Các triệu chứng chấn thương bụng kín

Chấn thương bụng kín còn có tên gọi khác là chạm thương bụng. Triệu chứng chấn thương bụng kín thường là hiện tượng đau khu trú tại vùng bị chấn thương hoặc đau khắp bụng tùy theo tình trạng cũng như tính chất tổn thương.

1. Tổng quan về chấn thương bụng kín

Chấn thương bụng kín còn được gọi là chạm thương bụng, bao gồm các tổn thương về bụng mà thành bụng của bệnh nhân không bị thủng. Hầu hết nguyên nhân gây ra chấn thương bụng kín có liên quan đến tai nạn lưu thông. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác bao gồm tai nạn trong sinh hoạt, ẩu đả, hoặc rơi từ trên tầng cao xuống.

Khi bị chấn thương bụng kín, tỉ lệ tổn thương cao nhất là lá lách, tiếp đến là gan, ruột non, thận, bàng quang, ruột già, cơ hoành và cuối cùng là tụy.

Cơ chế gây tổn thương bụng kín

  • Giảm tốc đột ngột: thường có liên quan đến nguyên nhân bị chằng kéo, nhất là ở những nơi tiếp giáp với vị trí cố định, khiến các tạng khác nhau có tốc độ di chuyển khác nhau.
  • Đè nghiến: xảy ra khi các tạng ở giữa thành bụng và cột sống (hay ngực sau) bị đè ép. Cơ chế này sẽ gây tổn thương đến những tạng đặc như gan, thận, lách...
  • Do tăng áp lực xoang bụng đột ngột: có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tạng rỗng, thậm chí gây vỡ tạng rỗng.

Chấn thương bụng kín gây ảnh hưởng trực tiếp đến lá lách
Chấn thương bụng kín gây ảnh hưởng trực tiếp đến lá lách

2. Phân loại chấn thương bụng kín

Chấn thương bụng kín thường được chia thành 2 loại chính:

  • Tổn thương thành bụng: tổn thương bên ngoài nhưng không gây tổn thương đáng kể đến tạng trong ổ bụng. Những chấn thương này tạo ra các ổ máu bầm và phù nề dưới da. Tổn thương ở thành bụng có thể do đứt động mạch thượng vị, đứt giập nát cân cơ thành bụng hoặc lóc da.
  • Tổn thương tạng trong bụng: thường gồm các tổn thương ở một hay nhiều tạng khác nhau phối hợp (tạng đặc và tạng rỗng). Những tổn thương này rất khó chẩn đoán chính xác cũng như gây khó khăn trong phẫu thuật. Do đó, phẫu thuật viên khi tiến hành phẫu thuật cần phải thăm dò rất tỉ mỉ cũng như có các phương pháp đặc biệt để tránh tình trạng bỏ sót tạng có tổn thương.

Tổn thương thành bụng không gây ảnh hưởng đến các tạng trong ổ bụng
Tổn thương thành bụng không gây ảnh hưởng đến các tạng trong ổ bụng

3. Triệu chứng chấn thương bụng kín là gì?

Hầu hết bệnh nhân khi bị chấn thương vùng bụng đều sẽ có một số triệu chứng phổ biến như sau.

3.1. Triệu chứng chấn thương bụng kín sau tai nạn

Bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện chấn thương bụng kín như:

  • Đau bụng: đây là triệu chứng phổ biến vả rõ rệt nhất, đặc biệt đau ở vị trí bị thương tổn trực tiếp.
  • Nôn mửa: tùy theo mức độ tổn thương mà bệnh nhân có thể nôn khan hoặc nôn ra máu.
  • Tiểu tiện: bệnh nhân có thể đái ra máu hoặc nước tiểu trong tùy theo tình trạng.

3.2. Triệu chứng toàn thân khi chấn thương bụng kín

Bệnh nhân khi bị chấn thương vùng bụng kín sẽ có biểu hiện khác nhau tùy theo loại tổn thương, bao gồm:

  • Tình trạng sốc mất máu: xảy ra do sự tổn thương tạng đặc hoặc ở mạch máu lớn trong ổ phúc mạc. Biểu hiện của tình trạng này hội chứng chảy máu cấp tính với lượng máu mất đi đáng kể, ảnh hưởng sớm đến toàn thân: da xanh nhợt, hốt hoảng, niêm mạc trắng, vã nhiều mồ hôi, sống mũi và đầu các chi lạnh ngắt, bệnh nhân khát nước dữ dội.
  • Vị trí tổn thương có thể bị tụ máu, bầm giập cơ, rách da và cơ...
  • Bệnh nhân có thể bị đau khu trú tại vị trí chấn thương hoặc bị đau toàn bộ bụng.
  • Khi gõ tại vùng gan có tiếng vang bất thường, và khi gõ 2 hố chậu có thể nghe tiếng đục.

Da xanh tím báo hiệu tình trạng chấn thương bụng kín
Da xanh tím báo hiệu tình trạng chấn thương bụng kín

4. Chẩn đoán chấn thương bụng kín

Bên cạnh các dấu hiệu lâm sàng, bệnh nhân còn được chẩn đoán chấn thương vùng kín dựa trên một số xét nghiệm sau.

4.1. Xét nghiệm máu

Bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra:

4.2. Siêu âm bụng

Siêu âm ổ bụng là một kiểm tra có độ chính xác tương đối cao nhưng chỉ có thể áp dụng cho bệnh nhân bị nghi ngờ chấn thương vùng bụng nhưng không bị choáng toàn thân. Trường hợp bệnh nhân bị choáng, bác sĩ chỉ được siêu âm tại chỗ để phát hiện cụ thể các thương tổn vùng bụng, đặc biệt là thương tổn ở tạng đặc như gan, lách,...


Một trong những phương pháp chẩn đoán chấn thương bụng kín là siêu âm ổ bụng
Một trong những phương pháp chẩn đoán chấn thương bụng kín là siêu âm ổ bụng

4.3. X – Quang bụng đứng

Kỹ thuật này có mục đích tìm hơi tự do và dịch tự do trong ổ bụng, xác định bóng gan, bóng lách.

4.4. Chụp cắt lớp vi tính

Đây là phương tiện chẩn đoán hình ảnh có giá trị cao trong chẩn đoán các tổn thương, đặc biệt là những tổn thương ở tạng đặc.

5. Vấn đề điều trị phẫu thuật các chấn thương ổ bụng

5.1. Chỉ định phẫu thuật

Chấn thương bụng kín có thể được chỉ định điều trị theo phương pháp phẫu thuật nếu:

  • Bệnh nhân bị vỡ tạng đặc gây tràn máu ổ bụng nghiêm trọng.
  • Vỡ tạng rỗng.
  • Việc điều trị bảo tồn các thương tổn tạng đặc không có kết quả.

Bệnh nhân chấn thương bụng kín được chỉ định phẫu thuật khi vỡ tạng rỗng
Bệnh nhân chấn thương bụng kín được chỉ định phẫu thuật khi vỡ tạng rỗng

5.2. Xử trí tổn thương trước phẫu thuật

Nếu ổ bụng của bệnh nhân có máu đỏ tươi, phẫu thuật viên cần phải cầm máu tạm thời, sau đó lấy máu từ ổ bụng để truyền lại cho bệnh nhân nếu như bệnh nhân không có các tổn thương tạng rỗng hay đường mật đáng kể.

Điều trị chấn thương bụng kín dựa trên loại tổn thương

  • Tổn thương gan: khâu cầm máu và cắt bỏ phần gan không điển hình.
  • Tổn thương lách: cắt lách toàn phần hay bán phần tùy theo mức độ chấn thương, sau đó khâu cầm máu lách bảo tồn.
  • Tổn thương tụy: cắt phần tụy ở vùng thận hay vùng đuôi tụi, sau đó nối phục hồi với ống tụy chính.
  • Tổn thương thận: cắt thận toàn phần hoặc bán phần.
  • Bàng quang: khâu phục hồi kết hợp dẫn lưu.
  • Tổn thương tạng rỗng: chủ yếu khâu các vết thủng...

Như vậy, việc chẩn đoán chấn thương bụng kín hiện nay là sự kết hợp giữa quan sát và thăm dò triệu chứng chấn thương bụng kín trên lâm sàng và các xét nghiệm, kiểm tra hình ảnh kỹ thuật cao để có kết quả chính xác nhất. Sau khi xác định vùng tổn thương, việc điều trị sẽ được tiến hành tùy theo loại chấn thương.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe