Dẫn lưu bể thận dưới X quang tăng sáng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS, BS. Đặng Mạnh Cường - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tắc nghẽn đường bài xuất là tình trạng nước tiểu không thể chảy bình thường ở một bên hay cả hai bên niệu quản. Nước tiểu hay vì chảy từ thận vào bàng quang lại chảy ngược trở lại về thận và có nguy cơ tăng áp lực bể thận, suy thận và bội nhiễm.

1. Tổng quan phương pháp dẫn lưu bể thận

Tắc nghẽn đường bài xuất có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều dẫn đến một hậu quả chung là tăng áp lực bể thận, tổn thương ở một hoặc cả hai bên thận. Với mục tiêu thiết lập lại lưu thông đường bài xuất, dẫn lưu bể thận qua da là phương pháp đặt một ống thông dẫn lưu vào bể thận qua xuôi dòng qua đường vào ở hố thắt lưng. Đây là kỹ thuật có tính an toàn cao, đang được áp dụng rộng rãi trong lâm sàng, mang lại hiệu quả tức thời trong việc xử lý các trường hợp tắc nghẽn đường bài xuất lành tính hoặc ác tính.

Trường hợp chỉ định

  • Tắc nghẽn đường bài xuất do nhiều nguyên nhân: Sỏi thận, khối u bể thận, niệu quản, u sau phúc mạc, u tiểu khung chèn ép, xâm lấn niệu quản hay xuất huyết do viêm bàng quang.
  • Tổn thương ở niệu quản: Do chấn thương, hẹp niệu quản sau phẫu thuật, hoặc bị xơ hóa sau phúc mạc.
  • Thực hiện test chẩn đoán bệnh lý tiết niệu: Chụp bể thận xuôi dòng, đánh giá chênh áp bàng quang, niệu quản, sinh thiết biểu mô lòng niệu quản.
  • Can thiệp bệnh lý về hệ tiết niệu: Dò niệu đạo (lành tính hoặc u ác tính), lấy sỏi qua da; nong - đặt Stent niệu quản.
  • Khi can thiệp ngược dòng qua nội soi đường bài xuất thất bại.

Trường hợp chống chỉ định:

  • Rối loạn đông máu nặng: Giá trị INR >1.5; số lượng tiểu cầu <50G/l cần truyền khối tiểu cầu trước khi can thiệp; Prothrombin <50% cần truyền plasma tươi trước khi can thiệp
  • Người bị rối loạn điện giải nặng (chỉ số Kali huyết thanh >7 mEq/l), cần điều trị để đưa chỉ số Kali máu về giới hạn bình thường rồi mới can thiệp.
  • Tăng huyết áp mất kiểm soát (huyết áp tâm thu >180mHg)
  • Người bị dị ứng thuốc đối quang Iot.
  • Người có vị trí các tạng (gan, lách, đại tràng...) có phần nằm phía sau thận.
Tăng huyết áp ở người trẻ phải điều trị thế nào?
Bệnh nhân tăng huyết áp mất kiểm soát chống chỉ định thủ thuật

2. Dẫn lưu bể thận dưới X quang tăng sáng

2.1 Chuẩn bị trước thủ thuật

Để thực hiện dẫn lưu bể thận dưới X quang tăng sáng, cần chuẩn bị:

Ekip thực hiện:

  • Bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ phụ trợ;
  • Kỹ thuật viên điện quang;
  • Điều dưỡng;
  • Bác sĩ/kỹ thuật viên gây mê (nếu bệnh nhân khó hợp tác).

Phương tiện sử dụng:

  • Máy X quang tăng sáng truyền hình (Fluoroscopy);
  • Phim, máy in phim và hệ thống lưu trữ hình ảnh.;
  • Bộ áo chì, tạp dề giúp che chắn khỏi tia X.;
  • Máy siêu âm đầu dò phẳng và cong;
  • Túi nilon vô trùng để bọc đầu dò siêu âm.

Thuốc:

  • Thuốc gây tê tại chỗ;
  • Thuốc gây mê toàn thân;
  • Thuốc cản quang iod tan trong nước;
  • Dung dịch giúp sát khuẩn da và niêm mạc.

Vật tư y tế thông thường:

  • Bơm tiêm 5,10ml;
  • Bộ can thiệp vô trùng (kéo, kẹp, dao, khay đựng dụng cụ..v.v);
  • Nước cất (nước muối sinh lý);
  • Trang phục phẫu thuật;
  • Bông gạc, băng dính y tế phẫu thuật;
  • Hộp thuốc và hộp cấp cứu tai biến.

Vật tư y tế đặc biệt:

  • Kim Chiba và dây dẫn tương ứng;
  • Ống thông chụp mạch 4-5F;
  • Dây dẫn tiêu chuẩn 0.035’’ tương ứng với ống thông chụp mạch
  • Ống để dẫn lưu bể thận;
  • Dây nối bơm thuốc;
  • Chỉ khâu cố định ống thông.

Người bệnh cần chuẩn bị:

  • Được giải thích cụ thể về thủ thuật để phối hợp với bác sĩ.
  • Thực hiện khám lâm sàng trước thủ thuật.
  • Nhịn ăn, uống trước 6 giờ. Không uống quá 50ml nước.
  • Tại phòng can thiệp bệnh nhân được đặt nằm nghiêng hoặc nằm sấp tùy theo vị trí dẫn lưu. Bác sĩ lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, điện tâm đồ, huyết áp, độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Sát trùng da và phủ khăn phủ vô trùng có lỗ.
  • Trường hợp người bệnh quá kích thích, không thể nằm yên sẽ được chỉ định dùng thuốc an thần.
thuốc an thần
Thuốc an thần có thể sử dụng cho bệnh nhân không nằm yên

2.2 Quy trình dẫn lưu bể thận dưới X quang tăng sáng

Các bước thực hiện dẫn lưu bể thận dưới X quang tăng sáng:

Bước 1: Vào bể thận

  • Tiến hành rạch da và tổ chức dưới da vùng sau phúc mạc (hố thắt lưng).
  • Dưới hướng dẫn của siêu âm và màn huỳnh quang tăng sáng, chọc dò bể thận qua da bằng kim 21G.
  • Xác định vị trí của đầu kim chọc trong bể thận bằng thuốc đối quang.

Bước 2: Tạo đường hầm vào bể thận qua da

  • Qua kim 21G, luồn dây dẫn 0.018 inch vào bể thận sau đó thay thế kim 21G bằng 6F.
  • Thay dây dẫn 0.018inch bằng dây dẫn 0.035 J-tipped và đặt ống thông vào bể thận và tiến hành chụp bể thận, niệu quản xuôi dòng.
  • Nong đường hầm qua dây dẫn 0.035 J-tipped bằng các ống nong.

Bước 3: Đặt ống dẫn lưu bể thận

  • Luồn ống dẫn lưu vào bể thận qua dây dẫn 0.035 J-tipped.
  • Xác định vị trí của đầu ống dẫn lưu bằng thuốc đối quang.
  • Cố định ống dẫn lưu trong bể thận và ngoài da.

Bước 4: Nhận định kết quả

  • Thủ thuật được đánh giá là thành công khi đầu ống dẫn lưu được đặt trong bể thận, đài bể thận xẹp và nước tiểu lưu thông ra ống dẫn lưu.
  • Không thấy thoát thuốc đối quang vào ổ bụng hay khoang sau phúc mạc.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Tai biến sau thủ thuật có thể xảy ra như nhiễm trùng tiết niệu

3. Tai biến sau thủ thuật và hướng xử lý

Nhiễm trùng:

Chảy máu trong bể thận, niệu quản, sau phúc mạc:

  • Đánh giá ở chất lượng nước tiểu bài xuất qua chân dẫn lưu và ống dẫn lưu.
  • Dùng tay ép tại vị trí hố thắt lưng có ống dẫn lưu từ 15-20 phút.
  • Nếu vẫn chảy máu thì chuyển tới phòng can thiệp để thay bằng ống dẫn lưu khác có kích thước lớn hơn.
  • Sau khi thay ống dẫn lưu, nếu vẫn chảy máu thì tiến hành can thiệp mạch máu.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Trước khi nhận công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park từ tháng 12 năm 2017, Bác sĩ Đặng Mạnh Cường có trên 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực siêu âm – chẩn đoán hình ảnh ở các Bệnh viện Giao thông vận tải Hải Phòng, Phòng MRI bệnh viện Nguyễn Tri Phương và khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Quốc tế Becamex.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

292 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan