Làm thế nào nếu ráy tai đóng vảy?

Ráy tai là một trong những “sản phẩm của hệ bài tiết”. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà ráy tai có đặc điểm về hình thái, cấu trúc, màu sắc và mùi khác nhau. Vậy ráy tai đóng vảy có sao không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

1. Ráy tai là gì và có công dụng như thế nào?

Ráy tai được hình thành từ các chất nhờn, tế bào chết, mồ hôi & bụi bẩn trong ống tai. Tiếp theo, ráy tai được đẩy ra ống tai ngoài dưới tác động của lớp nhung mao trên bề mặt tế bào tuyến. Sau đó, ráy tai sẽ tự khô và bong tróc ở tai ngoài. Quá trình này diễn ra liên tục, hết lớp ráy tai này đến lớp khác.

Ráy tai có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn, côn trùng,... xâm nhập vào ống tai. Ngoài ra, ráy tai còn có công dụng nữa đó là giúp sóng âm được truyền tải dễ dàng hơn.

Ráy tai bình thường có màu vàng và tính chất hơi dính, không mùi. Tùy theo đặc điểm cơ địa, lứa tuổi, chế độ ăn uống, môi trường sống, hoạt động của tuyến ráy tai, gen di truyền,... mà ráy tai có thể ở dạng khô hoặc ướt. Ngoài ra, một số người có ráy tai đóng thành vảy.

2. Ráy tai đóng vảy thường gặp khi nào?

Ráy tai có dấu hiệu đóng vảy trong một số trường hợp sau:

  • Hiện tượng sinh lý bình thường: Ráy tai dày hơn, khô hơn, có nhiều vảy hơn hoặc tối màu hơn bình thường nhưng không xuất hiện mùi lạ thì đó không phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng nào mà chỉ là biểu hiện về tình trạng lão hóa của cơ thể. Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi (là biểu hiện sinh lý bình thường).
  • Bệnh Eczema: Nếu ráy tai và da vùng ống tai cùng bị khô và đóng vảy và thường có ngứa kèm theo, thì có thể là biểu hiện của bệnh Eczema. Trường hợp này khá dễ điều trị nhưng chúng ta cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ khi sử dụng thuốc bởi da vùng ống tai khá nhạy cảm.
  • Bệnh vảy nến: Nếu ráy tai đóng vảy và có cấu trúc đồng nhất, có thể kèm theo sưng đau thì đó là dấu hiệu của bệnh vẩy nến (căn bệnh này hiếm gặp hơn). Trường hợp này, thông thường người bệnh sẽ biết được là họ bị bệnh bởi sẽ xuất hiện phát ban tại một vài vị trí khác trước. Tuy vậy, chúng ta vẫn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
  • Nấm ống tai: Một vài trường hợp xuất hiện mảng vảy ở tai là do lớp biểu bì ở ống tai ngoài bong tróc ra kết hợp với vi nấm tạo nên. Nếu như mảng vảy lớn làm bít tắc ống tai ngoài hay bám vào màng nhĩ sẽ gây giảm thính lực và ù tai. Nếu không được loại bỏ sớm thì những mảng vảy này tích tụ ngày càng nhiều, phủ kín ống tai, khi đó nó sẽ bám chặt vào da ống tai dẫn đến việc chảy máu lớp da dưới nó khi ta cố bóc nó ra.

3. Làm thế nào nếu ráy tai đóng vảy?

3.1. Trường hợp ráy tai đóng vảy sinh lý

Như đã giới thiệu ở trên thì trường hợp ráy tai đóng vảy do lão hóa thì chúng ta chỉ cần vệ sinh tai đúng cách và đều đặn. Cách vệ sinh tai an toàn khi ráy tai bị đóng vảy như sau:

  • Không đưa bất kỳ vật nhọn nào vào tai của bạn, bởi vì chúng có thể làm thủng màng nhĩ. Không dùng tăm bông hay ngón tay để ngoáy tai. Những dụng cụ này có thể làm chèn ráy tai vào sâu hơn và biến nó thành cái nắp bít kín màng nhĩ.
  • Chúng ta nên nhỏ vào tai một vài giọt dung dịch làm mềm ráy tai như nước oxy già (hydrogen peroxide), dầu khoáng (mineral oil) hay glycerin, nước rửa tai không kê đơn. Sau khi ráy tai đã mềm, hãy chuẩn bị một cốc nước ấm, dùng dụng cụ bơm nhẹ nước vào tai và nghiêng đầu sang một bên để ráy tai tự chảy ra ngoài rồi sau đó nhẹ nhàng lau sạch. Chúng ta nên thổi khô tai bằng máy sấy tóc hay nhỏ một ít cồn vào mỗi bên tai để làm khô tai.
  • Không nên rửa tai thường xuyên, nhiều nhất là 1 lần mỗi tháng.

3.2. Trường hợp ráy tai đóng vảy bệnh lý

Ráy tai đóng vảy là biểu hiện một số bệnh lý như Eczema, vẩy nến, nấm ống tai. Vậy trong những trường hợp này, chúng ta cần tới gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị bằng phương pháp hiệu quả nhất.

Qua bài viết này, hy vọng đã giúp độc giả có những thông tin hữu ích và cách xử lý khi ráy tai đóng vảy. Vệ sinh tai an toàn, đúng cách giúp bảo vệ màng nhĩ và tránh các bệnh lý về ống tai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Thuốc Crederm Ointment
    Công dụng thuốc Crederm Ointment

    Thuốc Crederm Ointment được bôi ngoài da nhằm khắc phục hiệu quả và nhanh chóng các bệnh lý da liễu phổ biến như: Lichen phẳng, viêm da dị ứng mạn tính, bệnh vảy nến, vảy cá,... Các hoạt chất trong ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • tarvicort n
    Công dụng thuốc Tarvicort-N

    Thuốc Tarvicort-N được dùng để điều trị các bệnh ngoài da như: Eczema, viêm da, vẩy nến, ...Vậy Tarvicort-N công dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về thuốc Tarvicort-N qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • proginale
    Công dụng thuốc Proginale

    Proginale thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu, dạng bào chế viên nang mềm, đóng gói hộp 12 vỉ x 5 viên. Thuốc có chứa thành phần chính là L-Cystine 500mg. Trước khi sử dụng thuốc Proginale, người bệnh ...

    Đọc thêm
  • thuốc mezaodazin
    Công dụng thuốc Mezaodazin

    Mezaodazin là thuốc gì? Thuốc Mezaodazin thuộc nhóm thuốc chống dị ứng, dùng trong các trường hợp quá mẫn. Mezaodazin có thành phần là Mequitazin 5mg cùng các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ được bào chế dưới ...

    Đọc thêm
  • livgan
    Công dụng thuốc Livgan Inj

    Thuốc Livgan Inj được sử dụng trong điều trị viêm gan mạn tính, ngoài ra giúp điều trị các bệnh da liễu như mề đay, eczema và viêm da. Bài viết sau sẽ tổng hợp thêm thông tin về liều ...

    Đọc thêm