Dấu hiệu bề mặt khối băng tan chảy trên X-quang chụp thẳng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Viết Thụ - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Dấu hiệu khối băng tan chảy trên X quang chụp ngực thẳng dùng để chỉ sự xuất hiện của hiện tượng đang hồi phục của nhồi máu phổi trên phim thẳng và CT, nó nhìn giống như hình ảnh tan chảy bề mặt khối băng từ ngoài dần vào trong.

1. Dấu hiệu bề mặt khối băng tan chảy trên X quang chụp thẳng

Nhồi máu phổi là sự tắc nghẽn động mạch phổi hoặc một trong các nhánh chính của nó. Nguyên nhân nhồi máu phổi chủ yếu là do cục máu đông từ xa di chuyển tới. Nhồi máu phổi là một biến chứng thường gặp của bệnh nhân tim mạch. Tần suất của bệnh hiện nay có chiều hướng gia tăng do tuổi thọ của con người ngày một cao hơn.

Dấu hiệu khối băng tan chảy trên X quang chụp ngực thẳng dùng để chỉ sự xuất hiện của hiện tượng đang hồi phục của nhồi máu phổi trên phim thẳng và CT, nó nhìn giống như hình ảnh tan chảy bề mặt khối băng từ ngoài dần vào trong. Tuy nhiên, dấu hiệu khối băng tan chảy trên X quang cần phân biệt với hình ảnh viêm phổi đang hồi phục.

Nhồi máu phổi trên phim CT: Hình mờ tam giác, đáy nằm trên màng phổi và đỉnh hướng về rốn phổi
Nhồi máu phổi trên phim CT: Hình mờ tam giác, đáy nằm trên màng phổi và đỉnh hướng về rốn phổi

2. Xử trí nhồi máu phổi

2.1. Xử trí nhồi máu phổi diện rộng có rối loạn huyết động

● Hồi sức tích cực, đánh giá toàn diện và chính xác tình trạng huyết động của người bệnh.

● Điều trị sốc tim: đảm bảo dịch đổ đầy bằng các dịch cao phân tử.

● Điều trị co bóp cơ tim: Dùng thuốc tăng cường co bóp cơ tim, trường hợp huyết áp không tăng lên được, cần sử dụng thuốc vận mạch.

● Điều trị suy hô hấp cấp: thở oxy cung lượng cao qua sonde mũi hoặc qua mặt nạ.

● Điều trị tiêu sợi huyết: Chỉ định nhồi máu phổi nặng; nhồi máu phổi có huyết động ổn định nhưng có dấu hiệu tâm phế cấp trên siêu âm.

2.2. Xử lý nhồi máu phổi không rối loạn huyết động

Điều trị nhằm phòng ngừa sự lan rộng của ổ nhồi máu phổi, tạo điều kiện ly giải cục máu đông và làm sạch ổ nhồi máu. Cụ thể:

Trị liệu heparin: Đây là điều trị cơ bản đầu tiên đối với bệnh nhân nhồi máu phổi. Có thể tiêm truyền tĩnh mạch heparin thường hoặc tiêm dưới da heparin phân tử lượng thấp.

Màng lọc tĩnh mạch chủ: Chỉ định đối với những bệnh nhân nhồi màng phổi có huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới lan rộng vào tĩnh mạch chủ, đuôi huyết khối di động mạnh; huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới gây nhồi máu phổi tái diễn nhiều lần; huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới mới hình thành nhưng bệnh nhân cần ngừng thuốc chống đông để điều trị một bệnh lý khác hoặc hiện tại có chống chỉ định dùng thuốc chống đông.

Tiêm thuốc
Tiêm truyền tĩnh mạch heparin thường trong xử trí nhồi máu phổi không rối loạn huyết động

466 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan