Phẫu thuật tách dính mi cầu

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Bích Nhĩ - Bác sĩ Mắt - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Dính mi cầu là tình trạng hình thành xơ dính chặt kết mạc nhãn cầu với kết mạc mi làm cho cả mi mắt và nhãn cầu đều không thể cử động được, nguyên nhân có thể do bỏng, khối u, dị tật,... Để điều trị dính mi cầu thì cần phải thực hiện phẫu thuật. Cùng đọc thêm bài viết dưới đây về phương pháp phẫu thuật tách dính mi cầu.

1. Dính mi cầu là gì?

Hiện tượng dính mi cầu làm mắt lệch đi và hạn chế vận động của mắt. Hệ quả nếu tình trạng này diễn ra lâu là mắt mất đi chức năng thị giác. Hơn thế nữa nếu tình trạng mắt bị lệch nhiều không nhìn được mọi vật trong thời gian kéo dài sẽ bị nhược thị. Do đó cần phải giải phóng tình trạng dính mi cầu bằng phẫu thuật.

Thời gian tiến hành phẫu thuật lại để tách dính mi cầu nhất thiết phải cách lần mổ u trước đó ít nhất 6 tháng. Nếu được có thể cách lâu hơn để các mô hết viêm hẳn. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này như do bỏng mắt, do có khối u hình thành ở mắt hoặc khu vực xung quanh, do dị tật,... Trong đó, bỏng mắt là một cấp cứu đặc biệt trong nhãn khoa, nhất là bỏng do hóa chất, vì trong nhiều trường hợp dù có điều trị tích cực, kịp thời vẫn không ngăn được mù loà. Điều trị bỏng mắt phải xử trí khẩn trương, nhanh chóng thì mới có thể bảo tồn được chức năng sinh lý của mắt. Tiên lượng mắt bị bỏng tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào cách xử trí cấp cứu ban đầu. Tổn thương mắt nặng hay nhẹ phụ thuộc vào thời gian hoá chất ở trong mắt, nồng độ hóa chất, tính chất lý hoá học của hoá chất làm thay đổi độ pH của mắt, đồng thời phá huỷ các chất protein.

Trường hợp bỏng nhẹ: Mắt bị kích thích, kết mạc cương tụ, giác mạc phù biểu mô, thị lực giảm ít.

Đối với tình trạng bỏng nặng: Mắt đau nhức nhiều, kết mạc bị phù, tắc mạch, có chỗ hoại tử trắng không còn mạch máu. Giác mạc đục trắng, phần sau không thể quan sát thấy. Biểu mô giác mạc bong ra, mô nhục bị đục và phù nề, loét giác mạc dai dẳng không điều trị triệt để dẫn đến thủng mắt, thị lực giảm mạnh, có thể chỉ còn phân biệt được ánh sáng lờ mờ.

tổn thương thần kinh thị giác.
Hiện tượng dính mi cầu làm mắt lệch đi và hạn chế vận động của mắt, ảnh hưởng đến chức năng thị giác

2. Phẫu thuật tách dính mi cầu

Phẫu thuật tách dính mi cầu được chỉ định đối với những bệnh nhân có đặc điểm sau:

  • Dính mi cầu mức độ nặng ảnh hưởng tới vận nhãn và vấn đề về thị lực
  • Di chứng của bỏng mắt, đau mắt hột.
  • Hội chứng Stevens - Johnson, Pemphigoid.
  • Dính mi cầu tái phát lại sau các phẫu thuật bề mặt nhãn cầu.

Một số trường hợp không được chỉ định phẫu thuật tách dính mi cầu bao gồm:

  • Những bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn nặng ở mắt như: Viêm kết giác mạc nhiễm trùng cấp tính, hoại tử, cần điều trị chống nhiễm trùng.
  • Bệnh nhân có tình trạng biến dạng hoặc khuyết thiếu bờ mi nặng gây hở mi sẽ dẫn đến thất bại của phẫu thuật, trường hợp này nên tạo hình mi mắt trước khi tách dính mi cầu.
  • Bệnh nhân có bệnh lý toàn thân cũng cần cân nhắc khi tiến hành phẫu thuật do ảnh hưởng của bệnh nền tới quá trình trước, trong và sau khi phẫu thuật.

2.1. Các bước thực hiện

  • Người thực hiện

Người tiến hành thực hiện ca phẫu thuật chính là bác sĩ chuyên khoa Mắt đã được đào tạo loại phẫu thuật này

  • Phương tiện

Dụng cụ bao gồm: Một bộ dụng cụ vi phẫu, vành mi tự động, kìm kẹp kim to, kim chỉ cố định cơ trực, kẹp phẫu tích kết mạc, kẹp cầm máu, máy đốt điện lưỡng cực, chỉ liền kim 8-0, 9-0, 10-0, gelaspon thấm máu, khuôn nhựa hoặc kính tiếp xúc nếu cần.

Thuốc dùng trong phẫu thuật: Tê tại chỗ (thuốc tra bề mặt hoặc tiêm cạnh nhãn cầu), dung dịch rửa mắt (muối sinh lý hoặc ringer lactat)

  • Người bệnh

Đối với người bệnh được các bác sĩ kiểm tra tình trạng cơ thể trước khi tiến hành phẫu thuật. Được chỉ định uống và tra thuốc trước phẫu thuật. Sau đó bệnh nhân được mặc quần áo phẫu thuật, làm vệ sinh vùng mắt và mi.

2.2. Các bước tiến hành phẫu thuật

  • Kiểm tra hồ sơ theo quy định.
  • Kiểm tra người bệnh: Kiểm tra tình trạng bệnh nhân như huyết áp, nhịp tim,... và đặc biệt kiểm tra tình trạng mắt trước phẫu thuật.

2.3. Thực hiện kỹ thuật

  • Vô cảm

Hay còn gọi là bước gây tê. Đối với trẻ nhỏ thì gây bác sĩ tiến hành gây mê toàn thân còn đối với người lớn được gây tê tại chỗ bằng thuốc tra tê bề mặt nhãn cầu và tiêm tê cạnh nhãn cầu (Lidocaine 2% hoặc xylocaine 2%). Những trường hợp nặng được các bác sĩ tiên lượng phẫu thuật kéo dài hoặc kém hợp tác thì có thể tiền mê hoặc gây mê.

  • Kỹ thuật sử dụng:

Bước 1: Tách dính mi cầu, bộc lộ các cơ trực tại vùng có xơ dính nếu cần, tiến hành phẫu tích và cắt bỏ tổ chức xơ dính dưới kết mạc, đốt cầm máu. Áp thuốc chống chuyển hóa khi có chỉ định vào vùng xơ dính trong 3 phút, rửa sạch bằng dung dịch ringer lactat.

Bước 2: Tiến hành bóc tách kết mạc vùng kết mạc lành, kích thước mảnh ghép tương đương với kích thước vùng cần ghép

Bước 3: Di chuyển mảnh ghép vào vùng cần vá, các bác sĩ cần tránh bị lật mảnh ghép. Sau đó tiến hành ghép vào củng mạc bằng chỉ mũi rời 8-0 hoặc 9-0 hoặc 10-0.

Bước 4: Kết thúc phẫu thuật thì các bác sĩ kiểm tra độ bám của kết mạc, độ rộng của các góc cùng đồ, đặt khuôn nhựa chống dính hoặc kính tiếp xúc nếu cần. Các điều dưỡng có thể giúp bệnh nhân tra thuốc kháng sinh và thay băng ép.

2.4. Điều trị và theo dõi

  • Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được bác sĩ kê đơn thuốc bao gồm thuốc tra kháng sinh, dinh dưỡng giác mạc, chống viêm có corticoid.
  • Các bác sĩ cần theo dõi độ bám của kết mạc, độ rộng của các góc cùng đồ, quá trình biểu mô hóa bề mặt nhãn cầu.
Tái tạo lệ quản đứt do chấn thương
Sau khi phẫu thuật tách dính mi cầu, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc và theo dõi tình trạng

2.5. Các tai biến có thể gặp trong và sau khi phẫu thuật

  • Trong phẫu thuật

Tình trạng chảy máu có thể xảy ra nếu bác sĩ chạm phải cơ trực do ấn đè vùng chảy máu, nếu tình trạng này không dừng lại thì cặp và đốt cầm máu.

Thủng củng mạc hoặc giác mạc khi phẫu tích sâu: Khâu phục hồi bằng chỉ 9-0 hoặc 10-0, có thể dùng màng ối nhiều lớp hoặc ghép giác mạc, củng mạc nếu có nguyên liệu ghép.

  • Sau phẫu thuật

Nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng phù nề mi, kết mạc và mảnh ghép thì dùng dung dịch ưu trương và thuốc chống phù nề.

Khi bệnh nhân có tình trạng tụ máu, xuất huyết dưới mảnh ghép thì cần được uống thuốc tiêu máu, thuốc cầm máu như tam thất, vitamin C, transamin, adrenoxyl,... Nếu khối máu tụ tồn tại quá 5 ngày sau phẫu thuật thì có thể chích tháo máu tụ.

Tuột chỉ, bong mảnh ghép: Đối với tình trạng bong 1 phần thì có thể đặt kính tiếp xúc và theo dõi, nếu tình trạng bong rộng thì cần được khâu cố định lại mảnh ghép

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan