Thức uống năng lượng có hại cho răng không?

Một số ý kiến cho rằng nước uống năng lượng là giải pháp thay thế tốt hơn cho soda, nhưng điều đó không đúng đối với sức khỏe răng miệng. Vì việc sử dụng thức uống năng lượng có tính axit cao một cách thường xuyên có thể khiến răng tổn thương nghiêm trọng.

1. Thức uống năng lượng là gì?

Thức uống năng lượng hay còn được gọi là nước tăng lực, được bán rộng rãi trên thị trường như là sản phẩm giúp tăng cường hoạt động thể chất, sự tỉnh táo và mức năng lượng. Các thành phần được tìm thấy trong nước tăng lực bao gồm taurine, caffeine, guarana và khá nhiều đường.

Trong một báo cáo doanh số bán lẻ của Canada về tiêu thụ nước uống năng lượng và thể thao, doanh số bán lẻ đồ uống năng lượng và thể thao dự kiến ​​sẽ đạt hơn 1 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022. Trong danh mục này, loại đồ uống bán chạy nhất vào năm 2022 được dự báo là thức uống tăng cường chức năng.

Thức uống năng lượng
Thức uống năng lượng có tác động xấu đối với sức khỏe răng miệng

2. Thức uống năng lượng có hại cho răng không?

Theo một nghiên cứu mới đây, đồ uống năng lượng có thể làm hỏng men răng, làm tăng nguy cơ sâu răng. Thức uống năng lượng có tác động xấu đối với sức khỏe răng miệng do chứa nhiều đường và tính axit rất cao. Đồ uống chứa nhiều đường và axit có thể gây tổn thương men răng không thể phục hồi, khiến răng dễ bị ê buốt và sâu hơn. Đồ uống năng lượng về cơ bản sẽ làm mòn men răng của bạn vì nó là một chất lỏng có tính axit cao. Khi tiếp xúc với bề mặt men trong thời gian dài, axit này có thể làm suy yếu lớp ngoài của men. Bên cạnh đó, các vi khuẩn hiện diện tự nhiên trong miệng của bạn tiêu thụ đường và sản phẩm phụ lại chính là axit. Axit sinh ra từ quá trình hoạt động của vi khuẩn lại quay trở lại và tác động xấu lên men răng. Khi có nhiều đường trong khoang miệng, các vi khuẩn cũng sẽ tăng sinh và hoạt động quá mức, dẫn đến nguy cơ sâu răng.

3. Uống gì hại răng?

Nếu bạn đang tự hỏi uống gì hại răng thì dưới đây chính là câu trả lời. Bên cạnh thức uống năng lượng, vẫn còn nhiều loại đồ uống gây hại cho sức khỏe răng miệng:

  • Soda: Soda có hại đối với sức khỏe tổng thể và cả sức khỏe răng miệng. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa sâu răng và tiêu thụ soda. Bởi lẽ soda có tính axit cao có thể gây hư hại ​​men răng của bạn. Thậm chí ngay cả soda không đường cũng không tốt cho răng miệng như bạn tưởng vì chúng có chứa nhiều axit citric và axit photphoric.
  • Nước ngọt: Nước ngọt chứa rất nhiều đường, axit và do đó có khả năng làm sâu răng và bào mòn men răng.
  • Đồ uống có cồn: Tất cả các loại thức uống có cồn đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của bạn. Rượu gây mất nước, khô miệng và thúc đẩy sự hình thành vết ố. Đồ uống có cồn làm giảm lưu lượng nước bọt có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng theo thời gian như sâu răng và bệnh nướu răng.
  • Cà phê: Cà phê làm răng răng bị xỉn màu. Ngoài ra, giống như với rượu vang, cà phê làm cho răng cũng làm giảm lượng nước bọt, gây khô. Cà phê thậm chí càng có hại cho sức khỏe răng miệng hơn nếu bạn thêm đường vào cà phê.
uống gì hại răng
Nếu bạn đang tự hỏi uống gì hại răng thì soda là câu trả lời

4. Lời khuyên dành cho người thích thức uống năng lượng

Ngay cả một ly thức uống năng lượng mỗi ngày cũng có thể gây hại. Nếu người tiêu dùng hoàn toàn không thể từ bỏ chúng, lời khuyên là giảm thiểu việc sử dụng chúng và súc miệng bằng nước sau khi uống. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể pha loãng chúng để giảm tính axit, tuy nhiên một số người sẽ không thích biện pháp này vì nó có thể làm ảnh hưởng tới mùi vị của thức uống năng lượng.

Đừng chải răng ngay sau khi uống thức uống năng lượng vì điều này có thể gây lan axit ra xung quanh. Miệng mất khoảng 30 phút để đưa độ pH trở lại bình thường. Do đó, hãy đợi 1 giờ sau khi uống thức uống năng lượng để axit được trung hòa, sau đó hãy đánh răng. Bạn cũng có thể lựa chọn các giải pháp thay thế tự nhiên cho đồ uống năng lượng. Một số lựa chọn thay thế có thể xem xét là:

  • Trà xanh: Chứa caffeine tự nhiên với một lượng nhỏ;
  • Nước ép và sinh tố xanh: Hãy thử sử dụng các nguồn vitamin B tự nhiên trong sinh tố như rau mùi tây, cải xoăn và rau bina;
  • Nước: Bạn có thể gặp phải mức năng lượng thấp khi quá trình trao đổi chất chậm lại. Cách tốt để chống lại điều này là uống nhiều nước.

Đồ uống năng lượng có thể có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe răng miệng tổng thể của bạn. Vì vậy, cách tốt là hạn chế chúng và thay bằng các loại thức uống tự nhiên giàu năng lượng. Bạn cũng nên đến phòng khám nha khoa từ 3-6 tháng một lần để được vệ sinh và chăm sóc răng miệng một cách chuyên nghiệp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, dentalchoice.ca

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan