Hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là 1 dạng rối loạn cảm xúc mãn tính có ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những hậu quả không tốt đến đời sống của mình.

1. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực hay còn gọi là rối loạn hưng cảm và trầm cảm. Đây là một căn bệnh tâm lý với biểu hiện thay đổi về mặt cảm xúc một cách nhanh chóng. Tâm trạng của người mang rối loạn này đi từ mức thấp hay còn gọi là trầm cảm đến mức cao hay còn gọi là hưng cảm. Người bị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực có tâm trạng thay đổi khi thì chán nản, tuyệt vọng nhưng lại có khi hưng phấn, phấn chấn và đầy năng lượng.

Tần suất xảy ra các rối loạn lưỡng cực có thể vài lần/ năm, nhưng cũng có thể xảy ra nhiều lần trong cùng 1 ngày. Có những trường hợp đặc biệt thì sự biến đổi cảm xúc từ trầm cảm đến hưng cảm ngay cả khi cùng một thời điểm.

Mặc dù đây là một tình trạng tâm lý lâu dài nhưng tình trạng bệnh vẫn có thể kiểm soát được nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị và được tư vấn tâm lý đúng cách.

Dấu hiệu của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực thay đổi theo từng giai đoạn. Nếu người bệnh đang ở giai đoạn trầm cảm thì họ thường sẽ có cảm giác ủ rũ, chán nản, thích cô lập bản thân, gặp khó khăn trong giấc ngủ, khó tập trung và cảm giác thiếu năng lượng trong tất cả các hoạt động. Ngược lại, với giai đoạn hưng cảm thì cảm xúc của bệnh nhân có xu hướng phấn khích, tràn đầy năng lượng, lạc quan, bỗng nhiên vui vẻ mà không biết nguyên nhân. Nếu bệnh nhân ở trong giai đoạn hỗn hợp hưng - trầm cảm thì cảm xúc sẽ diễn tiến vừa vui, vừa buồn, vừa chán nản lại vừa hưng phấn. Những loại cảm xúc này thay đổi rất nhanh và liên tục.

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực là do cấu trúc chức năng của não bộ, tiền sử của gia đình, ảnh hưởng của các yếu tố di truyền,tác động từ môi trường sống bên ngoài và do đã trải qua các rối loạn lo âu khác.

2. Các biến chứng của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Như đã đề cập, bệnh rối loạn lưỡng cực có thể được chữa trị nếu có phương pháp đúng cách. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh sẽ có những diễn tiến nặng và gây ra những ảnh hưởng to lớn đến đời sống.

Người mắc bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường khó kiểm soát cảm xúc vì vậy họ thường có xu hướng thử và lệ thuộc vào các chất gây nghiện như ma túy, bia, rượu.

Do ảnh hưởng của tình trạng cảm xúc khó kiểm soát nên bệnh nhân thường rất dễ vướng vào các vấn đề pháp lý hoặc các vấn đề tài chính. Ngoài ra, họ cũng có xu hướng sống tách biệt và cô lập, khó tập trung nên chất lượng công việc và kết quả học tập, làm việc giảm sút. Nặng hơn nữa là người bệnh sẽ có ý định tự tử.

3. Hậu quả của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của mỗi chúng ta chịu sự chi phối rất lớn bởi cảm xúc. Vì vậy, nếu cảm xúc không ổn định và thường xuyên thay đổi có thể làm cho cuộc sống bị đảo lộn rất nhiều những hậu quả mà bệnh có thể mang tới cho các bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực có thể kể đến gồm:

  • Chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng do người bệnh không thể nắm bắt được cảm xúc của bản thân. Các mối quan hệ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng cảm xúc có những biểu hiện quá mức bình thường.
  • Bệnh nhân khó tập trung nên chất lượng công việc, học tập thấp.
  • Do cảm xúc thay đổi nhanh chóng từ trầm cảm đến hưng cảm nên người bệnh dễ nổi cáu và có những hành vi không phù hợp.
  • Người bị rối loạn hưng cảm cũng có nguy cơ mắc các bệnh khác như tim mạch, huyết áp,... do chế độ sinh hoạt khó đảm bảo.
  • Có thể có nguy cơ gây ra các hành vi bạo lực đối với bản thân và người xung quanh. Đặc biệt một số người còn có ý định tự tử. Thống kê cho thấy, nguy cơ tự sát ở người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực cao gấp 15-10 lần so với người bình thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan