Cảnh giác nếu bạn hay bị ám ảnh

Nếu bạn hay bị ám ảnh, tạo ra những hành động và suy nghĩ khác thường thì cần đi khám ngay. Các liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sống hàng ngày và công việc hàng ngày.

1. Các loại ám ảnh thường gặp

Bị ám ảnh nhiều từ những sự vật, hiện tượng xung quanh là cảnh báo của rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nếu bạn hay bị ám ảnh, hãy đọc và tìm hiểu để biết bản thân có mắc các triệu chứng tương đồng hay không.

Các loại ám ảnh thường gặp bao gồm:

  • Ám ảnh sắp xếp: Người hay bị ám ảnh sắp xếp thường có tiêu chuẩn rất cao về tính ngăn nắp và hệ thống, họ luôn phải sắp xếp mọi thứ xung quanh thật gọn gàng. Đôi khi, người mắc loại rối loạn ám ảnh này có thể tự dằn vặt bản thân khi có sự cố đáng tiếc nào đó xảy đến.
  • Ám ảnh lau dọn nhà cửa: Nếu mắc chứng ám ảnh việc lau dọn nhà cửa, bạn sẽ thường cảm thấy rất khó chịu khi nhìn thấy nhà cửa không sạch sẽ, bạn sẽ có xu hướng dọn dẹp thường xuyên, ngay cả khi không có gì để dọn. Ví dụ, bạn thường xuyên kiểm tra vết bẩn trên các bề mặt và lau ngay khi đó chỉ là vết bẩn nhỏ; khi chạm vào vật gì đó bẩn thì liên tục rửa tay.
  • Ám ảnh tích trữ: Người hay bị ám ảnh tích trữ thường xuyên lưu trữ lại những vật dụng cũ như sách, báo, tạp chí, quần áo,.. vì nghĩ rằng một lúc nào đó sẽ dùng đến. Họ cũng thường xuyên lo lắng về việc mất đồ, nhóm đối tượng này được cho là có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn các phân nhóm khác. Việc tích trữ quá mức thường khiến cho không gian sống của họ rất chật hẹp.
  • Ám ảnh về ngoại hình: Người bị ám ảnh nhiều về ngoại hình rất bận tâm đến những khiếm khuyết trên cơ thể, thường xuyên kiểm tra bằng việc soi gương. Các hành vi như chải chuốt liên tục, soi xét ngoại hình, so sánh vẻ bề ngoài là biểu hiện thường gặp của tình trạng này.
  • Ám ảnh tai họa: Người hay bị ám ảnh về tai họa thường sẽ luôn suy nghĩ mãnh liệt và lo sợ về tai họa có thể ập đến bất ngờ. Để chắc chắn tai họa không xảy ra, họ phải thường xuyên kiểm tra để chắc chắn bản thân và mọi người được an toàn. Ví dụ, khi ra khỏi nhà, bạn hình dung cánh cửa có thể bị cháy và cố gắng để về nhà càng sớm càng tốt để xác nhận.
  • Ám ảnh ép buộc: Người hay bị ám ảnh ép buộc thường không thể kiểm soát được suy nghĩ trở thành nạn nhân hoặc đối tượng tấn công người khác, thông thường liên quan đến các vấn đề về tình dục, tôn giáo và xung đột. Ví dụ như suy nghĩ trở thành kẻ hiếp dâm, bị hiếp dâm, tấn công một người, việc những suy nghĩ đáng sợ thường xuyên xảy đến khiến bạn thường xuyên phải cầu nguyện hoặc nghe kinh phật để giải tỏa.
  • Ám ảnh tổn thương da: Người hay bị ám ảnh chích da thường có những hành động gây tổn thương da như cào cấu, chích,... nó xảy ra với 1 - 2% dân số thế giới.
  • Ám ảnh kéo tóc: Người bị ám ảnh kéo tóc thường không thể ngừng kéo giật tóc, lông mày, lông mi hoặc vùng lông khác. Họ thường phải điều trị bằng liệu pháp hành vi nhận thức trong thời gian dài.
hay bị ám ảnh
Nhiều người hay bị ám ảnh có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hiện tại

2. Nguyên nhân gây rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Nguyên nhân gây chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế chưa được làm rõ, nhưng có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một vài khu vực của não liên quan đến cảm giác lo âu, sợ hãi, họ cũng đang tìm hiểu về mối liên hệ giữa căng thẳng và các yếu tố môi trường, từ đó giúp tìm ra được phương pháp điều trị mới hiệu quả hơn.

3. Điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường được điều trị bằng hai cách là trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc.

  • Trị liệu tâm lý: Liệu pháp thường được sử dụng nhất là hành vi nhận thức với tác dụng giúp thay đổi cách suy nghĩ, hành động để phản ứng khác đi với các ám ảnh gặp phải, giúp người bệnh giảm cảm giác lo âu và sợ hãi. Ngoài ra, liệu pháp “tập nhiễm và ngăn ngừa đáp trả” cũng được sử dụng hiệu quả với bệnh OCD.
  • Sử dụng thuốc: Trong điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bá sĩ thường kê đơn thuốc giảm lo âuchống trầm cảm. Các thuốc làm giảm lo âu có tác dụng rất mạnh và hiệu quả ngay khi sử dụng, nhưng không được sử dụng kéo dài. Trong khi đó, thuốc chống trầm cảm cần một thời gian khoảng 10 - 12 tuần mới bắt đầu phát huy tác dụng, nó cũng gây một số tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn, khó ngủ nhưng thường không gây ảnh hưởng lớn đến người bệnh. Bạn nên đi kiểm tra thường xuyên để kiểm tra tiến triển của bệnh và kiểm soát liều dùng.

Hầu hết các chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế đều được điều trị kết hợp giữa thuốc và liệu pháp tâm lý, ngoại trừ ám ảnh tích trữ. Loại ám ảnh này không cải thiện khi sử dụng thuốc, nhưng lại có thay đổi tích cực khi điều trị bằng liệu pháp tâm lý.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan