Thuốc tiểu đường nào tốt?

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, bạn có rất nhiều lựa chọn để điều trị căn bệnh này. Thực phẩm, tập thể dục và thuốc men phối hợp với nhau sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Về thuốc, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm hiểu xem bạn có cần dùng thuốc hay không, loại nào phù hợp với bạn và tần suất bạn mà nên dùng.

1. Thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2

Medications thường là loại thuốc đầu tiên mà những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thử khi mà chỉ ăn kiêng và tập thể dục là không đủ để giữ lượng đường trong máu của họ ở mức tốt.

Có rất nhiều loại thuốc tiểu đường khác nhau và chúng hoạt động theo những cách khác nhau. Ví dụ như:

  • Biguanides: Nhóm thuốc này bao gồm metformin, một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị bệnh tiểu đường. Thuốc này sẽ tác động tới gan của bạn để giữ một số glucose mà gan tạo ra.
  • Meglitinides và sulfonylureas. Những loại thuốc này kích thích tuyến tụy của bạn tạo ra nhiều insulin hơn.
  • Thuốc ức chế DPP-4 làm tăng nồng độ incretin trong máu, qua đó ức chế tiết glucagon.
  • Thiazolidinediones, TZDs hoặc glitazones: Những loại thuốc này giúp insulin hoạt động tốt hơn. Chúng làm giảm sự đề kháng insulin từ các tế bào của bạn để tuyến tụy không phải làm việc quá sức.
  • Chất ức chế alpha-glucosidase làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn có carbohydrate phức tạp như bánh mì, mì ống, gạo, khoai tây và ngô. Điều này giữ cho lượng đường trong máu của bạn không tăng lên sau khi bạn ăn.
  • Thuốc ức chế SGLT2 hoạt động bằng cách cho phép thận của bạn thải thêm đường.
  • Chất cô lập axit mật làm giảm cholesterol của bạn và cũng có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Bạn có thể dùng những loại thuốc này đơn lẻ hoặc kết hợp với những thuốc khác, bao gồm cả insulin.
  • Các chất chủ vận thụ thể dopamine hoạt động trực tiếp trên não để giúp nó xử lý dopamine. Do đó, điều này có thể làm tăng độ nhạy cảm của bạn với insulin để cơ thể bạn không cần sản xuất nhiều insulin. Những người dùng thuốc chủ vận thụ thể dopamine cũng nên thực hiện một số thay đổi lối sống như chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để thuốc có hiệu quả hơn.

Thuốc tiêm làm chậm tốc độ thức ăn rời khỏi dạ dày của bạn và khiến bạn cảm thấy no. Chúng cũng giúp gan của bạn không tạo ra glucose trong giờ ăn.

  • Chất chủ vận thụ thể GLP-1 giúp tuyến tụy của bạn tạo ra insulin. Một số thuốc thuộc loại này bạn dùng hàng ngày, trong khi một số loại khác chỉ sử dụng một lần một tuần.
  • Pramlintide (Symlin) hoạt động giống như hormone amylin mà tuyến tụy của bạn tiết ra cùng với insulin. Bạn chỉ dùng loại thuốc này kèm với insulin.

Liệu pháp insulin có thể là một giải pháp ngắn hạn khi các loại thuốc khác không đủ để kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Các loại insulin được phân nhóm theo tốc độ bắt đầu hoạt động và tác dụng kéo dài bao lâu. Bạn có thể phải sử dụng nhiều loại insulin khác nhau.

Bạn có thể dùng insulin theo một số cách sau:

  • Tiêm bằng kim và ống tiêm: Bạn lấy một lượng insulin cần thiết vào bơm tiêm và tự tiêm cho mình. Bạn chọn một trong các vị trí như bụng, đùi, mông và bắp tay.
  • Bơm insulin: Bơm kết nối với một cây kim nhỏ dưới da của bạn để cung cấp một lượng insulin ổn định trong suốt cả ngày.
  • Bút tiêm insulin: Nó trông giống như một cây bút nhưng có một cây kim ở cuối để tiêm insulin vào cơ thể
  • Ống hít: Bạn hít insulin dạng bột.
  • Cổng tiêm: Ống này đi dưới da của bạn và cho phép bạn sử dụng kim tiêm và ống tiêm hoặc bút mà không cần phải thay đổi vị trí khác nhau mỗi lần. Bạn giữ cổng tiêm này tại một vị trí trong vòng một tuần và sau đó, thay thế nó bằng một cổng mới ở một vị trí mới.
  • Kim phun phản lực: Thao tác này sẽ phun insulin vào da của bạn ở áp suất cao thay vì dùng kim tiêm.

Biguanides là một trong nhiều loại thuốc điều trị tiểu đường.
Biguanides là một trong nhiều loại thuốc điều trị tiểu đường.

2. Thuốc tiểu đường tuýp 2 nào tốt?

Theo một đánh giá nghiên cứu mới cho thấy, không có loại thuốc nào là tốt để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ hoặc tử vong sớm. Các nhà nghiên cứu cho biết, kết quả này củng cố các khuyến nghị hiện tại, đó là dùng Metformin (Glumetza, Glucophage) cho hầu hết bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Tiến sĩ Kevin Pantalone, chuyên gia về bệnh tiểu đường tại Phòng khám Cleveland và là thành viên của Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ cho biết, có rất ít điều mà các chuyên gia đồng ý với nhau nhưng đây là một trong số đó. Trong trường hợp không có chống chỉ định hoặc không dung nạp, Metformin nên là thuốc đầu tay để điều trị bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Metformin có thể gây đau bụng và tiêu chảy, vì vậy, một số bệnh nhân không thể tiếp tục sử dụng nó hàng ngày. Những người bị bệnh thận nói chung không nên dùng loại thuốc này.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, có hơn 29 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường, chủ yếu là tiểu đường tuýp 2. Căn bệnh này thường liên quan đến béo phì, khiến lượng đường trong máu cao kinh niên. Theo thời gian, điều đó có thể dẫn đến các biến chứng, chẳng hạn như bệnh tim, đột quỵ, suy thận và tổn thương thần kinh.

Có nhiều loại thuốc làm giảm lượng đường trong máu. Điều chưa rõ ràng là liệu có loại thuốc nào trong số đó hoạt động tốt hơn những loại thuốc còn lại trong việc ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường và kéo dài cuộc sống của bệnh nhân hay không. Hiện tại, không có loại thuốc nào là tốt. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng không đưa ra kết luận, họ cho biết các thử nghiệm tổng quan không được thiết kế đặc biệt để xem liệu có bất kỳ loại thuốc nào kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân hay không. Chủ yếu là họ xem xét các phản ứng "sinh hóa" như liệu thuốc có làm giảm lượng đường trong máu hay không.

Nghiên cứu đã tập hợp các kết quả từ 301 thử nghiệm lâm sàng kiểm tra 9 loại thuốc tiểu đường. Các loại thuốc bao gồm các chất dự phòng cũ như metformin, insulin, sulfonylurea như glipizide (Glucotrol) và glimepiride (Amaryl). Các thử nghiệm khác xem xét các loại thuốc mới hơn và đắt tiền hơn, bao gồm thiazolidinediones như pioglitazone (Actos), rosiglitazone (Avandia), các chất ức chế DPP như sitagliptin (Januvia) và saxagliptin (Onglyza).

Nhiều thử nghiệm chỉ kiểm tra một loại thuốc đơn lẻ nhưng có hơn 100 thử nghiệm đã sử dụng một loại thuốc kết hợp với metformin. Nhìn chung, metformin hoạt động tốt hoặc tốt hơn các loại thuốc khác trong việc làm giảm lượng đường trong máu, các đánh giá cho thấy. Khi nói đến việc ngăn ngừa các biến chứng hoặc kéo dài cuộc sống của bệnh nhân, không có loại thuốc nào là tốt. Cũng có bằng chứng từ các thử nghiệm gần đây cho thấy trên thực tế, hai loại thuốc tiểu đường mới hơn có thể hạn chế nguy cơ tử vong do bệnh tim hoặc đột quỵ. Những loại thuốc đó là thuốc tiêm mang tên liraglutide (Victoza) và thuốc uống gọi là empagliflozin (Jardiance).

Tuy nhiên, metformin vẫn là thuốc đầu tay được khuyến cáo để điều trị bệnh tiểu đường, nó không chỉ làm giảm lượng đường trong máu mà còn có ít nguy cơ hạ đường huyết (giảm lượng đường trong máu ở mức rất nguy hiểm). Nếu cần thêm một loại thuốc khác, việc lựa chọn thuốc cần dựa trên sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và các tác dụng phụ khác nhau. Ví dụ, một số loại thuốc như insulin và sulfonylurea có nhiều khả năng gây hạ đường huyết. Những loại thuốc khác có thể gây tăng cân.

Dù sử dụng thuốc nào, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, việc thay đổi lối sống đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn là yếu tố then chốt. Thay đổi lối sống, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên, là điều cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ chế độ điều trị nào.


Một trong những tác dụng phụ của thuốc tiểu đường là gây tiêu chảy.
Một trong những tác dụng phụ của thuốc tiểu đường là gây tiêu chảy.

3. Quản lý bệnh tiểu đường tuýp 2

Bạn sẽ cần phải thay đổi lối sống để bản thân kiểm soát thành công bệnh tiểu đường tuýp 2. Một số thay đổi đó là:

  • Giảm cân: Giảm 5% đến 10% trọng lượng cơ thể - tức là dưới 9kg nếu bạn nặng 80kg - có thể làm giảm mức HbA1c và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nó có thể giúp bạn cắt giảm lượng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp cao và cholesterol cao. Giảm cân cũng có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm và giúp giảm chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Không có một chế độ ăn kiêng nào phù hợp với tất cả các bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, bạn sẽ cần chú ý đến tinh bột, chất xơ, chất béo và muối để kiểm soát lượng đường trong máu và tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường. Ăn bao nhiêu và khi nào cũng rất quan trọng. Hãy tham khảo ý kiến của một chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn lập kế hoạch cho các bữa ăn chính và ăn nhẹ của mình.
  • Hoạt động thể chất: Từ tập thể dục đến làm việc nhà, các hoạt động này có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn. Nó giúp các tế bào của bạn sử dụng insulin và giúp cơ của bạn sử dụng glucose một cách hiệu quả. Hãy nhớ kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi tập thể dục.
  • Ngủ ngon hơn: Ngủ không đủ giấc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ngay từ đầu. Thời gian bạn ngủ và chất lượng giấc ngủ có thể làm tăng mức HbA1c. Cải thiện giấc ngủ có thể giúp chỉ số đường huyết thấp hơn.

Tập thể dục có thể giúp chữa tiểu đường.
Tập thể dục có thể giúp chữa tiểu đường.

4. Theo dõi bệnh tiểu đường tuýp 2

Bác sĩ sẽ có thể hẹn bạn thường xuyên để làm các xét nghiệm đánh giá mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn. Bao gồm:

  • Theo dõi đường huyết: Bạn sẽ sử dụng máy đo đường huyết để kiểm tra lượng đường trong máu khi bác sĩ yêu cầu hoặc mua một thiết bị riêng để theo dõi mức độ đường máu mình.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ HbA1c và cholesterol của bạn, cùng với việc làm các xét nghiệm để đảm bảo rằng tuyến giáp, gan và thận của bạn đều hoạt động bình thường.
  • Khám mắt thường xuyên: Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu của bệnh võng mạc, tổn thương dây thần kinh ở mắt của bạn do bệnh tiểu đường gây ra.
  • Khám chân thường xuyên: Bác sĩ sẽ kiểm tra các vấn đề về chân và tổn thương dây thần kinh ở chân của bạn.

Chỉ số đường huyết của bạn biết việc điều trị của bạn có đang hiệu quả hay không. Bác sĩ sẽ cho bạn biết cần kiểm tra bao nhiêu lần một ngày. Nó phụ thuộc vào loại thuốc tiểu đường mà bạn đang dùng. Trong suốt cuộc đời, bạn có thể sẽ điều trị bệnh tiểu đường của mình theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi, thuốc không có tác dụng tốt và bạn sẽ phải chuyển sang phương án khác. Bạn cũng sẽ cần điều chỉnh những thay đổi trong cơ thể khi bạn già đi. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm kiếm các loại thuốc và cách điều trị bệnh tiểu đường mới.

Tiểu đường (hay đái tháo đường) là một căn bệnh được chẩn đoán càng sớm càng tốt. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe