Giảm oxy máu ở bệnh nhân thở máy

Trong nền Y học hiện đại, nhiều trang thiết bị tối tân được phát triển để chẩn đoán, chăm sóc và điều trị bệnh nhân, trong đó phải kể đến kỹ thuật thở máy, đây là hoạt động hỗ trợ quá trình hô hấp cho người bệnh. Cần theo dõi hiện tượng giảm oxy trong máu khi thở máy để kịp thời xử lý.

1.Chỉ định thở máy khi nào?

Thở máy được chỉ định trong nhiều trường hợp rối loạn hô hấp. Thông thường, có thể chỉ định bệnh nhân thở oxy để tăng nồng độ oxy trong luồng khí thở vào, tuy nhiên trong một số trường hợp, biện pháp thở oxy không thể đáp ứng được vì vậy đòi hỏi phải chỉ định thực hiện thông khí nhân tạo:

  • Rối loạn nhịp thở trầm trọng, bệnh nhân thở quá nhanh hoặc thở quá chậm.
  • Lực cản và độ đàn hồi của phổi ở người bệnh tăng cao.
  • Mức độ giãn nở của phổi quá thấp.
  • Bệnh nhân ngừng thở.

Ngoài ra, các nhóm bệnh sau đây có thể có chỉ định phải thở máy:

1.1 Các bệnh lý làm giảm thông khí phế nang

  • Tổn thương thần kinh trung ương: đột quỵ não, giập não, viêm não...
  • Liệt dây thần kinh ngoại biên, liệt cơ hô hấp: ngộ độc nọc rắn, hội chứng Guillain Barre, bệnh nhược cơ...
  • Bệnh phổi/phế quản mãn tính: PaO2 < 60mmHg (bình thường 95 mmHg), PaCO2 > 40mmHg (bình thường 40mmHg).
  • Bệnh có tăng trương lực cơ, co giật toàn thân kéo dài: uốn ván toàn thân, sốt rét ác tính thể não, động kinh liên tục, ngộ độc hóa chất, ngộ độc Strychnin.

1.2 Thiếu oxy máu nặng

  • Bệnh phổi tổn thương lan toả.
  • Phù phổi cấp có tổn thương phổi.
  • Suy hô hấp cấp.
  • Hôn mê sâu có tăng tiết và ứ đọng đờm.
  • Phẫu thuật tim, phổi gây mất máu nhiều.
  • Người bệnh chết lâm sàng hoặc trong giai đoạn cuối.

2.Hiện tượng giảm oxy máu ở bệnh nhân thở máy

Chăm sóc bệnh nhân viêm phổi thở máy
Bệnh nhân thở máy thường bị giảm oxy máu

Bình thường: PaO2 80-100mmHg (khí phòng)

  • Giảm oxy máu nhẹ: PaO2 60-79 mmHg
  • Giảm oxy máu vừa: PaO2 45-59 mmHg
  • Giảm oxy máu nặng: PaO2 < 45 mmHg

Giảm oxy máubệnh nhân thở máy là một biến chứng thường gặp và cần theo dõi. Dấu hiệu nhận biết giảm oxy máu là: tím tái, vã mồ hôi, ý thức lơ mơ, vật vã... Tiêu chuẩn chẩn đoán giảm oxy máu ở bệnh nhân thở máy là:

  • PaO2 < 60 mmHg
  • SpO2 < 90% (Độ bão hòa oxy thấp hơn 90% là một cấp cứu trên lâm sàng).

3. Mục tiêu điều chỉnh PaO2 ở bệnh nhân thở máy

  • Tổn thương phổi nhẹ: mục tiêu PaO2 > 80 mmHg
  • Tổn thương phổi trung bình: mục tiêu PaO2 > 70 mmHg
  • Tổn thương phổi nặng: mục tiêu PaO2 > 60 mmHg
  • Sơ sinh non tháng: mục tiêu PaO2 60 - 80 mmHg
  • Cao áp phổi: mục tiêu >100mmHg để giảm áp lực mao mạch phổi.

Khi bệnh nhân bị giảm oxy trong máu cần điều chỉnh PaO2 dựa vào việc điều chỉnh thông số FiO2 theo nguyên tắc: Oxygen sẽ khuếch tán theo gradient áp lực, khi tăng FiO2 dẫn đến tăng PAO2 từ đó tăng PaO2.

4.Biến chứng thở máy thường gặp

Nhiễm toan hô hấp
Nhiễm toan hô hấp là biến chứng có thể gặp với bệnh nhân thở máy

Thông khí nhân tạo thở máy là biện pháp hữu hiệu giúp đáp ứng nhu cầu hô hấp cho bệnh nhân, tuy nhiên kỹ thuật này cũng gây ra nhiều biến chứng.

  • Biến chứng trên nhu mô phổi và phế nang: Vỡ phế nang gây tràn khí màng phổi do áp lực đẩy khí vào phổi cao (80 – 100cm nước) để khí vào tới phế nang có thể gây vỡ phế nang, chảy máu phổi và tắc mạch phổi do khí, phân bố khí trong phổi không đều do bệnh phổi mãn tính, ứ đọng đờm dãi.
  • Biến chứng tim mạch: Giảm cung lượng tim, tăng gánh tim phổi, suy tim
  • Giảm tuần hoàn não do giảm oxy máu, PaO2 giảm mạnh khi thở máy gây co mạch não.
  • Thông khí phút giảm, PaCO2 tăng và PaO2 giảm gây sung huyết mạch máu não, co giật, rối loạn nhịp tim, rung thất.
  • Nhiễm toan hô hấp.
  • Nhiễm kiềm hô hấp.
  • Rối loạn tiêu hoá: chướng bụng, liệt ruột, táo bón
  • Rối loạn tiết niệu.
  • Loét tì đè: do khi thở máy bệnh nhân hạn chế thay đổi tư thế mỗi 2-3 giờ/lần.
  • Bệnh nhân thở máy thường bệnh nặng, thực hiện nhiều kỹ thuật như: đặt nội khí quản, mở khí quản, đặt tĩnh mạch dưới đòn, thông tiểu, thông dạ dày, các kỹ thuật tiêm truyền... dễ bị nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan