Vì sao mắc bệnh thận có cảm giác đau lưng

Bệnh nhân mắc bệnh thận thường có cảm giác đau lưng. Tuy nhiên, việc phân biệt sự khác biệt giữa đau lưng do thận và đau lưng do các bệnh lý khác là rất khó. Đau lưng do bệnh thận có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên lưng ngay dưới lồng xương sườn.

1. Đau do bệnh thận

Thận là nơi lọc chất thải và độc tố từ máu, vì vậy chúng dễ bị nhiễm trùng và tổn thương hơn các cơ quan khác. Lượng canxi, oxalat và phốt pho dư thừa có thể tích tụ trong thận để hình thành sỏi thận, có thể gây đau nếu chúng gây tắc nghẽn.

Thận nằm cạnh cột sống thắt lưng ở phía dưới của xương sườn. Một người bình thường sẽ có 2 quả thận nằm đối xứng ở hai bên cột sống thắt lưng, thận bên trái sẽ nằm cao hơn thận bên phải khoảng 2cm.

Cơn đau do thận xảy ra bên dưới lồng xương sườn ở hai bên cột sống của một người. Nhiều người cũng có thể cảm thấy như thể cơn đau đến từ sâu bên trong cơ thể. Mọi người có thể cảm thấy đau ở một hoặc cả hai bên của cơ thể tùy thuộc vào việc một tình trạng chỉ ảnh hưởng đến một quả thận hoặc cả hai quả thận.

Vôi hóa mạch máu ở bệnh nhân sỏi thận
Tắc nghẽn sỏi thận là thể gây đau gần cột sống thắt lưng

2. Phân biệt đau lưng thông thường và đau lưng do bệnh thận

2.1 Đau lưng do bệnh thận

Bệnh thận có thể gây cảm giác đau ở phần trên của lưng. Đau từ các cơ hoặc cột sống xuất hiện khi cúi xuống hoặc nâng một vật, và có thể được cảm thấy ở giữa lưng hoặc ở hai bên lưng.

Các nguyên nhân phổ biến nhất của đau thận ở lưng là:

Các triệu chứng khác của bệnh thận cần lưu ý bên cạnh đau lưng là: Tiểu đau, tiểu rắt, đi tiểu liên tục, nước tiểu có màu lạ, thay đổi vị giác, chán ăn, chóng mặt, nhức đầu, sốt, táo bón, tiêu chảy, miệng có vị kim loại, mệt mỏi, ngứa hoặc phát ban.

Các dấu hiệu tổn thương thận nghiêm trọng hoặc các vấn đề có thể bao gồm:

  • Hôi miệng
  • Miệng có vị kim loại
  • Thở ngắn
  • Sưng phù chân, mắt cá chân hoặc bàn chân
  • Lú lẫn
  • Nhịp tim không đều
  • Chuột rút

Video đề xuất: Bệnh sỏi thận nên ăn gì và tránh ăn gì?

2.2 Đau lưng thông thường

Đau lưng thường xảy ra do các vấn đề ảnh hưởng đến cơ, xương hoặc dây thần kinh ở lưng. Vị trí, mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng đau lưng kèm theo khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Đau lưng có thể xảy ra bất cứ nơi nào ở lưng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều trải qua cơn đau ở lưng dưới.

  • Đau lưng do đau cơ có cảm giác như đau âm ỉ hoặc đau nhức. Một số chuyển động cơ thể có thể kích hoạt hoặc làm nặng thêm cơn đau cơ, cường độ có thể từ nhẹ đến nặng.
  • Những người bị đau lưng do dây thần kinh có thể trải qua cảm giác nóng rát hoặc như dao đâm vào các khu vực khác của cơ thể.
  • Đau thần kinh tọa là một dạng đau thần kinh ảnh hưởng đến lưng. Bệnh nhân bị đau thần kinh tọa khi dây thần kinh tọa bị chèn ép gây ra một cơn đau rát ở vùng thắt lưng tỏa ra qua mông.
  • Đau do xương có thể do gãy xương đốt sống hoặc cột sống có hình dạng bất thường. Loại đau này đến bất ngờ. Đau xương dao động từ trung bình đến nặng và thường xấu đi khi vận động.

Các triệu chứng khác có thể đi kèm với đau lưng bao gồm:

  • Đau hoặc tê cứng dọc theo cột sống
  • Đau nhói vùng cổ
  • Bệnh nhân cảm thấy khó đứng thẳng do đau hoặc co thắt cơ bắp
  • Đi lại khó khăn
  • Tê hoặc ngứa ran ở lưng lan ra tứ chi
  • Yếu ở một hoặc cả hai chân
Tê bì tay chân
Đau lưng có thể kèm theo tê ngứa lan ra tứ chi

Nguyên nhân gây cơn đau lưng bao gồm:

  • Căng cơ hoặc dây chằng ở lưng là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng. Đau lưng có thể do cơ bị kéo quá căng, bệnh nhân nâng vật quá nặng hoặc sử dụng các kỹ thuật nâng không chính xác.
  • Tư thế ngồi không đúng
  • Đứng hoặc ngồi liên tục trong một thời gian dài
  • Co thắt cơ bắp
  • Chấn thương ở lưng, chẳng hạn như gãy xương hoặc bị ngã
  • Đĩa đệm bị tổn thương, trật khớp hoặc vỡ
  • Cong vẹo cột sống
  • Khối u

Một người thường có thể điều trị đau lưng nhẹ tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, xoa bóp và thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, mọi người nên đi khám bác sĩ nếu đau lưng nặng hoặc đau do chấn thương.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

108.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan