Hội chứng natri máu do hội chứng tăng tiết ADH bất thường

Natri là một chất điện giải quan trọng, thể hiện chức năng của màng tế bào. Khi hạ natri máu, hoạt động điện thế dễ bị ảnh hưởng, gây ra hậu quả nghiêm họng. Tuy nhiên, nếu là do hội chứng tăng tiết ADH bất thường, việc điều trị cốt lõi của hạ natri máu đơn thuần là cho người bệnh hạn chế dịch nhập vào thay vì bù natri ưu trương.

1. Hội chứng tăng tiết ADH bất thường là gì?

Hội chứng tăng tiết ADH bất thường hay hội chứng bài tiết hormone chống bài niệu không phù hợp (SIADH) liên quan đến việc tiếp tục bài tiết vasopressin (ADH) vào vòng tuần hoàn quá mức mặc dù thể tích huyết tương bình thường hoặc tăng.

Dưới tác dụng của lượng ADH, lượng nước trong thể tích tuần hoàn bị hạn chế bài tiết ra ngoài, tức xảy ra hiện tượng tăng giữ nước và do đó gây ra hạ natri máu. Hạ natri máu được định nghĩa là nồng độ natri trong huyết thanh dưới 135 mmol/L. Tuy nhiên, đối với hạ natri máu trong hội chứng tăng tiết ADH bất thường sẽ đi kèm với tình trạng giảm thẩm thấu huyết thanh đồng thời (áp suất thẩm thấu huyết thanh dưới 280 mOsm/kg. Trái lại, độ thẩm thấu nước tiểu lại cao và đây cũng là dấu hiệu đặc trưng của SIAD.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng điểm khác biệt giữa hạ natri máu do hội chứng tăng tiết ADH bất thường khác với hạ natri máu trong những bệnh nguyên khác là do hệ quả của thừa nước, tăng pha loãng máu thay vì thiếu natri.


Hội chứng bài tiết hormone chống bài niệu không phù hợp
Hội chứng bài tiết hormone chống bài niệu không phù hợp

2. Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tăng tiết ADH bất thường là gì?

Tùy thuộc vào mức độ và tốc độ tiến triển của bệnh, hạ natri máu có thể có hoặc không gây ra triệu chứng. Đồng thời, các dấu hiệu của hạ natri máu cấp tính trong hội chứng tăng tiết ADH bất thường đôi khi lại không tương quan chính xác với mức độ nghiêm trọng của hạ natri máu.

Theo đó, các triệu chứng của hạ natri máu trong hội chứng tăng tiết ADH bất thường có thể có những biểu hiện như sau:

  • Tri giảm sa sút, nhầm lẫn, mất phương hướng, mê sảng
  • Suy yếu cơ tổng thể, nhược cơ, run cơ
  • Mất điều hòa nhịp tim, rối loạn nhịp
  • Rối loạn nhịp thở, kiểu hô hấp Cheyne-Stokes
  • Co giật toàn thân, hôn mê

Ngoài các dấu hiệu nêu trên, người bệnh còn có các biểu hiện của bệnh nguyên làm xuất hiện hội chứng tăng tiết ADH bất thường, như tình trạng nhiễm trùng nặng hay tổn thương não diện rộng.


Người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê
Người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê

3. Cách chẩn đoán hội chứng tăng tiết ADH bất thường như thế nào?

Trong trường hợp không có sẵn xét nghiệm định lượng nồng độ ADH trong máu, cách duy nhất để xác nhận chẩn đoán hội chứng tăng tiết ADH bất thường được xác định tốt nhất theo tiêu chí Bartter-Schwartz cổ điển, có thể tóm tắt như sau:

  • Hạ natri máu với mức hạ huyết áp tương xứng
  • Thận vẫn tiếp tục bài tiết natri qua nước tiểu
  • Thể tích nước tiểu ít và nồng độ điện giải cao
  • Không có bằng chứng lâm sàng về sự suy giảm thể tích
  • Không thể giải thích nguyên nhân khác của hạ natri máu
  • Có thể điều chỉnh hạ natri máu chỉ bằng cách hạn chế dịch nhập

Ngoài ra, các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm sau đây cũng có thể hỗ trợ trong chẩn đoán hội chứng tăng tiết ADH bất thường:

  • Định lượng nồng độ natri huyết thanh và kèm theo kali, clorua và bicarbonate
  • Đo độ thẩm thấu huyết tương
  • Đo độ thẩm thấu nước tiểu
  • Định lượng nồng độ nitơ, creatinin máu
  • Định lượng đường huyết
  • Định lượng nồng độ axit uric huyết thanh
  • Định lượng cortisol máu
  • Định lượng hormon kích thích tuyến giáp (TSH)
  • Định lượng nồng độ ADH huyết tương

Một số xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý
Một số xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý

Các nghiên cứu hình ảnh có thể được xem xét trong hội chứng tăng tiết ADH như x-quang phổi để phát hiện nguyên nhân bệnh lý từ phổi tiềm ẩn của hội chứng tăng tiết ADH.

Ngoài ra, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não nhằm phát hiện biến chứng phù não do hội chứng tăng tiết ADH. Từ đó, bác sĩ lâm sàng có thể biết được những rối loạn chức năng thần kinh trung ương của người bệnh là gây ra từ hạ natri máu gây ra hội chứng tăng tiết ADH hay do bệnh nguyên là các tổn thương từ trong não. Đồng thời, hình ảnh học sọ não thực hiện đồng thời trong bối cảnh này còn giúp loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác cũng có thể gây ra thay đổi trạng thái thần kinh.

4. Cách điều chỉnh hạ natri máu do hội chứng tăng tiết ADH bất thường

Điều trị hội chứng tăng tiết ADH bất thường chủ yếu xoay quanh điều chỉnh hạ natri máu. Việc điều chỉnh này phụ thuộc vào mức độ hạ natri máu, vào tình trạng bệnh nhân có triệu chứng hay không và tình trạng này là cấp tính (dưới 48 giờ) hay mãn tính. Đo độ thẩm thấu trong nước tiểu và độ thanh thải creatinin cũng phải được xem xét khi lựa chọn cách thức trị liệu.

Trong đó, điều trị nhằm tăng natri máu cần được chỉ định ở những bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng (ví dụ, co giật, choáng váng, hôn mê và ngừng hô hấp), bất kể mức độ hạ natri máu.

Hạ natri máu trong bệnh cảnh tăng tiết ADH bất thường cần được điều chỉnh cẩn thận thay vì bù natri đơn thuần. Điều chỉnh hạ natri máu quá nhanh có thể dẫn đến sự phân hủy pontine trung ương và hệ quả tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Điều quan trọng cần nhớ là ngay cả hạ natri máu nặng cũng có thể chỉ cần điều chỉnh nhanh chóng bằng cách hạn chế dịch nhập vào mà không cần phải truyền natri ưu trương.

Như vậy, mục tiêu là điều chỉnh hạ natri máu với tốc độ không gây biến chứng thần kinh là tăng nồng độ natri huyết thanh lên 0,5-1 mEq/giờ và không quá 10-12 mEq trong 24 giờ đầu, nhắm tới natri huyết thanh tối đa là 125-130 mEq/L.


Bệnh nhân có triệu chứng co giật cần điều trị tăng natri máu
Bệnh nhân có triệu chứng co giật cần điều trị tăng natri máu

Sau đây là các hướng dẫn cụ thể để kiểm soát natri máu trong hội chứng tăng tiết ADH bất thường:

  • Hạn chế uống nước vào cơ thể là một điều trị đầu tay.
  • Nếu natri máu chưa cải thiện, phương pháp điều trị tiếp theo là tăng nhập natri theo đường uống kết hợp thuốc lợi tiểu quai liều thấp.
  • Cân nhắc điều trị bằng truyền natri ưu trương nếu nồng độ natri trong huyết thanh không được điều chỉnh sau 24-48 giờ hạn chế nước hoặc nếu bệnh nhân bài tiết nước tiểu có chứa nồng độ natri cao.
  • Nếu các cách trên không hiệu quả, xem xét dùng thuốc đối kháng thụ thể Vasopressin-2 (conivaptan hoặc tolvaptan), lúc này sẽ không cần hạn chế dịch nhập vào. Đồng thời, không nên sử dụng thuốc đối kháng thụ thể lithium, demeclocycline hoặc vasopressin trong điều chỉnh hạ natri máu trong hội chứng tăng tiết ADH bất thường.

Hội chứng tăng tiết ADH là một hệ quả diễn tiến tiếp theo của các bệnh lý nặng trong cơ thể gây hạ natri máu. Tuy nhiên, ngày nay, khi Y học đã phát triển vượt bậc, người bệnh mắc bệnh cảnh nặng sẽ được tầm soát khả năng mắc phải hạ natri máu do hội chứng tăng tiết ADH bất thường, từ đó lập kế hoạch điều trị chuẩn xác, cải thiện tiên lượng bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe