Những loài vi khuẩn kỵ khí thường gặp nhất trong nhiễm trùng kỵ khí ở người

Có khoảng hơn 100 loài vi khuẩn kỵ khí thường có mặt trong các bệnh phẩm của người. Các loài phổ biến nhất là vi khuẩn Bacteroides,vi khuẩn Prevotella, vi khuẩn Fusobacterium, vi khuẩn Mobiluncus,...

1.Các trực khuẩn kỵ khí gram âm thường gặp

1.1. Vi khuẩn Bacteroides

Vi khuẩn Bacteroides là một nhóm lớn các trực khuẩn gram âm không sinh bào từ, có hình que mảnh hoặc hình cầu-trực khuẩn. Các vi khuẩn Bacteroides thường gặp nhất trong ruột người gồm Bacteroides fragilis, Bacteroides distasonis, Bacteroides thetaiotaomicron, Bacteroides vulgatus, Bacteroides ovatus, Bacteroides merdae, Bacteroides stercoris, Bacteroides uniformis,...Vi khuẩn Bacteroides cư trú chủ yếu ở đại tràng và một số vị trí trong cơ thể. Trong phân người bình thường có tới 1011 vi khuẩn Bacteroides trong 1g phân.

Vi khuẩn Bacteroides tham gia vào các nhiễm trùng hỗn hợp ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như bụng, xương chậu, quanh trực tràng, da và mô mềm,...Tuy hiếm gặp nhưng vi khuẩn Bacteroides có thể được tìm thấy là tác nhân gây nhiễm trùng duy nhất trong một số nhiễm khuẩn như viêm nội tâm mạc, viêm màng não, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm tủy xương,...

Viêm nội tâm mạc
Vi khuẩn Bacteroides có thể là tác nhân gây nhiễm trùng duy nhất trong một số nhiễm khuẩn như viêm nội tâm mạc

1.2. Vi khuẩn Prevotella

Vi khuẩn Prevotella là những trực khuẩn gram âm kỵ khí, hình que, thường thấy trong các nhiễm trùng đường hô hấp trên, trong áp-xe não và phổi. Ngoài ra, vi khuẩn Prevotella còn gây nhiễm trùng đường ruột, khung chậu, hệ sinh dục. Các loại vi khuẩn Prevotella thường gặp nhất trong các mẫu bệnh phẩm là P. intermedia, P. melaninogenica, P. bivia, P. nigrescens, P. disiens,... Khi màng nhầy hoặc niêm mạc cơ thể bị tổn thương, các vi khuẩn Prevotella có thể xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm khuẩn.

1.3. Vi khuẩn Fusobacterium

Vi khuẩn Fusobacterium là những trực khuẩn kỵ khí gram âm, không sinh bào tử tương tự như Bacteroides. Tế bào riêng lẻ là là trực khuẩn hình que mảnh với đầu nhọn. Vi khuẩn Fusobacterium gồm nhiều loài khác nhau, gây ra một số bệnh cho người như bệnh nha chu, hội chứng Lemiere, loét da tại chỗ,...

1.4. Vi khuẩn Mobiluncus

Vi khuẩn Mobiluncus là những trực khuẩn gram âm hình cong lưỡi liềm hơi nhọn hai đầu, di động, bắt màu gram đa dạng, có thể bị nhuộm gram âm hoặc gram biến đổi. Vi khuẩn Mobiluncus là một phần của hệ vi khuẩn ở âm đạo người bình thường. Thường được tìm thấy trong mẫu bệnh phẩm của người bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn.

Viêm âm đạo
Viêm âm đạo thường do vi khuẩn Mobiluncus

2.Trực khuẩn kỵ khí gram dương

2.1. Vi khuẩn Actinomyces

Vi khuẩn Actinomyces là những trực khuẩn gram dương, gồm nhiều loại, có độ dài ngắn đa dạng, hình gậy hoặc mảnh. Vi khuẩn Actinomyces có thể gây ra các nhiễm trùng vùng mặt, cổ, đôi khi gây nhiễm trùng răng miệng sau khi nhổ răng, phẫu thuật vùng miệng hoặc chấn thương vùng mặt. Các vi khuẩn nhóm này cũng có thể gây nhiễm trùng áp xe ở vùng bụng sau khi bị thủng ruột hoặc chấn thương.

2.2. Vi khuẩn Propionibacterium

Các loài vi khuẩn Propionibacterium có mặt khắp nơi trên cơ thể, là thành viên của quần thể vi khuẩn bình thường trên da. Trong điều kiện bình thường vi khuẩn Propionibacterium không gây bệnh, tuy nhiên khi có các điều kiện tác động làm vi khuẩn xâm nhập sâu dưới da có thể gây nhiễm trùng máu và một số mô mềm trong cơ thể. Vi khuẩn Propionibacterium tam gia vào cơ chế sinh bệnh mụn trứng cá ( do Propionibacterium acnes gây ra).

2.3. Vi khuẩn Clostridium

Vi khuẩn kỵ khí clostridium difficile
Vi khuẩn Clostridium

Vi khuẩn Clostridium là các trực khuẩn gram dương kỵ khí bắt buộc, có khả năng sinh nha bào khi môi trường sống bất lợi. Giống Clostridium gồm khoảng 1000 loài, trong đó nhiều loài có khả năng gây bệnh do có ngoại độc tố mạnh. 4 loài gây bệnh chủ yếu trong giống này là:

Clostridium botulinum

Vi khuẩn Clostridium botulinum có hình que, hai đầu tròn, có nhiều lông quanh thân, di động, có khả năng sinh bào tử. C.botulinum có khả năng sinh độc tố trong thức ăn, vết thương gây bệnh ngộ độc thịt. Các loại thực phẩm đóng hộp không được xử lý kỹ còn sót lại bào tử là môi trường lý tưởng nhất để C.botulinum phát triển, sinh ra độc tố botulinum. Đây là loại độc tố cực mạnh, thấm nhanh qua niêm mạc ruột tới hệ thần kinh ngoại vi, gây tê liệt toàn thân, tỷ lệ tử vong rất cao.

Clostridium tetani

Vi khuẩn Clostridium tetani là các trực khuẩn hình que hai đầu tròn, có nhiều lông quanh thân, di động, có khả năng sinh bào tử. Vi khuẩn Clostridium tetani là nguyên nhân gây bệnh uốn ván. Bào tử của vi khuẩn phân bố rộng khắp môi trường tự nhiên. Khi cơ thể có các vết thương, các bào tử này sẽ xâm nhập, phát triển thành thể sinh dưỡng và tiết ra độc tố. Độc tố của vi khuẩn lan dọc theo dây thần kinh hướng tâm về hệ thần kinh trung ương gây co thắt cơ với các biểu hiện như cứng hàm, cứng gáy, khó nuốt, co cứng cơ toàn thân, co giật. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong do co thắt cơ hô hấp.

Biến chứng bệnh uốn ván
Vi khuẩn Clostridium tetani là nguyên nhân gây bệnh uốn ván

Vi khuẩn Clostridium perfringens

Vi khuẩn Clostridium perfringens gây bệnh hoại thư sinh hơi. Bệnh này thường gặp ở những người bị vết thương chiến tranh, đa chấn thương, nạo thai hút thai với dụng cụ không vô trùng,... nhiễm vi khuẩn Clostridium perfringens. Sau khi xâm nhập vào vết thương, C. perfringens phát triển lan tràn, các tổ chức mô bị hoại thư sinh ra nhiều khí CO2 và H2 đọng trong tổ chức mô và dưới da, đồng thời bệnh nhân có nguy cơ cao bị nhiễm trùng máu. Nếu nhiễm khuẩn huyết do C. perfringens bệnh nhân sẽ tử vong rất nhanh.

Vi khuẩn Clostridium difficile

Vi khuẩn Clostridium difficile có mặt trong đại tràng của người bình thường khoảng 10-20% các trường hợp. Trong điều kiện thuận lợi, vi khuẩn trở nên tăng nhanh về số lượng và tiết ra độc tố tế bào cùng enterotoxin. Triệu chứng ban đầu của bệnh nhân là tiêu chảy sau đó các tế bào viêm bị hoại tử từng mảng kết hợp với fibrin hình thành nên lớp màng giả (giả mạc) trong lòng đại tràng, bệnh này được gọi là viêm đại tràng chảy máu có màng giả. Vi khuẩn này thường được điều trị bằng Vancomycin.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • clindacine
    Công dụng thuốc Clindacine 300

    Nằm trong danh mục thuốc kê đơn, Clindacine 300 là thuốc kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Vậy cụ thể, công dụng thuốc Clindacine 300 là gì, cách dùng thế nào, liều dùng ra sao,... ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • thuốc clamisel 500
    Công dụng thuốc Clamisel 500

    Thuốc Clamisel 500 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, có thành phần chính là Clarithromycin. Thuốc được sử dụng chủ yếu để điều trị các trường hợp nhiễm trùng.

    Đọc thêm
  • ficdal
    Công dụng thuốc Ficdal

    Thuốc Ficdal là một loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, được chỉ định trong nhiều trường hợp nhiễm khuẩn ở các cơ quan khác nhau. Vậy công dụng của thuốc và cần lưu ý gì khi dùng thuốc?

    Đọc thêm
  • Negradixid
    Công dụng thuốc Negradixid

    Negradixid có chứa hoạt chất Nalidixic acid được sử dụng trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn. Vậy cần sử dụng thuốc Negradixid như thế nào cho đúng cách?

    Đọc thêm
  • metrothabi
    Công dụng thuốc Metrothabi

    Metrothabi là thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị một số loại bệnh nhiễm trùng nhờ khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe. Việc tham khảo ...

    Đọc thêm