Chỉ số đường huyết của gạo nếp

Việc lựa chọn các thực phẩm hàng ngày cho bệnh nhân đái tháo đường rất quan trọng, quyết định tới việc kiểm soát đường huyết và điều trị bệnh. Do đó, nhiều người thắc mắc không biết “chỉ số đường huyết của gạo nếp là bao nhiêu?”.

1. Chỉ số đường huyết của gạo nếp là bao nhiêu?

Gạo nếp là thành phần chính để tạo ra xôi nếp, loại thực phẩm giàu tinh bột và có chỉ số đường huyết GI cao. Tuỳ thuộc vào chủng loại mà gạo nếp sẽ có chỉ số đường huyết GI khác nhau:

  • Gạo nếp cái hoa vàng: GI > 73;
  • Gạo nếp ngỗng: Có chỉ số GI ở mức trung bình, thấp hơn gạo nếp cái hoa vàng;
  • Gạo nếp cẩm: Có chỉ số GI thấp nhất khoảng 42,3.

Nhìn chung, các loại gạo nếp có chỉ số GI khá cao, khiến lượng đường trong máu của người ăn tăng cao đột ngột, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường và tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng về lâu dài. Do đó, chuyên gia khuyến cáo người bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều xôi nếp, nếu ăn mỗi bữa chỉ nên ăn lượng nhỏ kèm với rau xanh hoặc salad trộn để làm giảm hấp thu đường.

2. Lưu ý khi sử dụng gạo nếp ở bệnh nhân đái tháo đường

Gạo nếp có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn như xôi nếp, bánh chưng, thậm chí là rượu nếp nhưng nhìn chung thì chỉ số đường huyết của các đồ ăn, thức uống chế biến từ thực phẩm vẫn khá cao. Do đó, để tránh ảnh hưởng đến đường huyết quá mức khi ăn xôi nếp, người bệnh cần lưu ý:

Liều lượng dùng:

  • Người bệnh tiểu đường chỉ nên dùng từ 45-60g carbohydrate mỗi bữa ăn (tương đương ít hơn 200g gạo nếp) mỗi bữa, không ăn quá 2 lần/ tuần và nên ăn kèm cùng các loại thực phẩm khác như rau xanh, trái cây, sữa,...
  • Người bệnh có thể sử dụng phương pháp đĩa thức ăn để cân đối khẩu phần với tỷ lệ 1⁄2 rau, 1⁄4 tinh bột (cơm, bún, bánh mì) và 1⁄4 thực phẩm đạm (thịt, cá, trứng, hải sản,...).
  • Ngoài ra, có thể ăn thêm 1 phần nhỏ tráng miệng từ trái cây như chuối, quýt, cam hoặc 4-5 quả nho.

Thời điểm ăn:

  • Bệnh nhân nên ăn gạo nếp vào bữa trưa hoặc khi tụt đường huyết để đảm bảo duy trì nồng độ đường trong máu luôn ổn định.
  • Nên hạn chế ăn xôi vào buổi sáng do sau thời gian dài, cơ thể không được tiếp nhận thức ăn nên ăn xôi vào lúc này khiến người bệnh tăng đường huyết đột ngột.

Một số lưu ý khác khi sử dụng gạo nếp:

  • Nên ăn kèm xôi gạo nếp với rau củ trong bữa ăn để giảm hấp thu đường, cân bằng dinh dưỡng và giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu hoặc táo bón. Các loại rau ăn kèm nên là dưa chuột, rau mùi, cải xanh, cam quýt,...
  • Kiểm tra đường huyết 2 giờ sau khi ăn xôi để đảm bảo kiểm soát đường huyết và điều chỉnh liều lượng xôi khi ăn.
  • Nên ăn xôi có ít dầu mỡ và không nên ăn xôi có mỡ động vật như mỡ gà, mỡ lợn. Các loại mỡ này rất giàu cholesterol nên dễ gây tăng cân và làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường.
  • Không nên ăn xôi được bọc bởi giấy báo vì chứa nhiều hoá chất tẩy trắng, mực in và có khả năng nhiễm vi khuẩn, gây đau bụng và tiêu chảy,...

3. Đối tượng nào nên kiêng tuyệt đối gạo nếp?

Một số người bệnh nên kiêng tuyệt đối xôi nếp gồm:

  • Bị béo phì: Để kiểm soát cân nặng người bệnh béo phì không nên ăn xôi nếp vì chứa tinh bột và calo rất cao.
  • Đau dạ dày: Xôi nếp có thành phần tinh bột dạng amylopectin phân nhánh nên dễ gây khó tiêu, đồng thời kích thích dạ dày co bóp và. Tăng tiết acid nhiều hơn nên có thể làm nặng thêm tình trạng đau dạ dày của người bệnh
  • Bị nóng trong, mụn nhọt, mề đay: Xôi nếp có tính ấm nên có thể làm nặng thêm các tình trạng nóng trong, mụn nhọt.
  • Bị vết thương hở: Khi ăn xôi nếp dễ dẫn tới sưng và mưng mủ, tăng khả năng viêm nhiễm và lâu lành vết thương hơn

4. Các món ăn có thể thay thế gạo nếp

Một số loại thực phẩm khác có thể thay thế gạo nếp mà vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh gồm có:

  • Ngũ cốc: Yến mạch, gạo lứt, lúa mì, hạnh nhân,...rất giàu protein, chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp vì vậy là nguồn cung cấp năng lượng thích hợp cho người bệnh tiểu đường.
  • Trứng: Được ưu tiên lựa chọn đối với bệnh nhân tiểu đường vì giàu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và ít ảnh hưởng đến hàm lượng đường trong máu.
  • Rau: Ngoài bổ sung vitamin và khoáng chất, rau xanh còn là nguồn chất xơ dồi dào, hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm táo bón ở người bệnh tiểu đường. Người bệnh nên ăn một số loại rau giàu chất xơ như cải xanh, cải ngọt và súp lơ.
  • Trái cây giàu chất xơ, ít ngọt như táo, nho, lê, kiwi đều phù hợp làm món tráng miệng cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Sữa hộp: Các loại sữa ít đường, không đường là lựa chọn tốt cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan