Phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Bích Nhĩ - Bác sĩ Mắt - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Tháo dầu silicon nội nhãn được thực hiện bằng phẫu thuật lấy dầu silicon ra khỏi mắt đã được phẫu thuật cắt dịch kính cùng với việc bơm dầu nội nhãn để điều trị tình trạng bong võng mạc nhằm tránh các biến chứng có thể xảy ra do dầu silicon.

1. Khái quát về dầu silicon

Dầu silicon bắt đầu được sử dụng trong y học từ những năm 50 trong phẫu thuật thẩm mỹ ngực. Và đến năm 1962, dầu silicon được sử dụng trong phẫu thuật võng mạc. Và các nghiên cứu cũng đã báo cáo tỷ lệ thành công trong việc áp lại vòng mạch sau phẫu thuật được sự chấp nhận sử dụng dầu silicon như một chất thay thế dịch kính.

Dầu silicon thuộc hỗn hợp silicon hữu cơ đơn phân và đa phân, chịu được nhiệt độ cao khi khử trùng bằng lò hấp. Mặc dù dầu silicon có đặc tính trơ về mặt sinh học thì nó cũng có thể tạo ra những phản ứng nhẹ của cơ thể đồng thời tạo được vỏ bọc tốt. Vai trò chính của dầu silicon thường được sử dụng để cho phép ép võng mạc lâu dài.

Cơ chế tác dụng chính của dầu silicon giúp tạo một lực nổi lên trên ép vào võng mạc do có trọng lượng riêng. Tuy nhiên do sức căng bề mặt giữa dầu với nước nhỏ hơn đáng kể so với sức căng bề mặt giữa khí và nước nhỏ hơn đáng kể so với sức căng bề mặt giữa khí và nước nên lực này chỉ bằng một phần ba lực tạo ra bởi bóng khí, chỉ đủ để giữ võng mạc áp nếu được giải phóng co kéo tốt nhưng không đủ để chống lại các lực cơ kéo trực tiếp võng mạc.

Ngoài ra, còn có một số cơ chế nhờ đó dầu silicon nội nhãn có thể ngăn cản được quá trình bong võng mạc. Sự xuất hiện bóng dầu silicon nằm sát bề mặt võng mạc có thể làm thay đổi hướng của lực co kéo do đó, làm cho chúng trở nên song song với võng mạc và tương ứng sẽ ít tác dụng hơn so với lực kéo trực tiếp. Khi có một bóng dầu lớn trong buồng dịch kính thì sẽ chỉ còn một lớp dịch kính mỏng bao phủ bề mặt võng mạc hậu cực. Có thể những điều kiện này lượng dịch trong nhãn cầu không đủ để gây bong võng mạc trừ phi có co kéo đáng kể.

Dầu silicon nội nhãn có thể ngăn cản được quá trình bong võng mạc
Dầu silicon nội nhãn có thể ngăn cản được quá trình bong võng mạc

2. Cắt dịch kính có thực hiện bơm dầu silicon nội nhãn

Điều trị viêm mủ nội nhãn bằng cắt dịch kínhbơm dầu nội nhãn không chỉ giới hạn ở quá trình viêm, hạn chế tổn thương của các thành phần nhãn cầu mà dầu silicon còn giúp đề phòng và hạn chế sự bong võng mạc. Đối với trường hợp viêm mủ nội nhãn đáp ứng tốt với điều trị nội khoa ở giai đoạn sớm, khi võng mạc còn chưa tổn thương, kết quả sau phẫu thuật thường rất tốt. Những bệnh nhân có quá trình viêm dữ dội đáp ứng kém với điều trị nội khoa, có bong võng mạc hay võng mạc bị tổn thương nặng do quá trình viêm nhiễm thì quá trình phẫu thuật khó khăn, khó lấy hết mù. Tuy nhiên, ở trường hợp này sau khi cắt sạch dịch kính tiến hành trao đổi khí dịch và bơm dầu silicon nội nhãn thì sau mổ đa số tiến triển theo hướng có lợi, quá trình viêm giảm nhanh. Một số trường hợp có màng xuất hiện tiết dày ở diện đồng tử, một số soi được đáy mắt thấy có khối mủ khu trú phía dưới và tồn tại khá lâu sau khi áp dụng phẫu thuật.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được quá trình phẫu thuật cắt dịch kính toàn bộ ở những bệnh nhân viêm mủ nội nhãn không chỉ giúp loại bỏ hoàn toàn nhiễm khuẩn buồng dịch kính mà còn có thể ngăn chặn sự hình thành của tăng sinh trong buồng dịch kính. Bơm dầu silicon vào cuối thì phẫu thuật cắt dịch kính nhằm làm giảm nguy cơ bệnh võng mạc bỏ các vết rách sau phẫu thuật tiềm ẩn. Buồng dịch kính được bơm đầy dầu silicon, vốn có tính bất khả xâm phạm đối với vi khuẩn nên sẽ không có vấn đề tái nhiễm khuẩn ở giai đoạn này. Tạo một môi trường quang học trong suốt sau quá trình bơm dầu silicon cho phép sự phục hồi chức năng thị giác. Dầu silicon cũng ngăn ngừa xuất hiện triệu chứng hạ nhãn áp trong giai đoạn sau phẫu thuật.

3. Các biến chứng do dầu silicon

Các biến chứng liên quan đến sử dụng dầu silicon có thể xảy ra trong phẫu thuật, trong giai đoạn hậu phẫu hoặc kể cả sau khi tháo dầu silicon nội nhãn. Các nghiên cứu hồi cứu về lâm sàng và mô bệnh học trên mắt cho thấy, không bào chứa dầu silicon, tự do hay dính với đại thực bào, đều được quan sát thấy ở tất cả các lớp võng mạc. Không bào dầu silicon được nhìn thấy ở thần kinh thị giác, màng mạch, biểu mô sắc tố võng mạc, chất đệm giác mạc, mống mắt và chất đệm thể mi, màng trước, màng sau võng mạc. Sự xâm nhập dầu silicon có thể được nhìn thấy ở mô nội nhãn sớm. Sự hiện diện của không bào dầu silicon ở thần kinh thị giác có liên quan đến áp lực nội nhãn và có thể làm tăng nhãn áp gây nên tình trạng tổn thương thần kinh thị giác. Vì vậy cần xem xét phẫu thuật tháo dầu silicon sớm. Bởi vì, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vùng tiêu điểm của dầu silicon trong võng mạc có liên quan đến rối loạn cấu trúc võng mạc, nơi cắt bỏ mô võng mạc hoặc dầu trước võng mạc, sự phân tán của đại thực bào có liên quan chặt chẽ với sự phân tán với dầu silicon.

tổn thương thần kinh thị giác.
Các biến chứng liên quan đến sử dụng dầu silicon có thể xảy ra sau khi tháo dầu silicon nội nhãn

4. Kỹ thuật tháo dầu silicon nội nhãn

Những bệnh nhân được chỉ định thực hiện phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn bao gồm những trường hợp mắt đã được phẫu thuật cắt dịch kính, bơm dầu silicon nội nhãn, võng mạc áp tốt. Hoặc những đối tượng có dấu hiệu biến chứng của dầu silicon nội nhãn như thoái hoá giác mạc, nhuyễn hoá dầu, tăng nhãn áp. Tuy nhiên, với một số trường hợp bệnh nhân không được chỉ định thực hiện phương pháp này bao gồm bệnh lý viêm nhiễm tại mắt hay bệnh lý toàn thân không cho phép phẫu thuật.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện quá trình này với máy cắt dịch kính và các công cụ kèm theo.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh được khám mắt để chỉ định tháo dầu nội nhãn cùng với khám toàn thân. Người bệnh còn được giải thích kỹ lưỡng về quá trình phẫu thuật cũng như các biến chứng có thể gặp sau khi thực hiện phẫu thuật

4.1. Kỹ thuật thực hiện tháo dầu silicon nội nhãn

Trước tiên, bác sĩ sẽ áp dụng sát trùng mắt bằng dung dịch betadin 5%, cố định mi bằng vành mi, và mở kết mạc sát rìa. Sử dụng compa để đo và mở vào nhãn cầu 3 đường qua Pars plana. Tiếp tục cố định đường truyền dịch. Sau đó đặt đèn nội nhãn hoặc camera nội nhãn, kiểm tra lại tình trạng võng mạc của người bệnh và xử lý các tổn thương võng mạc có thể xảy ra. Bác sĩ sẽ mở đường truyền, hút bóng dầu chính qua vết mở củng mạc bằng bơm tiêm hoặc hệ thống hút của máy cắt dịch kính. Các bọt dầu li ti được rửa sạch bằng cách cho dịch truyền chảy tự nhiên qua vết mổ ở vị trí củng mạc hoặc thực hiện trao đổi khí dịch nhiều lần. Tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra lại tình trạng võng mạc, cắt bổ sung dịch kính, bóc màng tăng sinh hoặc laser nội nhãn. Sau đó thực hiện đóng các vết mở vào nhãn cầu và tiêm kháng sinh kết hợp để chống viêm cạnh nhãn cầu hoặc dưới kết mạc.

4.2. Theo dõi và xử trí các biến chứng sau phẫu thuật

Bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh mạnh và chống viêm tại chỗ cũng như toàn thân sau khi thực hiện phẫu thuật. Tiếp tục khám mắt cho người bệnh hàng ngày để phát hiện sớm và xử trí các biến chứng như xuất huyết, nhiễm trùng, bong võng mạc tái phát, tăng nhãn áp.

Một số biến chứng có thể xảy ra sau quá trình phẫu thuật tháo dầu silicon nội nhãn chẳng hạn như teo nhãn cầu, tái phát tăng sinh dịch kính võng mạc, tái phát bong võng mạc, viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan