Khám sức khỏe tổng quát: Cần chuẩn bị những gì?

Để đánh giá về tình trạng sức khỏe tổng thể của mỗi người ở một thời điểm thông qua việc đánh giá chức năng của hầu hết các cơ quan trong cơ thể phát hiện sớm các bệnh lý thì mỗi chúng ta cần phải đến các cơ sở y tế để khám sức khỏe tổng quát định kỳ.

1. Vì sao việc thăm khám sức khỏe tổng quát lại quan trọng?

Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ, bạn cần tiến hành kiểm tra huyết áp hàng năm ở độ tuổi từ 18 trở lên để tầm soát nguy cơ tăng huyết áp. Bởi vậy, 18 sẽ là độ tuổi thích hợp để bạn bắt đầu khám sức khỏe tổng quát. Việc khám tổng quát sẽ giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, viêm gan,...Đối với trẻ em, điều quan trọng là tầm soát các dị tật bẩm sinh, tình trạng dinh dưỡng. Khám sức khỏe tổng quát định kỳ giúp bản thân có cái nhìn chung về tình trạng sức khỏe hiện tại. Dựa vào kết quả thăm khám và xét nghiệm tổng quát, bác sĩ sẽ chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời và chuẩn xác, mang lại cơ hội khỏi bệnh cao.

Ngoài ra, khám bệnh tổng quát còn giúp bạn đánh giá và điều chỉnh lối sống thường ngày, nhờ đó hạn chế các rủi ro gây bệnh trong tương lai. Khám tổng quát định kỳ có ý nghĩa quan trọng với mọi giới và mọi lứa tuổi, cần được thực hiện 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần.

Ngoài ra, khám bệnh tổng quát còn giúp bạn biết được lối sống hằng ngày của bản thân có đang hại gì cho sức khỏe của mỗi chúng ta, nên có thể thấy được việc khám tổng quát có ý nghĩa rất quan trọng dù cho giới tính hay lứa tuổi này.

2. Khám sức khỏe tổng quát là khám những gì?

Khám sức khỏe tổng quát là khám những gì? Tùy theo từng độ tuổi, giới tính, gói khám sức khỏe tổng quát sẽ được thiết kế sao cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho người bệnh. Theo đó, một gói khám tổng quát có thể bao gồm:

  • Khám lâm sàng tổng quát bao gồm: Đánh giá biểu hiện lâm sàng của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thận - tiết - niệu, nội tiết, cơ - xương - khớp, hệ thần kinh, tâm thần, mắt, tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, da liễu. Bên cạnh đó, có thể mở rộng phạm vi khám một số chuyên khoa khác như phụ khoa, nam khoa, lão khoa, ung bướu, ... tùy vào đặc điểm và yếu tố nguy cơ của mỗi người.
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu: Một số xét nghiệm máu và nước tiểu thường quy có thể kể đến như: công thức máu 18 thông số, nước tiểu 10 thông số, đường máu (glucose), mỡ máu (Cholesterol, Triglycerid, LDL, HDL), chức năng thận (ure, creatinin), men gan (SGOT, SGPT, GGT), viêm gan B (HBsAg), tìm hồng cầu trong phân, một số marker ung thư,...
  • Chẩn đoán hình ảnh: Các chẩn đoán hình ảnh thường quy là chụp X Quang (nhiều vị trí như lồng ngực, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khung chậu, ... tùy theo đặc điểm và yếu tố nguy cơ từng người); Siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp, siêu âm vú đối với nữ, ...
  • Thăm dò chức năng: Điện tâm đồ, điện não đồ, đo loãng xương,... (Tùy vào yếu tố nguy cơ để có sự lựa chọn phù hợp).

Thông thường khám sức khỏe tổng quát sẽ gồm có những gì:

  • Khám sức khỏe tổng quát là dịch vụ khám bệnh toàn diện mọi bộ phận, cơ quan trên cơ thể nhằm tầm soát bệnh lý. Bao gồm các hạng mục: khám lâm sàng tổng quát, tư vấn, xét nghiệm tổng quát, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng. Cụ thể sẽ có những dịch vụ như sau:
  • Kiểm tra thể lực, thông qua các thông số chung: huyết áp, đo chiều cao, cân nặng.
  • Khám nội tổng quát, phát hiện một số bệnh lý nội khoa như tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, thận – tiết niệu...
  • Xét nghiệm máu tổng phân tích 18 thông số: đường máu (glucose), chức năng thận (Ure, Creatinin), men gan (AST, ALT, GGT), mỡ máu (Cholesterol, Triglycerid, LDL, HDL), acid uric máu (phát hiện viêm khớp, gout), viêm gan siêu vi B (HBSAG)...
  • Tổng phân tích nước tiểu 10 chỉ số: LEU (bạch cầu), Nitrite (NIT), độ pH, BLD (hồng cầu), GLU (Glucose), PRO (đạm)...
  • Chụp X-quang tim phổi.
  • Siêu âm ổ bụng tổng quát.
  • Siêu âm vú, tử cung, buồng trứng (nữ giới).

Mỗi người nên chọn gói khám sức khỏe tổng quát, danh mục khám phù hợp với độ tuổi, nhu cầu và khả năng tài chính.

Ngoài khám lâm sàng và làm các xét nghiệm sàng lọc nên làm thì khi khám sức khỏe tổng quát chung, cần khám trọng tâm theo từng độ tuổi:

Tuổi từ 20-30:

Tuổi từ 30-40:

  • Khám và làm các xét nghiệm về mỡ máu, tim mạch, gút, tiểu đường...
  • Đối với nam giới, kiểm tra chức năng gan, phổi nếu uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên..
  • Phụ nữ cần khám phụ khoa, đo mật độ loãng xương...

Tuổi từ 40-60:

  • Tầm soát các bệnh về ung thư như ung thư tử cung, dạ dày, gan, phổi, ung thư vòm họng...
  • Khám và làm các xét nghiệm về mỡ máu, tim mạch, xương khớp, gút, tiểu đường...

Tuổi trên 60:

  • Khám và làm các xét nghiệm về mỡ máu, tim mạch, mạch máu ngoại vi, xương khớp, gút, tiểu đường, bệnh hô hấp ...
  • Các bệnh ung thư...

3. Cần chuẩn bị gì trước khi đi khám sức khỏe tổng quát?

Định kỳ 6 tháng/lần là khoảng thời gian phù hợp nhất để bạn và gia đình thăm khám. Để mỗi lần thăm khám được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi thì bạn và gia đình cần chuẩn bị gì trước khi đi khám sức khỏe tổng quát, hãy tham khảo qua các mục bên dưới:

3.1.Chuẩn bị thời gian

Trung bình khám sức khỏe tổng quát, phải qua nhiều khoa phòng để chẩn đoán và xét nghiệm nên thường sẽ tiêu tốn của bạn khoảng 4 tiếng. Tuy nhiên, sẽ còn tùy vào số lượng hạng mục cần thăm khám mà thời gian sẽ thay đổi. Đó là lý do mà bạn nên chủ động sắp xếp thời gian của mình trước khi đăng ký thăm khám, để không phải ảnh hưởng đến công việc hoặc các kế hoạch cá nhân

3.2.Tìm hiểu gói khám sức khỏe

Hiện nay có rất nhiều gói khám sức khỏe toàn diện. Mỗi gói dịch vụ sẽ phù hợp với từng đối tượng và mức chi phí nhất định. Vì thế, kinh nghiệm đi khám sức khỏe tổng quát để tránh mất thời gian, bạn nên tìm hiểu trước gói dịch vụ mình định đăng ký. Bạn nên liên hệ trước với cơ sở y tế mình chọn để được tư vấn cụ thể hơn.

3.3. Thời gian chờ khám có lâu không?

Thông thường thời gian khám sức khỏe tổng quát phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng bệnh nhân, danh mục bạn cần khám. Nếu bạn chọn gói khám nhiều danh mục thì thời gian khám sẽ lâu hơn. Với các xét nghiệm chuyên sâu bạn cần đợi khoảng 60-90 phút mới có kết quả.

4. Những lưu ý khi thực hiện khám sức khỏe tổng quát?

Khi đã sắp xếp thời gian, lựa chọn được gói khám sức khỏe và cơ sở y tế phù hợp thì bạn cần ghi nhớ thêm những lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Chuẩn bị sẵn các thông tin tiền sử bệnh lý trước đó, bao gồm: Tiền sử các cuộc phẫu thuật, lịch tiêm phòng đã thực hiện, tiền sử dị ứng thuốc, bệnh lý nền khác.
  • Mang theo đơn thuốc và các xét nghiệm cũ nếu mắc bệnh trước đó.
  • Nên nhịn đói để kết quả các xét nghiệm (xét nghiệm máy, xét nghiệm đường huyết) và siêu âm (siêu âm ổ bụng) chính xác hơn.
  • Không uống rượu bia, chất kích thích, uống trà hoặc cà phê, bạn chỉ được phép uống nước lọc.
  • Trước khi thực hiện siêu âm ổ bụng, bạn nên để bụng đói, uống thật nhiều nước và nhịn tiểu. Khoang bụng càng rỗng và càng chứa nhiều nước thì hình ảnh siêu âm càng rõ nét.
  • Mặc trang phục thoải mái để thuận tiện cho quá trình thăm khám.
  • Trao đổi kỹ với bác sĩ về tiền sử bệnh mình đã mắc trước đó. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh đang điều trị thì nên hỏi ngay bác sĩ để được giải đáp kịp thời.
  • Đối với nữ giới, nếu đang trong thời gian hành kinh thì không nên thực hiện các xét nghiệm bởi kết quả sẽ bị ảnh hưởng. Bạn cần chờ sau sạch kinh khoảng 07 ngày.
  • Nếu bạn nghi ngờ bản thân mang bầu hoặc đang trong thời gian thai kỳ thì hãy nói với bác sĩ vì một số xét nghiệm như chụp X-quang có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Nên đặt lịch khám sức khỏe tổng quát trước để được tư vấn chi tiết thủ tục, giấy tờ, tránh mất thời gian chờ đợi lâu.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

825 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan