Bị tiểu đường có ăn được đậu phụ không?

Tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hoá, với biểu hiện lượng đường trong máu tăng cao. Trong điều trị tiểu đường việc chú ý đến chế độ ăn uống rất quan trọng đảm bảo hiệu quả điều trị. Vậy, khi bị tiểu đường liệu có nên ăn đậu phụ không?

1. Tiểu đường là gì?

Trước khi tìm hiểu tiểu đường có ăn đậu phụ được không? Bạn nên biết một số thông tin về bệnh tiểu đường. Theo đó, tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường – một bệnh thường gặp liên quan đến rối loạn chuyển hoá khi mà lượng đường trong máu tăng cao do sự thiếu hụt về insulin, đề kháng với insulin hoặc cả 2.

Khi bị tiểu đường, cơ thể không tự chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm để tạo ra năng lượng. Về lâu dài lượng đường trong máu tích tụ gia tăng các nguy cơ bệnh tim mạch cũng như tổn thương ở các bộ phận khác.

Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), mỗi năm có khoảng 132.600 trẻ em chẩn đoán bị tiểu đường type 1. Hơn 21 triệu phụ nữ trong thai kỳ gặp các vấn đề tăng đường huyết và dung nạp đường kém. 2/3 số người bị tiểu đường là người cao tuổi, tỷ lệ cũng đang dần trẻ hoá.

Bệnh tiểu đường chia làm 2 loại gồm:

Tiểu đường type 1 - do tế bào beta của tuyến tụy phá huỷ gây giảm/không tiết insulin. Điều này khiến insulin trong máu ít, không để đủ để điều hoà đường trong máu. Tiểu đường type 1 thường gặp ở trẻ em, người trẻ, chiếm 5-10%.

Tiểu đường type 1 có biểu hiện gồm:

  • Đói và mệt;
  • Khát nước, đi tiểu nhiều;
  • Khô miệng, ngứa da;
  • Sụt cân;

Tiểu đường type 2 (tiểu đường người già/tiểu đường không phụ thuộc insulin). Insulin do tuyến tụy tiết ra đủ đạt số lượng nhưng lại giảm hoặc không có vai trò điều hoà đường trong máu khiến giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy phát triển trên nền tảng đề kháng insulin.

Triệu chứng tiểu đường type 2 thường âm thành, diễn tiến trong nhiều năm, triệu chứng khó nhận biết, bạn có thể thông qua một số biểu hiện:

  • Nhiễm trùng nấm men;
  • Vết thương chậm lành;

Ngoài 2 thể chính, tiểu đường còn có 1 thể bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ có thai – tiểu đường thai kỳ. Thường gặp ở giai đoạn 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

2. Bị tiểu đường có ăn được đậu phụ không?

Rất nhiều bệnh nhân băn khoăn, tiểu đường có ăn được đậu phụ không? Bởi đậu phụ là món ăn thông dụng, thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của người Việt. Đậu phụ gồm nhiều hoạt chất khác nhau giúp thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, đậu phụ còn tốt cho sự phát triển của răng, tăng sắt trong máu.

Trong 100g đậu phụ có chứa:

  • Chất đạm: 8g;
  • Carb: 2g;
  • Chất xơ: 1g;
  • Chất béo: 4g;
  • Mangan: 31% RDI
  • Canxi: 20% RDI;
  • Selenium: 14% RDI;
  • Phốt pho: 12% RDI;
  • Đồng: 11% RDI;
  • Magiê: 9% RDI;
  • Sắt: 9% RDI;
  • Kẽm: 6% RDI;

(RDI = lượng ăn được khuyến nghị)

Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng này có tuỳ tuỳ vào chất làm đông khi sử dụng để làm đậu phụ. Ăn đậu phụ có giá trị phòng/trị các bệnh như:

  • Ung thư;
  • Tim mạch;
  • Giảm béo...;

“Tiểu đường có ăn được đậu phụ không?” Đối với người bị tiểu đường, đậu phụ cũng là một món có thể được sử dụng. Ngoài ra, ăn đậu phụ cũng là một món ăn có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường rất tốt.

Bởi trong đậu phụ có hoạt chất isoflavone giúp phòng ngừa tiểu đường, bệnh tim mạch. Các thực phẩm có chứa đậu nành như đậu phụ giúp giảm cholesterol, giảm đường trong máu, cải thiện dung nạp đường ở người đang bị tiểu đường.

Tuy nhiên, ăn đậu phụ khi bị tiểu đường cần có sự tư vấn từ bác sĩ về hàm lượng. Người bị tiểu đường có thể ăn đậu phụ khi chế biến thành các món gồm:

  • Đậu phụ xào mướp đắng;
  • Canh đậu phụ nấm rơm;
  • Đậu phụ khô xào cải xoăn...;

Tiểu đường thai kỳ cũng có thể ăn được đậu phụ, tuy nhiên để chắc chắn bạn cũng nên tham khảo bác sĩ về mức độ, sự kết hợp để đảm bảo kiểm soát đường huyết có hiệu quả.

3. Một số lưu ý về dinh dưỡng khi bị tiểu đường

Bị đái tháo đường có ăn được đậu phụ không? Câu trả lời là có, tuy nhiên liều lượng như thế nào thì cần phải cân nhắc, tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, để phòng và trị tiểu đường bạn cũng cần chú ý trong chế độ ăn uống gồm:

Uống đủ 2 lít nước/ngày:

Người bị tiểu đường nếu không uống đủ nước có thể dẫn đến việc không thể đào thải đường thừa, tăng áp lực thẩm thấu huyết. Các cơ quan trong tình trạng đường huyết cao thì nước trong các tạng sẽ bị hút ra khiến bạn bị mất nước. Nguy cơ có thể gây hôn mê do tiểu đường.

Ăn đồ ăn tự nhiên, giàu chất xơ:

Chất xơ có vai trò rất quan trọng với người bị tiểu đường. Bởi chất xơ không làm tăng lượng đường mà còn đẩy lùi tác động của carbohydrate. Ngoài ra, chất xơ khi dung nạp, ruột sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hoá, từ đó có thể làm chậm lại quá trình tăng đường trong máu.

Ăn trái cây:

Các loại trái cây tốt cho người tiểu đường gồm bưởi, chuối, táo, kiwi... Các trái cây này thường có ít đường, nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ...Khi bổ sung các loại thực phẩm này vừa giúp chống oxy hoá vừa tăng cường miễn dịch tốt cho người bị tiểu đường

Chất béo thực vật:

Người bị tiểu đường nên bổ sung chất béo từ thực vật. Điển hình là các loại hạt như: óc chó, hạnh nhân, bơ... Các chất béo có trong các loại thực phẩm này giúp giảm cholesterol trong máu rất tốt.

Ngoài ra, khi bị tiểu đường bạn chú ý không nên tiêu thụ các thực phẩm:

  • Nhiều muối;
  • Đồ uống có ga/ cồn;
  • Nội tạng...;

Tóm lại, tiểu đường là bệnh lý nguy hiểm nếu như không xử trí hiệu quả, đặc biệt là vấn đề kiêng khem trong ăn uống. Những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn có được lời giải cho thắc mắc bị tiểu đường có ăn được đậu phụ không? Nếu còn băn khoăn nào khác, hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan