Chấn thương và khâu vết thương lách

Chấn thương lách là một tình trạng cấp cứu cần được xử lý sớm, nếu không sẽ phải cắt lách. Tuy nhiên, các triệu chứng của chấn thương lách thường dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, dẫn đến chậm cấp cứu. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn đọc các kiến thức về chấn thương cũng như khâu vết thương lách.

1. Chấn thương lách là gì?

Chấn thương lách xảy ra khi vùng ổ bụng bị đụng dập. Người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình như: đau bụng, đau vai, cảm ứng phúc mạc.

Nguyên nhân dẫn đến chấn thương này như:

  • Ổ bụng chịu lực chấn thương mạnh dẫn đến tổn thương lách do va chạm xe, tai nạn hoặc bị các vật nhọn đâm, đạn bắn...
  • Do virus gây vỡ lách, cụ thể là virus EBV (bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng hoặc Epstein-Barr virus sau ghép tạng – giả u lympho ).
  • Các khối máu tụ dưới bao dẫn đến vết rách sâu vào các mô và gây đứt cuống.
  • Ổ bụng xuất hiện hỏa khí hoặc bạch khí gây tổn thương ổ bụng

Để xác định được tình trạng chấn thương này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như: Thăm dò ổ bụng bằng phẫu thuật mổ mở hoặc nội soi, chụp CT ổ bụng,...

2. Chỉ định và chống chỉ định

Theo các chuyên gia, trong trường hợp, tổn thương lách không vào sâu cuống lách hoặc vết thương nông dưới 3cm có thể khâu bảo tồn.

Tuy nhiên, nếu người bệnh xuất hiện tình trạng thủng ruột và viêm phúc mạc cần được cắt ruột sẽ chống chỉ định khâu vết thương lách. Bên cạnh đó, bệnh nhân có huyết động bất thường cũng sẽ không được chỉ định thực hiện phương pháp này.

3. Quá trình khâu vết thương lách

3.1. Chuẩn bị

  • Về phía người bệnh:

Bệnh nhân và người nhà sẽ được bác sĩ trao đổi về tình trạng bệnh, quá trình khâu vết thương lách cũng như những rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, người bệnh được hồi sức đảm bảo huyết động ổn định và chuẩn bị kháng sinh dự phòng.

  • Về phía bệnh viện

Để chuẩn bị cho buổi phẫu thuật, cần có bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá, phẫu thuật viên, điều dưỡng, dụng cụ viên. Các thiết bị, dụng cụ y tế cần thiết như: Bộ dụng cụ đại phẫu mổ mở. – Bộ dụng cụ khâu mạch máu – Chỉ liền kim: prolen hoặc premilen 3/0.


Khâu vết thương lách cần chuẩn bị dụng cụ y tế cần thiết
Khâu vết thương lách cần chuẩn bị dụng cụ y tế cần thiết

3.2. Quá trình thực hiện

Người bệnh được hướng dẫn nằm ngửa. Tuỳ theo yêu cầu mổ, bác sĩ sẽ đặt người bệnh ở tư thế cao hoặc thấp, nghiêng trái hoặc nghiêng phải. Đặt ống thông đái cho bệnh nhân và một tấm độn lưng ngang bờ dưới xương bả để dễ bộc lộ lách.

Dưới đây là quy trình khâu vết thương lách:

Bước 1: Tiến hành gây mê toàn thânđặt nội khí quản cho người bệnh. Có máy theo dõi áp lực CO2 máu (Pa CO2) và áp lực CO2 khí thở ra (PET CO2).

Bước 2: Mở bụng đường trắng giữa trên rốn, kéo dài xuống dưới rốn của bệnh nhân. Chèn gạc vào vùng lách trong khi tiếp tục kiểm tra toàn bộ ổ bụng. Đánh giá mức độ tổn thương của các tạng trong ổ bụng.

Bước 3: Nếu có tổn thương lách thì thực hiện các bước sau:

  • Nhằm bộc lộ vùng lách, hay cắt dây chằng lách đại tràng, bác sĩ sẽ thực hiện hạ đại tràng góc lách
  • Tiến hành giải phóng mặt sau lách bằng cách cắt dây chằng lách thận và tổ chức liên kết giữa lách và thận sát với cực trên và các nhánh vị ngắn
  • Khâu vết thương lách bằng các bước đưa lách ra gần vết mổ, khâu lách bằng những mũi chữ U dọc theo hai mép của đường vỡ. Có thể thực hiện khâu ép bằng mạc nối lớn hoặc miệng pledget tepflon.
  • Rửa sạch ổ bụng và đặt 1 tới hai dẫn lưu ở hố lách.
  • Đóng vết mổ ở ổ bụng và kết thúc phẫu thuật

4. Theo dõi và xử trí biến chứng sau khâu vết thương lách

4.1. Theo dõi

  • Sau phẫu thuật, người bệnh được chuyển sang phòng hồi sức và theo dõi biến chứng sau phẫu thuật trong vòng 2 ngày đầu.
  • Sử dụng thuốc chống đau và nuôi dưỡng bệnh nhân bằng đường tĩnh mạch đến khi có thể phục hồi tiêu hoá.

4.2. Xử trí tai biến:

Trường hợp người bệnh xảy ra một số biến chứng sau phẫu thuật như: chảy máu sau mổ, huyết động không ổn định... Trường hợp huyết động không ổn định sẽ được đánh giá thêm và chỉ định mổ lại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe