Chụp số hóa xóa nền động mạch lách

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú, Bác sĩ chuyên khoa I Trịnh Lê Hồng Minh - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Can thiệp động mạch lách là kỹ thuật nút mạch, có thể là chọn lọc hoặc không chọn lọc. Mục tiêu của kỹ thuật này là làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến lách hoặc có thể gây hoại tử lách chủ động.

1. Cấu tạo và chức năng của lách

Lách của một người trưởng thành và khỏe mạnh thường có chiều dài từ 7 – 14cm, có trọng lượng khoảng 150 – 200 gam. Lách gồm có nhu mô lách và mô chống đỡ. Mô chống đỡ chính là phần vỏ xơ, bè xơ và dây xơ. Nhu mô lách gồm có tủy trắng và tủy đỏ.

  • Lách có dạng hình tháp 3 mặt, 3 bờ, 1 đáy và 1 đỉnh;
  • Bờ trước (bờ trên) có nhiều khía và có thể sờ được khi lách lớn;
  • Lách có các mặt là mặt hoành, mặt thận và mặt dạ dày, đáy là mặt kết tràng, các mặt còn lại có thể gọi là mặt tạng;
  • Mặt dạ dày ở gần bờ dưới có rốn lách, trong đó chưa rốn lách gồm động mạch và tĩnh mạch. Rốn lách còn nối với dạ dày bằng mạc nối vị lách, đuôi tụy bởi mạc nối tụy – lách.

Lách là cơ quan bạch huyết lớn nhất của cơ thể, nó nằm trên đường đi của tuần hoàn máu. Lách có chức năng sản xuất tế bào lympho, phá hủy tế bào máu già cỗi và giữ lại sắt và protein cũng như những chất cần thiết khác để tái tạo tế bào mới.

Lá lách cũng có chức năng dự trữ máu cho cơ thể, khi lá lách co vào hoặc giãn ra cũng tham gia điều hòa khối lượng máu trong tuần hoàn. Lách là bộ phận tham gia chống nhiễm trùng cho cơ thể, lọc vi khuẩn và các vật thể lạ ở máu.

Lá lách
Lách của một người trưởng thành và khỏe mạnh thường có chiều dài từ 7 – 14cm

2. Kỹ thuật chụp số hóa xóa nền động mạch lách

Khi lách bị chấn thương, có khối u hay những bất thường khác, bác sĩ có thể tiến hành chụp chiếu để tìm ra nguyên nhân. Kỹ thuật chụp số hóa xóa nền động mạch lách là một trong những kỹ thuật được sử dụng để kiểm tra lách.

Đây là kỹ thuật nội soi huỳnh quang được sử dụng rộng rãi trong X – quang để cho ra hình ảnh của mạch máu. Cấu trúc chắn bức xạ như xương sẽ được xóa bỏ khỏi hình ảnh nhờ kỹ thuật số, vì thế các mạch máu sẽ được thể hiện rõ ràng.

Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật này là sử dụng ánh sáng huỳnh quang và tia X để chụp hình ảnh mạch máu tại vị trí cần kiểm tra trước và sau khi bơm thuốc cản quang vào mạch máu cần chụp. Cuối cùng, máy tính sẽ xóa hình ảnh nền đi để làm rõ hơn cách mạch máu được chụp.

Kỹ thuật này sử dụng cho lách sẽ dùng ống thông và vi ống thông để đặt vào động mạch lách hoặc cánh nhánh. Tiếp theo bác sĩ sẽ dùng vật liệu mạch để gây tắc mạch.

2.1 Chỉ định và chống chỉ định

Kỹ thuật chụp số hóa xóa nền động mạch lách được chỉ định và chống chỉ định cho những trường hợp sau đây.

Chỉ định

Chống chỉ định

Các chống chỉ định trên chỉ mang tính tương đối, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ có quyết định khác nhau về việc có nên sử dụng kỹ thuật này không.

Cường lách
Kỹ thuật chụp số hóa xóa nền động mạch lách được chỉ định với bệnh nhân có hội chứng cường lách

2.2 Các bước tiến hành

2.2.1 Mở đường vào lòng mạch

Đầu tiên, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ cho bệnh nhân và rạch da vùng cần kiểm tra. Sau đó dùng bộ kim chọc động mạch đủ chung phải rồi luồn dây dẫn qua kim. Cuối cùng là đặt ống vào lòng mạch qua dây dẫn.

2.2.2 Chụp mạch và đánh giá tổn thương

Bác sĩ sẽ tiếp tục chụp động mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng trên nhờ ống thông tiêu chuẩn. Cần chụp chọn lọc động mạch lách bằng các vi ống thông.

2.2.3 Can thiệp điều trị

Để can thiệp điều trị những tổn thương ở lá lách, bác sĩ dùng vi ống thông chọn lọc nhánh động mạch cần phải can thiệp. Sau đó tiến hành gây tắc mạch máu bằng vật liệu thích hợp được chỉ định qua vi ống.

2.2.4 Đánh giá sau can thiệp

Sau khi kết thúc can thiệp vào các động mạch, bác sĩ sẽ tiến hành chụp mạch để đánh giá tuần hoàn sau nút mạch. Cuối cùng đóng đường vào lòng mạch và kết thúc thủ thuật.

2.3 Nhận xét kết quả

Tuỳ vào mục đích can thiệp động mạch mà bác sĩ sẽ đưa ra những nhận xét khác nhau. Có thể điểm qua một vài trường hợp sau:

  • Nút giả phình động mạch: Sau khi can thiệp, túi giả phình sẽ bị loại bỏ ra khỏi tuần hoàn động mạch lách. Tuần hoàn ở phía sau túi giả phình sẽ vẫn bình thường.
  • Nút mạch để điều trị cường lách: Tùy vào thể tích lách cần phải hoại tử bác sĩ sẽ lựa chọn những nhánh mạch đích khác nhau.
  • Nút mạch cầm máu sau khi chấn thương: Vị trí chảy máu sẽ bị bít tắc hoàn toàn và không còn thoát thuốc ra ngoài lòng mạch.

2.4 Một số tai biến có thể xảy ra

Kỹ thuật chụp số hóa xóa nền động mạch lách có thể gây ra một số biến chứng như: Tụ máu tại vị trí mở đường vào lòng mạch, đau sau khi nút mạch hoặc dị ứng thuốc đối quang. Nếu xảy ra tụ máu, bệnh nhân cần được băng ép cầm máu ngay. Bệnh nhân bị đau sau khi nút mạch có thể do mô lách bị hoại tử, có thể áp dụng phác đồ chống đau từ bậc 1 đến bậc 3.

Trường hợp dị ứng thuốc khá hiếm gặp, nếu gặp trường hợp này cần phải áp dụng quy trình chẩn đoán và xử trí tai biến của thuốc đối quang.

Kỹ thuật chụp số hóa xóa nền động mạch lách không chỉ áp dụng cho động mạch lách mà còn ứng dụng trong rất nhiều trường hợp như ứng dụng trong tim mạch hay trong thần kinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

457 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan