Chẩn đoán và điều trị cấp cứu hạ natri máu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Văn Mạnh - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Hạ natri máu xảy ra khi nồng độ natri trong máu thấp hơn ngưỡng bình thường. Natri là chất điện giải giúp điều chỉnh lượng nước trong và ngoài tế bào. Khi hạ natri máu khiến lượng natri trong cơ thể bị loãng và nước trong cơ thể tăng lên khiến các tế bào bắt đầu phình ra. Tình trạng này có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau, thậm chí là đe dọa tính mạng.

1. Nguyên nhân dẫn tới hạ natri máu là gì?

Natri đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Natri giúp duy trì huyết áp bình thường, hỗ trợ hoạt động của các dây thần kinh, cơ bắp và điều chỉnh cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Hạ natri máu là gì? Nồng độ natri trong máu bình thường là từ 135 đến 145 mEq/L. Hạ natri máu xảy ra khi natri trong máu giảm xuống dưới 135 mEq/L.

Có rất nhiều bệnh lý và các yếu tố về lối sống có thể dẫn đến hạ natri máu, bao gồm:

  • Một số loại thuốc như các loại thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảmthuốc giảm đau, có thể can thiệp vào quá trình sản xuất nội tiết tố và quá trình lọc máu bình thường của thận để giữ nồng độ natri trong phạm vi bình thường.
  • Các vấn đề về tim, thận và gan. Suy tim sung huyết và một số bệnh ảnh hưởng đến thận hoặc gan có thể khiến chất lỏng tích tụ trong cơ thể, làm loãng natri máu.
  • Hội chứng tăng tiết hormon chống bài niệu (ADH) không thích hợp (Syndrome of inappropriate antidiuretic hormone - viết tắt SIADH). Trong hội chứng này, nồng độ hormone chống lợi tiểu (ADH) được sản xuất nhiều hơn bình thường, khiến cơ thể giữ nước thay vì phải bài tiết nó qua nước tiểu.
thuốc an thần
Sử dụng một số loại thuốc có thể gây hạ kali máu

  • Nôn mãn tính, nôn nặng hoặc tiêu chảy và các nguyên nhân khác gây mất nước. Các nguyên này đều khiến cơ thể mất chất điện giải và cũng làm tăng nồng độ ADH.
  • Uống quá nhiều nước. Uống quá nhiều nước có thể gây ra natri thấp bằng cách tăng khả năng bài tiết nước của thận. Ngoài ra, cơ thể có thể bị mất natri qua mồ hôi, uống quá nhiều nước trong các hoạt động thể lực, chẳng hạn như marathon và ba môn phối hợp, cũng có thể làm loãng hàm lượng natri trong máu.
  • Thay đổi nội tiết tố. Suy tuyến thượng thận (bệnh Addison) ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone của tuyến thượng thận giúp duy trì cân bằng natri, kali và nước trong cơ thể. Nồng độ hormone tuyến giáp thấp cũng có thể gây ra lượng natri trong máu thấp.
  • Amphetamine hoặc thuốc lắc làm tăng nguy cơ hạ natri máu nặng và thậm chí gây tử vong.

2. Biến chứng của hạ natri máu

Trong hạ natri máu mãn tính, nồng độ natri giảm dần trong 48 giờ hoặc lâu hơn và các triệu chứng và biến chứng thường ở mức độ trung bình.

Trong hạ natri máu cấp tính, nồng độ natri giảm nhanh chóng dẫn đến các tác động nguy hiểm, như phù não có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ bị tổn thương não do hạ natri máu cao nhất. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của hormone đối với khả năng cân bằng nồng độ natri của cơ thể.

Hôn mê
Người bệnh hôn mê do hạ kali máu

3. Triệu chứng hạ natri máu

Các dấu hiệu và triệu chứng hạ natri máu bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn
  • Đau đầu
  • Lú lẫn
  • Mệt mỏi, buồn ngủ
  • Bồn chồn và cáu kỉnh
  • Yếu cơ, co thắt hoặc chuột rút
  • Co giật
  • Hôn mê

Cần đưa người bệnh đến cơ sở Y tế ngay lập tức nếu có các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng của hạ natri máu, như buồn nôn và nôn, lú lẫn, co giật hoặc mất ý thức.

Đau đầu
Hạ kali gây đau đầu

4. Chẩn đoán hạ natri máu

Tại cơ sở Y tế, bác sĩ sẽ chẩn đoán hạ natri máu bằng cách hỏi về tiền sử bệnh lý của người bệnh và khám sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên, do các dấu hiệu và triệu chứng của hạ natri máu xảy ra trong nhiều bệnh lý khác nhau và các bệnh lý này không thể chẩn đoán chỉ dựa vào các triệu chứng của hạ natri mà người bệnh cần phải khám chuyên sâu hơn nữa. Để khẳng định natri máu thấp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu.

5. Điều trị cấp cứu hạ natri máu

Điều trị cấp cứu hạ natri máu nhằm mục đích giải quyết nguyên nhân cơ bản. Nếu người bệnh bị hạ natri máu ở mức độ vừa, do chế độ ăn uống, thuốc lợi tiểu hoặc uống quá nhiều nước, bác sĩ có thể khuyến cáo tạm thời giảm sử dụng chất lỏng và điều chỉnh lượng thuốc lợi tiểu đang sử dụng để tăng mức độ natri trong máu.

Nếu người bệnh bị hạ natri máu nặng và cấp tính, người bệnh cần phải điều trị cấp cứu hạ natri máu tích cực hơn bằng cách:

  • Truyền chất lỏng bằng đường tĩnh mạch: Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện truyền natri tĩnh mạch để từ từ tăng nồng độ natri trong máu.
  • Thuốc: Người bệnh có thể dùng thuốc để kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của hạ natri máu, chẳng hạn như đau đầu, buồn nôn và co giật.
Truyền dịch
Truyền natri tĩnh mạch

6. Phòng hạ natri máu

Các biện pháp sau đây có thể giúp ngăn ngừa hạ natri máu:

  • Điều trị bệnh lý hiện có. Điều trị các bệnh lý có khả năng gây hạ natri máu, như suy tuyến thượng thận, có thể giúp ngăn ngừa hạ natri máu trong tương lai.
  • Nhận biết được các dấu hiệu và triệu chứng của hạ natri máu khi bạn đang có bệnh lý hoặc sử dụng các loại thuốc làm tăng nguy cơ hạ natri máu.
  • Xem xét sử dụng các đồ uống thể thao có chứa chất điện giải khi tập luyện thể thao rèn luyện sức bền như marathon, ba môn phối hợp và các hoạt động thể lực khác.
  • Uống nước điều độ. Uống nước rất quan trọng cho sức khỏe của bạn, vì vậy bạn nên uống đủ chất lỏng nhưng đừng lạm dụng nó. Cảm giác khát nước và màu sắc của nước tiểu (nước tiểu đậm màu) thường là dấu hiệu tốt cho thấy bạn cần bao nhiêu nước. Nếu không có cảm giác khát và nước tiểu có màu vàng nhạt, có khả năng bạn đã nhận đủ nước.

Hạ natri máu gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là hôn mê, tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Để phòng tránh căn bệnh này, bạn nên thực hiện theo những biện pháp trên đây và đến gặp bác sĩ ngay khi cơ thể có những dấu hiệu đầu tiên.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

71.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan