Vì sao uống vitamin C có thể gây mất ngủ?

Vitamin C là dưỡng chất thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như ngăn ngừa mất thị lực ở người lớn tuổi, tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên việc sử dụng vitamin C không đúng cách có thể gây ra nhiều rủi ro, một trong số đó là uống vitamin C mất ngủ.

1. Tác dụng của Vitamin C đối với sức khỏe:

Vitamin C là dưỡng chất tham gia vào quá trình hình thành mạch máu, sụn, cơ và collagen trong xương cũng như quá trình hình thành kháng thể, nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, một số lợi ích tích cực khi bổ sung đủ vitamin C gồm có:

  • Tăng cường hấp thu sắt và khoáng chất
  • Ngăn ngừa giảm thị lực do tuổi tác và bệnh thoái hoá điểm vàng
  • Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
  • Ngăn ngừa các nhiễm trùng xoang, đường thở, đường hô hấp
  • Làm đẹp da và ngăn ngừa cháy nắng
  • Làm giảm ban đỏ trên da
  • Tăng cường hiệu quả các hoạt động thể chất, thể dục thể thao
  • Ngăn ngừa lão hoá da
  • Giảm lượng protein trong nước tiểu ở bệnh nhân tiểu đường

Mặc dù vậy cơ thể không thể tự sản xuất ra vitamin C nên việc bổ sung vitamin C từ chế độ ăn uống là rất quan trọng. Vitamin C thường có mặt dồi dào trong các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, cà chua, bắp cải, rau bina, bông cải xanh hoặc có thể bổ sung ở dạng viên uống.

2. Uống vitamin C có mất ngủ không?

Bên cạnh chế độ ăn uống thì rất nhiều người lựa chọn việc uống viên sủi hoặc viên nang chứa vitamin C để bổ sung dưỡng chất này cho cơ thể. Tuy nhiên mỗi ngày cơ thể chỉ có thể hấp thụ một lượng vitamin C nhất định khoảng 50-100mg. Nếu uống quá nhiều vitamin C khoảng 2000mg/ngày có thể gây mất ngủ vì thừa vitamin C làm cản trở sự hấp thu, lắng đọng dưỡng chất. Ngoài ra, vitamin C có đặc tính kích thích cao cũng có thể gây hưng phấn và tác động mạnh đến chất lượng giấc ngủ. Điển hình là dẫn tới rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Bên cạnh việc mất ngủ khi sử dụng quá liều, vitamin C còn có thể gây ra các tác dụng phụ khác như:

  • Buồn nôn, nôn
  • Ợ nóng, co thắt dạ dày, rối loạn tiêu hoá
  • Mệt mỏi, đau đầu
  • Thừa sắt
  • Tạo sỏi oxalat
  • Giảm độ bền hồng cầu
  • Viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu
  • Giảm khả năng diệt khuẩn của bạch cầu

3. Làm thế nào để uống vitamin C mà không gây mất ngủ?

Như đã đề cập thì uống vitamin C gây mất ngủ thường do quá liều hoặc quá lượng vitamin C cơ thể có khả năng hấp thụ trong một ngày. Vì vậy để vừa đảm bảo bổ sung đủ vitamin C cho cơ thể, vừa tránh việc mất ngủ có thể tham khảo các biện pháp sau:

  • Không bổ sung quá nhiều vitamin C vào cùng một thời điểm mà nên chia làm 3-4 lần uống/ngày ở các thời điểm khác nhau
  • Tránh dùng vitamin C vào buổi tối trước khi đi ngủ, vì có thể gây kích thích, hưng phấn dẫn tới mất ngủ.
  • Nên uống vitamin C sau bữa ăn, vì đây là thời điểm mà dưỡng chất có thể nhanh chóng thấm qua dạ dày và thành ruột. Nếu dùng trước bữa ăn thì phần lớn vitamin C sẽ bị bài tiết và đi ra ngoài, không phát huy được hết tác dụng
  • Tối ưu nhất là uống vitamin C trong khoảng 9-10 giờ sáng là thời điểm hệ tiêu hoá hoạt động mạnh nhất

Để vitamin C mang lại lợi ích cho cơ thể thì việc bổ sung cần đúng, đủ liều lượng và thời gian dùng. Vì thế, khi đã biết được cơ chế hoạt động của vitamin C đối với cơ thể bạn nên tham khảo và thực hiện ngay từ hôm nay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan