Chụp thận có thuốc cản quang vào tĩnh mạch – chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV)

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Xuân Thiệp - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Chụp thận có thuốc cản quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chụp x-quang hệ tiết niệu có kết hợp tiêm chất cản quang vào tĩnh mạch để giúp bác sĩ đánh giá thận, niệu quản và bàng quang của người bệnh, khi họ gặp phải các triệu chứng như đái ra máu hoặc đau ở bên hông hoặc lưng dưới.

1. Tại sao người bệnh cần chụp thận có thuốc cản quang vào tĩnh mạch?

Chụp thận có thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch (tên tiếng Anh là Intravenous pyelogram - IVP; tên tiếng Pháp là Urographie intraveineuse, viết tắt là chụp UIV) được sử dụng để chụp x quang hệ tiết niệu gồm các bộ phận như: Thận, niệu quảnbàng quang.

Kỹ thuật này cho phép bác sĩ đánh giá kích thước và hình dạng của các cấu trúc giải phẫu hệ tiết niệu và xác định xem hoạt động tốt không như đánh giá chức năng bài tiết của thận.

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện chụp thận có thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch nếu người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng như: Đau ở bên lưng hoặc lưng hoặc có máu trong nước tiểu, đây có thể liên quan đến các bệnh lý hay rối loạn đường tiết niệu.

Kỹ thuật chụp thận có thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch có thể chẩn đoán các bệnh lý như sau:

Thận ứ nước
Chụp thận có thuốc cản quang giúp phát hiện các bệnh lý về thận

Trước đây, chụp thận có thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch thường được sử dụng để đánh giá các rối loạn đường tiết niệu, nhưng kể từ khi công nghệ Y khoa phát triển mạnh về các kỹ thuật khác như: Siêu âm thận và MRI hệ tiết niệu kết hợp dựng hình niệu quản với nhiều ưu điểm mất ít thời gian hơn, không cần phải tiêm thuốc cản quang hoặc sử dụng tia X, dẫn tới kỹ thuật chụp thận có thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch ít được sử dụng hơn.

Tuy nhiên, chụp thận có thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch vẫn là một công cụ chẩn đoán hữu ích trong các trường hợp:

  • Xác định một số rối loạn cấu trúc đường tiết niệu
  • Phát hiện sỏi thận
  • Cung cấp thông tin về tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu
chụp CT
Chụp CT có nhiều ưu điểm vượt trội nên được sử dụng ngày một phổ biến

2. Nguy cơ khi thực hiện chụp thận có thuốc cản quang vào tĩnh mạch (UIV) là gì?

Nhìn chung, chụp thận có thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch là kỹ thuật an toàn, rất hiếm khi xảy ra các biến chứng. Cũng giống như với bất kỳ kỹ thuật y khoa nào, chụp thận có thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch có một số biến chứng, kể cả phản ứng dị ứng. Ở một số người, việc tiêm thuốc cản quang có thể gây ra tác dụng phụ như:

  • Một cảm giác ấm toàn thân hoặc đỏ bừng
  • Một vị kim loại trong miệng
  • Buồn nôn
  • Ngứa
  • Phát ban

Trong thời gian chụp X-quang, người bệnh sẽ tiếp xúc với phóng xạ liều thấp. Lượng phóng xạ này rất nhỏ nên nguy cơ gây ra tổn thương tế bào trong cơ thể là rất thấp.

Tuy nhiên, nếu người bệnh đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, người bệnh nên nói với bác sĩ trước khi chụp thận có thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch. Mặc dù nguy cơ đối với thai nhi là thấp, nhưng bác sĩ có thể cân nhắc liệu nên chờ đợi hay sử dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác.

3. Quá trình chụp thận có thuốc cản quang vào tĩnh mạch (UIV) diễn ra như thế nào?

3.1 Trước khi chụp

Trước khi chụp thận có thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch, cho bác sĩ sẽ hỏi và dặn người bệnh người bệnh:

  • Có dị ứng bất kỳ thứ gì không, đặc biệt là iốt?
  • Đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai
  • Trước đây có lần nào dị ứng với thuốc cản quang không?
  • Người bệnh có thể cần tránh ăn và uống trong một khoảng thời gian nhất định trước khi tiêm chất cản quang. Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyên bạn nên dùng thuốc nhuận tràng vào buổi tối trước ngày hôm qua đi chụp.
bác sĩ hỏi thăm bệnh nhân
Bác sĩ tư vấn và dặn dò bệnh nhân trước phẫu thuật

Tại cơ sở Y tế, một thành viên khác trong nhóm nhân viên Y tế tiến hành chụp sẽ:

  • Đặt lại một số câu hỏi về lịch sử y tế
  • Kiểm tra huyết áp, mạch và nhiệt độ cơ thể
  • Yêu cầu người bệnh cởi bỏ quần áo và thay áo choàng bệnh viện; tháo đồ trang sức, kính mắt và bất kỳ vật dụng có kim loại nào do có thể che khuất hình ảnh X quang
  • Thiết lập đường truyền tĩnh mạch ở tay để đưa thuốc nhuộm cản quang vào trong cơ thể.
  • Yêu cầu người bệnh đi tiểu tiện và đi cho đến khi nào bàng quang trống nước tiểu

3.2 Trong quá trình chụp

Đối với chụp thận có thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch, người bệnh sẽ nằm ngửa trên bàn khám. Máy X-quang thường được gắn vào một phần hoặc toàn bộ vào bảng. Bộ tăng cường hình ảnh tia X sẽ được đặt trên bụng của người bệnh. Sau khi, người bệnh đã nằm thoải mái trên bàn, bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành các bước như sau:

  • Chụp X-quang đường tiết niệu trước khi tiêm thuốc cản quang.
  • Bắt đầu tiêm thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch.
  • Tiến hành chụp X quang theo các mốc thời gian gồm (1) thuốc cản quang đi tới thận rồi đi tới (2) niệu quản và (3) đổ vào bàng quang.
  • Khi chụp xong, người bệnh được yêu cầu đi tiểu lại lần nữa.
  • Sau đó, người bệnh lại quay trở lại bàn khám để bác sĩ chụp X quang khi bàng quang đang trống nước tiểu.
  • Một số trường hợp có thể chụp thêm thì đi tiểu để đánh giá niệu đạo: đặc biệt trong các trường hợp dò niệu đạo hay hẹp niệu đạo.

3.3 Sau khi chụp

  • Khi chụp thận có thuốc cản quang qua đường tĩnh mạch hoàn tất, đường truyền tĩnh mạch ở tay sẽ được rút ra.

Ths.Bs Lê Xuân Thiệp có thế mạnh trong thực hiện các kỹ thuật cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính nâng cao và khó như: Chụp cắt lớp vi tính mạch vành, chức năng tim, Cộng hưởng từ mạch não, tưới máu não và các tạng,..

Nếu nhận thấy các vấn đề bất thường về sức khỏe bạn nên thăm khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

26.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan