Người bị huyết áp cao có nhổ răng được không?

“Người bị huyết áp cao có nhổ răng được không?” là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Những người bị huyết áp cao vẫn có thể nhổ răng được, nhưng cần đặc biệt lưu ý và thận trọng trong quá trình thực hiện nhổ răng.

1. Huyết áp cao có nhổ răng được không?

Nhổ răng là 1 thủ thuật nha khoa xâm lấn có nhiều nguy cơ để lại biến chứng, đặc biệt là khi thực hiện trên những người bệnh mạch tim mạch, huyết áp, tiểu đường,... Để xác định được người bị cao huyết áp có nhổ răng được hay không còn cần phải xem xét giữa lợi ích và rủi ro đem lại. Nếu tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại thì không nên nhổ răng. Bởi vì:

  • Thuốc gây tê được sử dụng trong quá trình nhổ răng có ảnh hưởng tới huyết áp. Thuốc gây tê là một phần quan trọng trong việc nhổ răng nhất là nhổ răng hàm. Gây tê giúp giảm cơn đau và tạp cảm giác thoải mái cho người bệnh khi nhổ răng. Tuy nhiên trong thuốc gây tê có chứa nhiều adrenalin có tác dụng co mạch làm tăng huyết áp đột ngột có thể dẫn đến đột quỵ rất nguy hiểm.
  • Nhổ răng thường gây chảy máu nhưng có thể gây nguy hiểm với người cao huyết áp. Do áp lực của máu cao tạo một áp lực lớn phá hủy cục máu đông , mà cục máu đông có tác dụng cầm máu. Ngoài ra, sử dụng chất gây tê ở người cao huyết áp có thể bị chảy máu nhiều hơn người bình thường khi nhổ răng.
  • Căng thẳng khi nhổ răng gây tăng huyết áp. Có rất nhiều người cảm thấy lo lắng và căng thẳng trước ca tiểu phẫu nhổ bỏ răng. Điều này kích thích tuyến thượng thận sản sinh nhiều Adrenalin hơn bình thường gây co mạch khiến huyết áp tăng cao và tim đập nhanh hơn.
  • Ngoài ra tăng huyết áp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian lành vết thương sau nhổ răng. Huyết áp khi không được kiểm soát ổn định sẽ làm hạn chế cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các mao mạch và tĩnh mạch, làm giảm khả năng tái tạo và chữa lành các tế bào, tăng cao khả năng viêm nhiễm sau nhổ răng.

Tuy nhiên, nếu trường hợp răng bị viêm tủy, sâu răng nặng, răng khôn mọc lệch/ngầm khiến người bệnh đau đớn và gây ra nhiều biến chứng xấu cho cơ thể thì việc chỉ định nhổ răng là điều cần thiết. Như vậy, người bị cao huyết áp chấp nhận những bất lợi thì việc nhổ bỏ răng vẫn được chỉ định. Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển nên nhiều người bị huyết áp cao vẫn có thể nhổ bỏ răng an toàn nếu kiểm soát được huyết áp trong mức giới hạn.

Vậy “huyết áp bao nhiêu thì nhổ răng được?”. Thông thường khi mạch từ 60-90 lần/phút, huyết áp tâm trương 60-90mmHg, tâm thu 90-140mmHg có thể hoàn toàn nhổ răng được. Trường hợp người bệnh lớn tuổi, huyết áp có thể dưới 150/90mmHg có thể tiến hành nhổ răng được.

2. Những lưu khi nhổ răng cho người huyết áp

Lời khuyên dưới đây sẽ giúp cho quá trình thực hiện nhổ răng của người cao huyết áp được an toàn nhất, cụ thể:

  • Người bệnh nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín với độ ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm thực hiện nhổ răng.
  • Trong quá trình thăm khám hãy nói rõ với bác sĩ về bệnh tình của mình. Bác sĩ sẽ kiểm tra và tư vấn đưa ra phương pháp phù hợp nhất.
  • Uống thuốc huyết áp đều đặn trước khi tiến hành nhổ răng.
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái nhất trước và trong khi thực hiện nhổ răng.
  • Hãy chuẩn bị một sức khỏe thật tốt và ăn uống đầy đủ trước khi nhổ răng.
  • Sau khi nhổ răng nên có một chế độ ăn uống hợp lý, tránh ảnh hưởng đến vết thương sau nhổ răng như: ăn đồ ăn mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả mềm hoặc xay làm sinh tố,..Tránh ăn những thực phẩm cay nóng, cứng giòn, thực phẩm quá lạnh.
  • Chế độ nghỉ ngơi thư giãn sau nhổ răng khoa hõa, tránh làm việc nặng hoặc quá sức.
  • Sử dụng bàn chải mềm, súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng bác sĩ chỉ định.

Hy vọng với những nội dung được chia sẻ ngắn gọn trên đây sẽ giúp ích cho bạn đọc giải đáp thắc mắc về việc người bị huyết áp cao có nhổ răng được không. Người bị huyết áp cao có thể nhổ răng được, tuy nhiên cần được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ có chuyên môn trước trước khi quyết định có hay không nên nhổ răng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan