Thời điểm tầm soát ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là căn bệnh phụ khoa nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao vì diễn biến âm thầm, khó phát hiện sớm. Tầm soát ung thư buồng trứng định kỳ được xem là giải pháp hữu hiệu trong việc phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này.

1. Vì sao cần tầm soát ung thư buồng trứng?

Theo thống kê, tỷ lệ chữa khỏi ung thư buồng trứng đạt tới 90% nếu phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ giảm dần nếu bệnh được phát hiện trong các giai đoạn sau. Đến khi ung thư buồng trứng bước sang giai đoạn di căn, chỉ có 20% bệnh nhân có thể được chữa khỏi.

Thực tế cho thấy các triệu chứng của ung thư buồng trứng thường không rõ ràng trong giai đoạn sớm. Khi có những biểu hiện như đau vùng bụng dưới, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, ăn kém, đầy bụng,... thường người bệnh chỉ cho rằng đó là tình trạng rối loạn tiêu hóa thông thường nên không đi kiểm tra. Điều này đã khiến bệnh nhân bỏ lỡ thời điểm điều trị bệnh tốt. Khi các triệu chứng ung thư buồng trứng đã rõ ràng thì lúc này bệnh đã bước sang giai đoạn tiến triển, khả năng điều trị thành công và cơ hội sống sót cực kỳ thấp.

Do đó, tầm soát ung thư buồng trứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện bệnh sớm, giúp phụ nữ nâng cao khả năng điều trị bệnh thành công, giảm tối đa nguy cơ tử vong.

2. Đối tượng nên tầm soát ung thư buồng trứng

Những phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng nên khám sàng lọc định kỳ. Cụ thể là:

  • Có người thân mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
  • Có bất thường trong một gen BRCA1 hoặc BRCA2.
  • Có các gen liên quan đến ung thư đại trực tràng nonpolyposis di truyền (hội chứng Lynch).
  • Thừa cân.
  • Trên 50 tuổi.
  • Chưa bao giờ mang thai.
  • Có triệu chứng cảnh báo mắc ung thư buồng trứng: Đau bụng dưới, sụt cân nhanh, chán ăn, đầy bụng, buồn nôn,...
Phụ nữ trung niên
Phụ nữ trên 50 tuổi nên đi khám sàng lọc ung thư buồng trứng định kỳ

3. Các phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng

Một số phương pháp thường được chỉ định để tầm soát ung thư buồng trứng là:

  • Xét nghiệm CA 125: CA-125 là một protein có nồng độ trong máu cao hơn ở những người mắc ung thư buồng trứng. Vì vậy, xét nghiệm máu đo chỉ số CA-125 thường được sử dụng để tầm soát ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, mức CA 125 có thể tăng cao ở những người mắc u xơ tử cung, xơ gan, nhiễm trùng vùng chậu, ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư tuyến tụy,... Ngoài ra, nồng độ CA- 125 cũng có thể cao hơn bình thường ở một số phụ nữ khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, khi xét nghiệm thấy chỉ số CA-125 cao, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm các phương pháp khác.
  • Siêu âm vùng chậu: sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của các cơ quan trong xương chậu, bao gồm buồng trứng. Các bác sĩ sẽ dùng đầu dò siêu âm kiểm tra qua ngả âm đạo hoặc thành bụng. Đối với khám sàng lọc ung thư buồng trứng, siêu âm giúp xác định vị trí và kích thước cụ thể của khối u.
  • Chẩn đoán hình ảnh: chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp X-quang để đánh giá mức độ bệnh và giai đoạn xâm lấn của khối u trong cơ thể.
Xét nghiệm CA 125
Xét nghiệm CA 125 tầm soát ung thư buồng trứng

4. Khám ung thư buồng trứng vào thời điểm nào?

  • Phụ nữ trên 50 tuổi nên khám tầm soát bệnh.
  • Nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng trong khoảng 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh gần nhất.
  • Không xét nghiệm ung thư buồng trứng khi đang đặt thuốc hoặc đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Kiêng quan hệ tình dục 24 - 58 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm ung thư để tránh những tổn thương cho cổ tử cung và tránh làm ảnh hưởng tới tính chính xác của kết quả chẩn đoán.
  • Tuyệt đối không dùng kem bôi trơn âm đạo vì nó có thể che khuất những tế bào bất thường trước khi xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Intaxel
    Công dụng thuốc Intaxel

    Intaxel có dạng bào chế dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, thành phần chính là Paclitaxel 30mg/5ml. Thuốc có công dụng trong điều trị ung thư biểu mô buồng trứng tiến triển hoặc ung thư phổi, ung thư vú. Tuân ...

    Đọc thêm
  • Hycamtin 4mg
    Công dụng thuốc Hycamtin 4mg

    Hycamtin 4mg là thuốc bột pha truyền tĩnh mạch, được dùng trong chỉ định điều trị ung thư biểu mô buồng trứng di căn và ung thư phổi tế bào nhỏ. Việc sử dụng thuốc Hycamtin 4mg theo đúng chỉ ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Paclispec 100
    Công dụng thuốc Paclispec 100

    Paclispec 100 là thuốc điều trị ung thư. Thuốc có thành phần chính là Paclitaxel. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Paclispec sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ ...

    Đọc thêm
  • Assogem
    Công dụng thuốc Assogem

    Assogem là thuốc hóa trị được sử dụng riêng hoặc kết hợp với các thuốc khác trong điều trị một số loại ung thư, bao gồm ung thư vú, phổi, buồng trứng, tuyến tụy. Để sử dụng thuốc đúng cách, ...

    Đọc thêm
  • Adorucin
    Công dụng thuốc Adorucin

    Thuốc Adorucin được sử dụng trong điều trị ung thư như: ung thư phổi, ung thư vú, u tủy, ung thư bàng quang,... Thuốc có thành phần chính là Doxorubicin hydrochloride. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, ...

    Đọc thêm