Liệt cơ, yếu cơ: Nhận diện, chẩn đoán, điều trị

Liệt cơ, yếu cơ thường xuất hiện triệu chứng tê bì do nhiều nguyên nhân khác nhau như tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu. Nếu bệnh không được phát hiện chẩn đoán sớm có thể gây ra những biến chứng thần kinh nguy hiểm.

1. Nhận diện liệt cơ, yếu cơ

Liệt yếu cơ là một biến chứng thần kinh, xảy ra sau khi bệnh nhân có biểu hiện tê bì do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ban đầu người bệnh sẽ có triệu chứng tê bì nhẹ, có cảm giác như bị châm chích hoặc giảm cảm giác, sau đó những triệu chứng này nặng hơn và có thể dẫn tới tình trạng mất hết cảm giác.

Tê bì có thể xuất hiện một cách khu trú như tê các đầu ngón tay cái, trỏ, giữa như trong hội chứng ống cổ tay hoặc tê các ngón út và áp út như trong tổn thương thần kinh trụ. Tê bì có thể xuất hiện ở bàn chân, cẳng chân hoặc mông đùi,... trong trường hợp chèn ép rễ thần kinh thắt lưng cùng. Ngoài ra, người bệnh có thể có các triệu chứng kèm theo như đau cứng các khớp bàn tay, đau mỏi cổ vai gáy chèn ép rễ thần kinh cổ.

Tê bì cũng xuất hiện ở những bộ phận khác trên cơ thể như đỉnh đầu, một bên đầu, ngực lưng hoặc quanh bộ phận sinh dục,... Tê bì có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể tùy theo các vị trí phân bố các dây thần kinh và nguyên nhân gây bệnh.

Tê bì tay chân
Tê bì chân tay là dấu hiệu của bệnh liệt yếu cơ

Những người có dấu hiệu dẫn tới liệt cơ, yếu cơ thường xuất hiện những triệu chứng thường gặp sau:

  • Đau mỏi vai gáy, từ cổ lan xuống nữa người hoặc có kèm theo triệu chứng tê một bên.
  • Tê vùng mặt trong cánh tay lan xuống ngón hoặc khi nằm lâu để tay chân ở vị trí cố định trong một khoảng thời gian nào đó.
  • Tê kiểu châm chích, nóng bỏng tứ chi kiểu của bệnh lý viêm đa dây thần kinh trong bệnh tiểu đường, bệnh lý tổn thương đa rễ thần kinh.
  • Những bệnh lý tê đau của hội chứng ống cổ tay trong hội chứng hạ canxi máu tiềm ẩn.
  • Tê yếu kiểu trung ương kèm theo thay đổi cảm giác, phản xạ có tổn thương thần kinh sọ và dấu hiệu bệnh lý bó tháp.

2. Chẩn đoán

Để chẩn đoán liệt cơ, yếu cơ cần phối hợp giữa thăm khám các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp. Trong đó các phương tiện cận lâm sàng đóng vai trò quan trọng giúp chẩn đoán chính xác bệnh.

  • Nghiệm pháp zoly: yêu cầu bệnh nhân nhấp nháy mắt 15 lần liên tục rồi mở mắt nhìn. Bệnh nhân không mở mắt nhìn được là một gợi ý bệnh nhược cơ.
  • Test prostigmin: sau 15 phút tiêm prostigmin, bệnh nhân nhược cơ có thể mở mắt bình thường trở lại. Kết quả như trên gọi là test prostigmin dương tính.
  • Phản ứng điện cơ: là một xét nghiệm có độ nhạy cao.
  • Định lượng kháng thể kháng acetylcholin: bệnh nhân nhược cơ có kháng thể kháng acetylcholin tăng cao. Tuy nhiên nếu kết quả trong giới hạn bình thường vẫn không loại trừ được bệnh.
  • X-quang ngực, CT scan, MRI ngực để phát hiện các hình ảnh bất thường của tuyến ức nếu có.
  • Sinh thiết cơ vân
MRI não
Chụp MRI giúp chẩn đoán những bất thường của tuyến ức

3. Điều trị

Điều trị liệt yếu cơ cần được điều trị theo nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn và có thể tái phát sau một khoảng thời gian dài. Điều quan trọng trong điều trị là phát hiện và xử trí kịp thời những cơn yếu cơ tức thời và cấp cứu được tình trạng hôn mê suy hô hấp.

Một số biện pháp duy trì sức khỏe tốt, phòng tránh yếu, liệt cơ bao gồm:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Đu đủ và chuối là hai loại quả giúp bổ sung kali, cần cho hoạt động của cơ.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
  • Xây dựng một lối sống lành mạnh
  • Đến gặp bác sĩ ngay khi có các biểu hiện bất thường.

Đối với những người bệnh đã được chẩn đoán mắc bệnh yếu cơ cần ghi nhớ các biện pháp sau:

Kali
Bổ sung kali thông qua chế độ ăn uống giúp điều trị bệnh liệt kê

  • Phòng tránh các bệnh nhiễm trùng trong quá trình điều trị bệnh yếu cơ với các thuốc làm suy giảm miễn dịch.
  • Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc, hay dùng thêm các loại thuốc khác không có trong sự chỉ định của bác sĩ.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng lo âu.
  • Khi có các cơn yếu cơ tiến triển, cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý.

Tóm lại, triệu chứng tê bì có nguyên nhân gây ra, bắt đầu bằng triệu chứng tê, sau đó sẽ xuất hiện triệu chứng yếu liệt. Do đó khi bị tê bì nên đi khám bệnh sớm để có chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, được các bác sĩ điều trị kịp thời tránh những biến chứng thần kinh nặng nề, có thể dẫn đến yếu liệt cơ.

Nếu nhận thấy các vấn đề bất thường khách hàng nên đến thăm khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

42.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan