Những điều nên và không nên khi súc miệng

Súc miệng sau khi đánh răng là một thói quen khá phổ biến đối với mọi người hiện nay, có thể là súc miệng nước muối hoặc súc miệng với những dung dịch khác. Tuy nhiên, việc súc miệng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không cũng như cách súc miệng thế nào là những kiến thức rất cần thiết và nên được hiểu một cách rõ ràng và chính xác nhất để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

1. Súc miệng sau khi đánh răng

Có rất nhiều cách để làm cho hơi thở được tươi mát hơn và một trong những cách được cho là có lợi đối với răng và nướu đó là xây dựng thói quen súc miệng mỗi ngày. Với quan niệm của y học hiện đại ngày nay thì nhiều nhà khoa học cho rằng, nước súc miệng không chỉ giúp làm hơi thở được thơm hơn mà đây là còn cách để làm giảm tình trạng viêm nướu, mảng bám răng và thậm chí còn có tác dụng làm trắng răng hơn.

Súc miệng sau khi đánh răng không phải là cách thay thế cho việc đánh răng cũng như dùng chỉ nha khoa sau khi ăn. Tuy nhiên, trong trường hợp gặp nhiều khó khăn để đánh răng hay dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng thì việc súc miệng sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh lý liên quan đến sâu răng hay bệnh về nướu. Đặc biệt những loại nước súc miệng có chứa Flo có khả năng ngăn ngừa tình trạng sâu răng.

Khi đưa nước súc miệng vào chu trình chăm sóc răng miệng tại nhà cùng với việc đánh răng, dùng chỉ nha khoa thì có thể giúp giải quyết được một số vấn đề về răng miệng. Nếu chỉ sử dụng nước súc miệng làm trắng trong vòng khoảng 2 phút thì sẽ không thể nào giúp răng trắng lên ngay sau đó được. Tuy nhiên nếu kết hợp giữa đánh răng thật kỹ, lấy sạch những mảng bám và dùng nước súc miệng sau đó như là một phần của quá trình làm sạch răng miệng thì răng sẽ được làm trắng sau một thời gian áp dụng.

Tuy nhiên, việc súc miệng sau khi đánh răng không thể đảm bảo điều trị được những vấn đề răng miệng nghiêm trọng. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng chảy máu nướu thường xuyên hoặc hơi thở có mùi hôi bất thường thì nên đến những bệnh viện hay phòng khám nha khoa để được kiểm tra kỹ hơn. Lúc này, có thể người bệnh sẽ được nha sĩ chỉ định sử dụng một số loại nước súc miệng có tính đặc trị mạnh hơn so với những loại nước súc miệng thông thường.

súc miệng thế nào
Giải đáp súc miệng thế nào để đảm bảo sức khỏe răng miệng

2. Súc miệng nước muối

Súc miệng nước muối là một trong những phương pháp được áp dụng rất nhiều tại nhà. Khi cổ họng trở nên khô ráp hoặc có những triệu chứng của đau họng như nuốt đau thì chúng ta thường có xu hướng súc miệng nước muối như là một cách để làm giảm những triệu chứng này, đặc biệt là nước muối ấm được tin rằng sẽ giúp làm dịu cơn đau họng một cách hiệu quả. Thật vậy, súc miệng nước muối không chỉ giúp dịu đi những biểu hiện của đau họng mà nó còn giúp ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.

Khi súc miệng nước muối thì cơ thể sẽ tạo ra một hàng rào với hàm lượng muối cao ở cổ họng giúp hút được rất nhiều dịch lỏng được tiết ra từ những tế bào ở khu vực cổ họng. Chính vì thế mà sẽ giúp đào thải được virus ở những vị trí này. Ngoài ra, muối còn được biết đến như là một chất có khả năng hút và giữ nước nên rất tốt cho việc giảm tình trạng đau họng. Khi cơ thể được súc miệng nước muối thì lượng muối này sẽ giúp cổ họng hút và giữ được nước, vì thế giảm tình trạng mất nước. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một cách điều trị hỗ trợ chứ không phải là một phương pháp điều trị đau họng chính thống và không thể dùng nước muối để điều trị những bệnh lý nhiễm virus như bệnh đau họng, vì muối không đủ độ mạnh về mặt hóa học để kháng lại tác động của virus.

Bên cạnh việc làm dịu cơn đau họng thì súc miệng với nước muối ấm cũng giúp làm giảm những triệu chứng về đau răng rất tốt. Theo đó, nếu không có muối thì việc súc miệng thường xuyên với nước đã có thể giúp ngăn chặn được những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên.

súc miệng thế nào
Súc miệng nước muối là một trong những phương pháp được áp dụng rất nhiều tại nhà

3. Súc miệng thế nào?

Để súc miệng được an toàn và có lợi nhất thì bạn cần chọn nước súc miệng phù hợp với bản thân cũng như có những cách súc miệng đúng nhất:

  • Chọn nước súc miệng: Đây là một loại dung dịch không cần kê đơn nên người dùng cần đọc kỹ bảng thành phần trước khi sử dụng và những tác dụng của từng loại chất cho trong đó. Một số chất thường có trong nước súc miệng đó là Fluoride, chất kháng khuẩn, muối, chất trung hòa muối, chất làm trắng. Fluoride là chất có tác dụng làm giảm và ngăn ngừa sâu răng. Chất kháng khuẩn sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây ra những vấn đề về hơi thở có mùi hôi, tình trạng mảng bám răng, viêm nướu ở những giai đoạn sớm... Lời khuyên của những chuyên gia về răng miệng đưa ra khi lựa chọn một loại nước súc miệng đó là hãy lựa chọn dựa vào tình trạng răng miệng lớn nhất mà bản thân đang phải đối mặt.
  • Về việc súc miệng thế nào thì với mỗi sản phẩm sẽ có những hướng dẫn cụ thể khác nhau. Tuy nhiên sẽ có một vài lưu ý cơ bản như có thể dùng nước súc miệng trước khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau đó, nên ngậm nước súc miệng khoảng 30 – 60 giây, cần kiên nhẫn để thấy được hiệu quả từ nước súc miệng.

Súc miệng sau khi đánh răng là phương pháp hiệu quả vừa bảo vệ cho răng miệng khỏi những bệnh lý, vừa giúp hơi thở được sạch và không có mùi khó chịu. Tuy nhiên, việc lựa chọn nước súc miệng và cách súc miệng thế nào cũng nên được tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành phương pháp này.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, hopkinsmedicine.org, healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan