dụng tấm chắn chì để bảo vệ tinh hoàn trong quá trình xạ trị. Ngoài ra, các kỹ thuật xạ trị tiên tiến cũng có thể được áp dụng để giảm thiểu liều lượng bức xạ mà tinh hoàn phải tiếp nhận.

Trữ đông tinh trùng: Phương pháp này bao gồm việc lấy mẫu tinh dịch và tiến hành đông lạnh, bảo quản cho đến khi cần sử dụng.

Việc sử dụng trữ đông trứng từ người phụ nữ là một giải pháp khả thi trong trường hợp mẫu tinh trùng từ chồng gặp phải các vấn đề
Trữ đông tinh trùng là phương pháp sẽ lấy mẫu tinh dịch và tiến hành đông lạnh, bảo quản cho đến khi cần sử dụng

Trữ đông mô tinh hoàn: Đối với trường hợp không có tinh trùng trong tinh dịch hoặc chưa bước vào tuổi dậy thì (chưa sản xuất tinh trùng), bác sĩ có thể lấy một mẫu mô tinh hoàn. Mẫu mô này có thể chứa tinh trùng và sẽ được tiến hành đông lạnh, bảo quản. Sau đó, các chuyên gia có thể trích xuất tinh trùng từ mô tinh hoàn đông lạnh để sử dụng trong tương lai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

5 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan