Suy giáp ở phụ nữ đang mang thai có nguy hiểm?

Bài viết được tham vấn chuyên môn -Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Dù ở trong hoàn cảnh nào, bệnh suy giáp ở phụ nữ mang thai cũng ít nhiều ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi, thậm chí là khiến thai nhi kém phát triển thể chất và chậm phát triển trí tuệ. Do vậy, việc đề phòng và tìm hiểu những kiến thức về căn bệnh này là rất cần thiết.

1. Bệnh suy giáp là gì?

Bệnh suy tuyến giáp rất phổ biến hiện nay, là tình trạng chức năng tuyến giáp bị suy giảm và khả năng sản xuất hormon không đầy đủ so với nhu cầu của cơ thể, làm cho các mô, các cơ quan bị tổn thương và gây ra các rối loạn chuyển hóa trên lâm sàng và xét nghiệm.

Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ giảm tiết hormon giáp trạng ở mỗi người mà bệnh suy giáp có những biểu hiện bằng các hình thái khác nhau. Căn bệnh này thường gặp ở phụ nữ (chiếm khoảng 2% trong khi ở nam giới chỉ khoảng 0,1%). Đặc biệt, suy giáp bẩm sinh có thể gặp ở 1/5000 trẻ sơ sinh.

Bệnh suy giáp phụ nữ mang thai thường sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu cho thai nhi, chính vì thế, căn bệnh này cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây suy giáp ở phụ nữ mang thai

Suy giáp nhẹ ở phụ nữ mang thai
Nguyên nhân gây suy giáp ở phụ nữ mang thai là những nguyên nhân nào?

Những nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp nói chung đều có thể xảy ra đối với phụ nữ mang thai, và nguyên nhân được cho là phổ biến nhất chính là do người bệnh bị viêm tuyến giáp mạn tính có tính chất tự miễn.

Các nguyên nhân gây suy giáp nhẹ khi mang thai khác có thể là do người bệnh đã bị cắt tuyến giáp hoặc đang điều trị basedow bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp liều quá cao, điều trị iod phóng xạ...

Ngoài ra, những trường hợp suy giáp phụ nữ mang thai cũng có thể xảy ra trong trường hợp thai phụ đã hoặc đang điều trị bệnh cường giáp, có bướu cổ to, tiền sử gia đình có người bị bệnh tuyến giáp, đã bị viêm tuyến giáp hoặc suy giáp trong lần có thai trước... hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.

3. Suy giáp ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

Trường hợp thai phụ bị suy giáp nhẹ khi mang thai nếu như không được phát hiện và điều trị đầy đủ thì rất có thể xảy ra biến chứng điển hình của suy giáp như đau yếu cơ, thiếu máu, suy tim sung huyết, táo bón, chậm chạp....

Đặc biệt, nguy cơ các biến chứng liên quan đến sản khoa như bất thường bánh nhau, tiền sản giật, đẻ con nhẹ cân và chảy máu nhiều sau sinh... có thể xảy ra ở những trường hợp suy giáp phụ nữ mang thai nặng.

Đối với thai nhi, tuyến giáp sẽ được hình thành và hoạt động bắt đầu từ tuần thai thứ 10 hoặc 12 của thai kỳ, do vậy, trong khoảng 3 tháng đầu, thai nhi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hormon tuyến giáp của người mẹ, nếu như mẹ bị suy giáp thì con cũng sẽ bị. Hormon tuyến giáp lại có vai trò rất quan trọng trong việc phân chia và hình thành các cơ quan cũng như sự phát triển não bộ của trẻ. Chính vì thế, nếu như trẻ bị suy giáp bẩm sinh thì có khả năng gặp những bất thường về sự phát triển thể chất và trí tuệ là rất cao.

Suy giáp phụ nữ mang thai có thể gây ra rất nhiều nguy cơ và nó được đánh giá là nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi. Chính vì thế, các bác sĩ vẫn luôn khuyến cáo phụ nữ có thai nên xét nghiệm TSH ngay khi có kế hoạch sinh con hoặc trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Trường hợp đã mắc bệnh suy giáp nhẹ khi mang thai mà đang điều trị bằng hormon tuyến giáp (levothyroxin) thì cần phải làm xét nghiệm FT4 và TSH hàng tháng trong suốt thời gian mang thai để theo dõi tình hình sức khỏe vì nhu cầu hormon tuyến giáp sẽ tăng lên trong thời kỳ mang thai, đòi hỏi phải tăng liều thuốc điều trị. Tuy nhiên, nếu như không mắc bệnh tuyến giáp và xét nghiệm TSH lần đầu sau khi phát hiện có thai cho ra kết quả bình thường thì sẽ không cần phải kiểm tra lại nữa.

4. Suy giáp ở phụ nữ mang thai điều trị như thế nào?

Suy giáp nhẹ ở phụ nữ mang thai
Suy giáp ở phụ nữ mang thai điều trị như thế nào?

Việc điều trị cho những trường hợp suy giáp ở phụ nữ mang thai cũng giống như người bệnh không mang thai, tập trung bổ sung dạng hormon tuyến giáp tổng hợp. Phụ nữ có thai sẽ được điều chỉnh liều tối ưu, đạt bình giáp từ trước khi có thai để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất. Ngoài ra, người bệnh cũng cầm tiến hành xét nghiệm chức năng tuyến giáp (FT4 và TSH) mỗi 6-8 tuần một lần để biết được nồng độ FT4 và TSH có trong giới hạn bình thường hay không. Sau khi sinh em bé xong, sản phụ vẫn phải tiếp tục điều trị suy giáp như khi có thai. Trẻ sơ sinh có mẹ bị suy giáp thì sau khi sinh ra cần hỗ trợ điều trị sớm bằng cách bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp.

Mặt khác, để đảm bảo sức khỏe của bản thân và quá trình phát triển toàn diện của em bé thì trước khi có kế hoạch sinh con, người phụ nữ hãy chủ động đến bệnh viện để kiểm tra các chức năng tuyến giáp. Nếu như phát hiện dấu hiệu của bệnh suy giáp thì cần phải điều trị khỏi bệnh và chức năng tuyến giáp trở lại trạng thái bình thường rồi mới nên có thai.

Khi thấy mình có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh tuyến giáp, người bệnh nên đế những bệnh viện uy tín như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City khám nội tiết và điều trị kịp thời. Tại đây có Chuyên khoa Nội tiết - Tiểu đường để tầm soát các bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, đái tháo đường và tuyến thượng thận.... rất an toàn và có độ chính xác cao. Đặc biệt chuyên khoa có sự phối hợp chặt chẽ với Trung tâm IVF - Khoa Sản trong việc quản lý các bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp, đặc biệt là suy giáp phụ nữ mang thai, tiểu đường thai kỳ.

Phụ nữ mang thai nếu phát hiện suy giáp trong thai kỳ thì sẽ được điều trị bằng những kỹ thuật hiện đại bậc nhất cả nước như: điều trị nhân lành tính tuyến giáp bằng kỹ thuật đốt sóng cao tần, hay nghiên cứu ứng dụng công nghệ Tế bào gốc trong điều trị đái tháo đường... Đồng thời, tại đây có sự hội tụ của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước.

Phó Giáo sư. Tiến sĩ Hoàng Đăng Mịch có trên 42 năm làm nghề y, có thế mạnh trong các lĩnh vực chuyên khoa về Gan - Thận - Bệnh lý miễn dịch... Hiện tại, bác sĩ đang là Cố vấn chuyên môn Nội tổng quát khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan