Người lớn tuổi nào dễ bị té ngã?

Bài viết được viết bởi ThS, BS. Võ Khắc Khôi Nguyên, Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Té ngã có thể được định nghĩa là một sự kiện do sơ ý ngã xuống đất hoặc sàn nhà. Trên 65 tuổi, 59% bệnh nhân báo cáo bị ngã ít nhất một lần mỗi năm và trên 65 tuổi hầu như tất cả các ca gãy xương hông đều do ngã.

1. Các yếu tố rủi ro gây té ngã

Ngã là hậu quả của sự giao thoa phức tạp của một số yếu tố rủi ro. Các yếu tố này được chia thành 4 nhóm chính:

  • Yếu tố nguy cơ sinh học (tuổi, giới tính, bệnh tật, khả năng nhận thức)
  • Yếu tố kinh tế xã hội (biết đọc biết viết, thu nhập, nơi ở, sức khỏe cộng đồng, cách ly xã hội)
  • Yếu tố hành vi (Sợ té ngã, lối sống, sử dụng thuốc, không hoạt động thể thao, mặc quần áo không phù hợp)
  • Yếu tố ngoại cảnh (Thiết kế tòa nhà, cầu thang, Hành lang, thảm và sàn trơn, hàng rào, phòng tắm, nhà vệ sinh).

Trước tiên, chúng ta sẽ đề cập đến yếu tố ngoại cảnh. Vì đây là yếu tố rủi ro có thể thay đổi được. Do hầu hết người cao tuổi ở nhà trong thời gian dài, nên điều này có thể lý giải cho hơn một nửa số trường hợp người cao tuổi bị ngã là ở nhà. Do đó, không gian sống an toàn cho người cao tuổi là một vấn đề quan trọng cần lưu tâm.

Do sự khác biệt về thời tiết, văn hóa, lối sống, tín ngưỡng và tập tục của các gia đình khác nhau nên các yếu tố rủi ro về không gian sống của người cao tuổi cũng khác nhau. Dù sao đi nữa, chúng ta cũng cần phải xem xét đến thiết kế từng khu vực và đồ vật trong nhà một cách khoa học sao cho phù hợp với sinh hoạt của người cao tuổi. Mặc dù, chúng ta thường coi nhà của mình là một nơi an toàn, nhưng nhiều biến cố có thể xảy ra ở nhà đối với người cao tuổi.

Việc cân nhắc thiết kế nhà ở phù hợp cho sinh hoạt người cao tuổi giúp giảm thiểu rủi ro và tai nạn đáng kể. Người ta thấy rằng những người cao tuổi sống trong một ngôi nhà chật chội, tối tăm và không thoải mái có nguy cơ bị ngã nhiều hơn. Bề mặt sàn trơn trượt là một trong những yếu tố nguy cơ té ngã.

Cầu thang ngã
Cầu thang thuộc nhóm các yếu tố rủi ro gây té ngã

2. Người cao tuổi nào dễ bị té ngã?

Tỷ lệ té ngã của người cao tuổi ở cả hai giới tính khác nhau: tỷ lệ té ngã của nam giới thấp hơn nữ giới. Theo đó, tỷ lệ té ngã ở nam giới thấp hơn nữ giới 0,87 lần. Phụ nữ có rất nhiều việc phải làm trong các hoạt động sống hàng ngày như dọn dẹp nhà cửa, mua sắm, chăm sóc con cháu trong khi nam giới lớn tuổi sau khi nghỉ hưu có xu hướng ở nhà và nghỉ ngơi, hoặc gặp gỡ bạn bè. Chính hoạt động sinh hoạt càng phong phú càng có rủi ro té ngã.

Mặt khác, xã hội hiện đại có một tỷ lệ rất lớn người già sống một mình. Tỷ lệ té ngã của người cao tuổi sống chung với người thân thấp hơn người cao tuổi ở một mình. Người cao tuổi sống với người thân, cho dù là từ gia đình hay viện dưỡng lão, có thể làm giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các vụ té ngã. Ngày nay, số lượng người cao tuổi ở một mình ngày càng gia tăng, có thể do tình trạng góa bụa, hoặc do con cháu đi làm cả ngày, hoặc có khi sinh hoạt của người cao tuổi khó hòa hợp với con cháu.

Các tình trạng chức năng thể chất ở người lớn tuổi sau đây có nguy cơ té ngã:

  • Yếu hai chân;
  • Nhẹ cân, thừa cân;
  • Bất thường về dáng đi do bệnh lý xương khớp mắc phải hay bẩm sinh;
  • Khiếm khuyết về thị giác, thị lực;
  • Hạn chế di chuyển, vận động;
  • Suy giảm nhận thức;
  • Thể chất suy giảm;
  • Hạ huyết áp tư thế;
  • Mắc các bệnh mạn tính khác;
  • Tâm lý sợ bị ngã.

Bên cạnh đó, các bệnh mãn tính, thuốc điều trị các bệnh mãn tính ở người cao tuổi cũng có thể làm tăng nguy cơ té ngã. Do đó, hầu hết các chương trình phòng chống té ngã đều nhằm mục đích tăng cường thể chất như dáng đi, khả năng giữ thăng bằng và rèn luyện chức năng của hệ cơ xương khớp. Các can thiệp chính bao gồm các bài tập thể chất và các hoạt động tăng cường khả năng linh hoạt, kiểm soát các bệnh mạn tính thật tốt.

Người già
Người cao tuổi mắc bệnh lý hạ huyết áp tư thế có nguy cơ té ngã cao


Tóm lại, có nhiều yếu tố nguy cơ khiến người lớn tuổi dễ bị té ngã hơn trong dân số nói chung. Trong các yếu tố nguy cơ này, cần chú trọng đến các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Chúng bao gồm các vấn đề: tăng cường chức năng hệ cơ xương khớp, kiểm soát tốt các bệnh mạn tính và quan trọng là chú ý đến không gian sống an toàn phù hợp với sinh hoạt của người lớn tuổi.

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe của người cao tuổi, bạn nên đưa họ đến cơ sở y tế khám sức khỏe tổng quát thường xuyên bởi tầm tuổi này sức đề kháng ở người cao tuổi kém, rất dễ mắc bệnh. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

529 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan