Hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu

Hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu là do mao mạch bị tắc nghẽn khiến máu không thể tuần hoàn đến cơ quan này. Tình trạng xuất hiện chủ yếu ở những người bệnh bị huyết áp thấp, mất nước và nhiễm khuẩn nặng. Đây là một bệnh lý nặng và tỷ lệ tử vong cao nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

1. Hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu là gì?

Bên trong thận bao gồm nhiều cấu trúc hình ống nhỏ có vai trò loại bỏ muối, chất lỏng dư thừa và chất thải từ máu. Hoại tử ống thận cấp tính sau thiếu máu là tình trạng các ống nhỏ này bị tổn thương và phá hủy. Đây là một bệnh lý nặng và tỷ lệ tử vong cao nếu không phát hiện và điều trị theo phác đồ một cách kịp thời và có hiệu quả.

Nguyên nhân hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu là do sự giảm tưới máu thận, tăng nitơ trước thận đi trước. Đặc điểm của hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu không chỉ giảm mức lọc cầu thận mà còn không đủ lượng máu để duy trì sự sống của các tế bào nhu mô thận.

Bên cạnh đó, người bị hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu một phần cũng do huyết áp thấp hoặc hạ oxy máu kéo dài như mất nước nặng trong chấn thương, sau phẫu thuật, sẩy nạo thai, bỏng nặng, tiêu chảy và nôn; sốc do nhiễm khuẩn nặng, sốc tim, suy tim cấp, do tan máu bởi truyền nhầm nhóm máu, sốt rét, nhiễm khuẩn huyết.

2. Dấu hiệu nhận biết hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu

Tăng ure máu
Bị tăng ure máu là một trong các dấu hiệu có thể bị hoại tử ống thận cấp

Nếu bạn có một số dấu hiệu sau đây có thể bạn bị hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu:

  • Đái ít hoặc vô niệu: Lúc đầu, lượng nước tiểu giảm dưới 500ml/ngày, sau đó dẫn đến tình trạng vô niệu, người bệnh không có nước tiểu, nếu thông đái thì lượng nước tiểu cả ngày cũng chỉ có vài giọt đến 5ml
  • Tăng ure máu: Khi bị tăng ure máu, người bệnh thường bị rối loạn tiêu hóa, nôn, tiêu chảy. Có thể bị kích thích vật vã, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp thở, nhịp tim nhanh hoặc chậm. Khi xét nghiệm nước tiểu có protein, hồng cầu, bạch cầu, ure niệu giảm, ure máu tăng, creatinin tăng, kali máu tăng, natri máu giảm.
  • Đái nhiều: Ban đầu nước tiểu thường đục, sau đó trong; số lượng nước tiểu tăng dần, có thể 3-4 lít/ngày. Xét nghiệm ure máu và creatinin tăng, ure niệu vẫn giảm do chức năng cô đọng của ống thận chưa được hồi phục. Bệnh nhân dễ tử vong do urê máu cao.

Hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu thận có thể gây biến chứng như:

  • Phù não gây nên những cơn co giật hoặc phù phổi cấp;
  • Trụy tim mạch.
  • Có nhiều trường hợp bị biến chứng ở ống thận. Thương tổn ở ống thận không giống nhau giữa các đoạn của ống thận.
  • Liên bào ống thận bị dẹt hoặc bị dãn, nhất là ở ống lượn xa.
  • Có thể hoại tử các liên bào ống thận, tế bào ống thận mất nguyên sinh chất và nhân.
  • Trường hợp nặng sẽ bị hoại tử từng đoạn ống thận và có thể đứt từng đoạn ống thận.

3. Chẩn đoán và điều trị hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu

hoại tử ống thận cấp
Hình ảnh chẩn đoán hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu

3.1. Chẩn đoán hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu

Nếu nghi ngờ bạn bị hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu thận, ngoài các dấu hiệu nhận biết trên, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp xét nghiệm quan trọng nhất trong chẩn đoán hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu. Qua phân tích mẫu nước tiểu, bác sĩ sẽ xác định được dấu hiệu gây nên hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu..
  • Sinh thiết thận: Từ các mô thận, bác sĩ có thể kiểm tra chức năng và phát hiện các dấu hiệu bất thường tại cơ quan này.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này cũng rất quan trọng nhằm đo nồng độ natri và creatinine trong máu.
  • CT: Hình ảnh cắt lớp từ CT cho phép bác sĩ quan sát được tình trạng cụ thể của các ống nhỏ bên trong thận.
  • Xét nghiệm natri, creatinine trong nước tiểu: Khi ống thận bị tổn thương, cơ quan này sẽ không đào thải được muối (natri) và khoáng chất dư thừa. Do đó hàm lượng natri và creatinine trong nước tiểu sẽ có xu hướng tăng cao.

Ngoài ra bác sĩ có thể đo trọng lượng và mức độ thẩm thấu của nước tiểu nhằm đáp ứng cho quá trình chẩn đoán hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu.

3.2. Điều trị hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu

Uống nước
Trong quá trình điều trị bạn phải hạn chế uống nước để giảm lượng chất lỏng dư thừa

Mục tiêu của việc điều trị hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu là ngăn ngừa các biến chứng đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Các phương pháp tập trung vào việc ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng và chất thải, đồng thời phục hồi các ống thận bị tổn thương.

  • Bạn phải hạn chế uống nước để giảm lượng chất lỏng dư thừa. Sau đó bạn có thể được kê toa thuốc giảm chất lỏng và chất thải tích tụ bên trong thận.
  • Giảm lượng natri và kali trong chế độ ăn uống.
  • Trường hợp nồng độ kali tăng cao, bạn có thể được lọc máu tạm thời. Lọc máu giúp cân bằng chất lỏng và các thành phần điện giải trong cơ thể. Phương pháp này còn giúp kiểm soát chức năng thận và cải thiện các triệu chứng.

Hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu là căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ bị tử vong nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì thế việc thăm khám sức khỏe định kỳ có tác dụng phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm, điều này giúp bệnh không để lại biến chứng, phương pháp điều trị cũng trở nên dễ dàng hơn.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã thực hiện thăm khám, điều trị và phòng ngừa, phẫu thuật nhiều bệnh lý thận tiết niệu đem lại kết quả tốt, giúp sức khỏe bệnh nhân hồi phục nhanh chóng. Với chất lượng y tế toàn diện, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giỏi có chuyên môn ứng dụng các phương pháp chẩn đoán điều trị bệnh lý tiết niệu mới nhất sẽ giúp quý khách hàng duy trì sức khỏe ổn định lâu dài.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan