Dopamine ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Dopamine ảnh hưởng lớn đến các hoạt động thể chất và tinh thần của con người. Thiếu dopamine có thể gây ra một số bệnh lý tiêu biểu như parkinson, béo phì, trầm cảm. Trong khi đó, thừa dopamine cũng ảnh hưởng không ít, một trong số đó là tâm thần phân liệt.

1. Dopamine là gì?

Dopamine là một loại chất dẫn truyền thần kinh do cơ thể tạo ra nhằm mục đích truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh. Dopamine hormone được tạo ra trong não bộ thông qua quá trình hai bước. Đầu tiên, nó thay đổi axit amin tyrosine thành một chất gọi là dopa, sau đó chuyển đổi chất đó thành dopamine.

Trắc nghiệm: Tìm hiểu về “bí mật” của các Hormone

Hormone hầu như quyết định tới toàn bộ các chức năng quan trọng của cơ thể. Nó “làm việc” miệt mài để phát tín hiệu và điều hòa sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, mô cũng như tế bào nhất định. Để hiểu hơn về vai trò cũng như cách thức các hormone tác động lên cơ thể, bạn có thể làm bài trắc nghiệm sau đây.

Nguồn tham khảo: webmd.com

2. Dopamine có tác dụng gì?

Dopamine có tác dụng tạo cảm giác vui vẻ, cải thiện tâm trạng, khả năng tập trung và sáng tạo của con người. Dopamine hormone thường được sản xuất nhiều khi cơ thể mong muốn được tặng thưởng. Nó kích thích não bộ liên tưởng đến những ham muốn về các sở thích làm bạn cảm giác vui vẻ như ăn uống, mua sắm hoặc hoạt động tình dục.

Dopamine không hoạt động riêng biệt mà cùng với các loại chất dẫn truyền thần kinh và hormone khác như serotoninadrenaline tạo ra các tác động đến sức khỏe tâm lý và thể chất con người như:

  • Chức năng của tim mạch, thận, mạch máu, tiêu hóa, tuyến tụy và điều tiết insulin
  • Điều khiển vận động và tâm trạng
  • Động lực, mức độ tập trung trong học tập và làm việc
  • Tác động đến giấc ngủ
  • Cách thức phản ứng với căng thẳng
  • Thời gian cho con bú
  • Kiểm soát buồn nôn, nôn, các cơn đau
  • Niềm vui và hành vi tự/muốn được tán thưởng

Dopamine có tác dụng tạo cảm giác vui vẻ, cải thiện tâm trạng, khả năng tập trung và sáng tạo của con người
Dopamine có tác dụng tạo cảm giác vui vẻ, cải thiện tâm trạng, khả năng tập trung và sáng tạo của con người

3. Dopamine hormone ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

3.1. Ảnh hưởng của dopamine đến sức khỏe tâm thần

Hàm lượng quá nhiều hoặc quá ít dopamine là một trong số các nguyên nhân gây ra các rối loạn tâm thần. Ví dụ như:

  • Tâm thần phân liệt: Nhiều thập kỷ trước, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa hàm lượng “siêu dopamin” trong một số trung khu não bộ với khả năng kích thích ảo giác và ảo tưởng.
  • ADHD: Một số nghiên cứu cho rằng thiếu hụt dopamine là nguyên nhân gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Dopamine bị thiếu là do cấu trúc gen trong cơ thể. Thuốc methylphenidate (Ritalin) có tác dụng tăng cường dopamine ở người bệnh ADHD.
  • Lạm dụng ma túy và các chất gây nghiện: Các chất gây nghiện làm tăng nồng độ dopamine gây cảm giác hưng phấn cao. Cảm giác dễ chịu này khiến con người muốn thử lại nhiều lần. Lâu dần, để đáp ứng cảm giác càng mạnh thì càng phải sử dụng với hàm lượng chất gây nghiện càng lớn. Điều này làm não bộ phát tín hiệu “giảm sản xuất dopamine tự nhiên”, khiến giảm cảm xúc ở người nghiện khi ở trạng thái tỉnh táo.
  • Trầm cảm: Trầm cảm được cho là có liên quan đến hàm lượng dopamine thấp. Đó là nguyên nhân gây ra các triệu chứng buồn bã, khó ngủ và thay đổi nhận thức theo thời gian.

3.2. Ảnh hưởng của dopamine đến các bệnh lý khác

Ngoài liên quan đến các bệnh lý tâm thần, dopamine còn ảnh hưởng đến một số bệnh lý khác như:

  • Bệnh Parkinson: Một trong những tác dụng của dopamine là kết nối các tế bào thần kinh nhằm kiểm soát các chuyển động của cơ thể. Ở bệnh parkinson, có một loại tế bào thần kinh bị thoái hóa dần. Những tế bào này mất khả năng truyền tín hiệu làm cơ thể tạo ra ít dopamine hơn. Từ đó làm xuất hiện các triệu chứng vật lý như run, cứng cơ, chuyển động chậm tự phát, cân bằng kém. Các bác sĩ điều trị những triệu chứng này bằng cách sử dụng các loại thuốc làm tăng hàm lượng dopamine.
  • Hội chứng thiếu hụt vận chuyển dopamine: Còn được gọi là loạn trương lực cơ kèm theo hội chứng parkinson (dystonia-parkinsonism) ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này gây ra những bất thường về vận động tương tự như bệnh Parkinson.
  • Béo phì: Dopamine có khả năng gây ảnh hưởng đến mức độ ham muốn ăn uống ở những người béo phì. Các nghiên cứu phân tích hình ảnh não bộ (CT, MRI) cho thấy những người mắc bệnh béo phì không giải phóng đủ dopamine và serotonin trong quá trình ăn uống. Điều này làm họ ăn một lượng lớn thức ăn mà vẫn chưa cảm thấy hài lòng.

Dopamine còn ảnh hưởng đến bệnh parkinson
Dopamine còn ảnh hưởng đến bệnh parkinson

3.3. Dopamine và mối liên hệ với tính mạng con người

Trong một số trường hợp cấp cứu, bác sĩ có thể sử dụng dopamine (inotropin) để điều trị:

  • Huyết áp thấp
  • Cung lượng tim thấp (khi tim không bơm đủ máu)
  • Điều chỉnh lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng
  • Một số trường hợp sốc nhiễm trùng

Giống như các loại thuốc khác, dopamine khi được sử dụng cũng có nguy cơ gây ra các biến chứng, cụ thể là:

  • Nhịp tim không đều
  • Tăng nhịp tim
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau đầu

Vì dopamine có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác, do đó, bạn nên cung cấp cho bác sĩ thông tin về các loại thuốc đang sử dụng. Điều này có thể giúp bác sĩ cân nhắc lựa chọn loại thuốc và hàm lượng điều trị thích hợp.

3.4. Ảnh hưởng của dopamine đến giấc ngủ

Thiếu dopamine làm tăng cảm giác buồn ngủ. Ngược lại, không ngủ được cũng làm giảm dopamine. Một nghiên cứu vào năm 2012 đã chỉ ra thiếu ngủ làm giảm đáng kể các thụ thể dopamine sẵn có vào buổi sáng.

3.5. Ảnh hưởng của dopamine đến các loại hormone khác

Dopamine cũng tương tác với các chất dẫn truyền thần kinh và hormone khác. Ví dụ, chất dẫn truyền thần kinh glutamate có liên quan đến chu kỳ hưng phấn và ham muốn được/tự tặng thưởng trong não bộ.

Một nghiên cứu năm 2014 tìm hiểu về mối liên quan giữa trạng thái căng thẳng và hormone giới tính với khả năng dẫn truyền thần kinh dopamine trong thời niên thiếu. Kết quả cho thấy testosterone, estrogen và glucocorticoids tương tác với nhau và tác động đến hàm lượng dopamine, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và chức năng nhận thức từ tuổi thiếu niên đến tuổi trưởng thành.

Một nghiên cứu năm 2015 chỉ ra rằng các hoóc môn giới tính có mối quan hệ mật thiết với các loại hormone khác trong đó có dopamine, serotonin, GABA và glutamate.


Trong một số trường hợp bác sĩ có thể sử dụng dopamine điều trị cao huyết áp
Trong một số trường hợp bác sĩ có thể sử dụng dopamine điều trị cao huyết áp

Những tương tác này khá phức tạp và khó có thể tìm hiểu được hoàn toàn. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để hiểu đầy đủ về cách dopamine tương tác với các chất dẫn truyền thần kinh và hormone khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe