Bệnh viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?

Bệnh viêm mũi dị ứng là tình trạng khá phổ biến ở nước ta, thường gặp ở người trưởng thành với triệu chứng mãn tính dai dẳng. Viêm mũi dị ứng có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Nếu không được điều trị và dự phòng thì có nguy cơ gây ra các biến chứng như viêm xoang mũi. Vậy bệnh viêm mũi dị ứng có gây ra những nguy hiểm gì không?

1. Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích và viêm do tác nhân từ môi trường như lông động vật, phấn hoa, khói bụi,... mà không phải do virus hay vi khuẩn. Viêm mũi dị ứng được chia thành 2 dạng bao gồm:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: hay còn được gọi là viêm mũi dị ứng thời tiết, thường xảy ra trong một vài thời gian nhất định trong năm.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm là tình trạng viêm mũi có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi gặp phải các yếu tố dị ứng.

Các triệu chứng gây ra viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Chảy nước mũi
  • Nghẹt mũi
  • Ngứa mũi
  • Đỏ mắt
  • Chảy nước mắt
  • Hắt hơi liên tục
  • Quấy khóc chán ăn đối với trẻ nhỏ

2. Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được phòng ngừa và điều trị có thể dẫn tới các biến chứng như niêm mạc mũi thoái hoá, phù nề gây nghẹt mũi, các cuốn mũi bị quá phát, viêm họng, viêm phế quản do nghẹt mũi phải thở bằng đường miệng, viêm loét vùng tiền đình mũi, viêm tai giữa,... Đối với biến chứng viêm phế quản có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời. Viêm phế quản có thể lan xuống phổi và dẫn tới viêm phổi, suy hô hấp đe dọa tới tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện triệu chứng trong một vài khoảnh khắc trong ngày không ảnh hưởng tới việc ăn uống, sinh hoạt và giấc ngủ của người bệnh thì có thể tự điều trị tại nhà. Nếu những triệu chứng này diễn ra trong thời gian dài và lặp lại liên tục ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và đời sống của người bệnh thì cần tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm, phòng ngừa biến chứng nghiêm trọng. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như bú kém, bỏ ăn bỏ bú, quấy khóc liên tục, sụt cân, mất ngủ, dị ứng nặng đến mức phù nề, khó thở thì cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức.

3. Làm sao để hết viêm mũi dị ứng?

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, người bệnh có thể dự phòng bằng cách hạn chế tiếp xúc với dị nguyên và sử dụng thuốc để làm giảm bớt triệu chứng. Các phương pháp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bao gồm:

3.1 Điều trị đặc hiệu

Biện pháp này thường được dùng khi tìm ra nguyên nhân chính xác gây dị ứng. Bác sĩ sẽ đưa lượng dị nguyên (nguyên nhân gây dị ứng) với lượng tăng dần vào trong cơ thể của người bệnh để giúp cơ thể tạo ra các kháng thể bao vây, làm thay đổi sự đáp ứng miễn dịch. Sử dụng phương pháp này có thể giúp điều trị triệt để bệnh.

3.2 Điều trị bằng thuốc

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng của bệnh và phòng ngừa biến chứng sau này. Phương pháp điều trị này chỉ giúp khống chế và giảm triệu chứng của bệnh trong thời gian sử dụng thuốc hoặc sau một thời gian ngắn. Nếu tiếp tục tiếp xúc với dị nguyên, bệnh nhân vẫn có thể bị bệnh trở lại.

Để điều trị bệnh, người bệnh thường được sĩ chỉ định dùng các loại thuốc bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh Histamin dạng xịt hoặc các viên nén để uống.
  • Loại kháng sinh, steroid dạng xịt hoặc các viên nén, co mạch.
  • Thuốc kháng leukotriene.
  • Thuốc gây ức chế phóng thích hạt của dưỡng bào.
  • Kháng cholinergic.

3.3 Phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh nhân mắc thoái hóa cuốn mũi, polyp hoặc do yếu tố giải phẫu gây nên thuận lợi cho các bệnh như gai vách ngăn, lệch vách ngăn. Để loại bỏ được yếu tố gây thuận lợi này cần can thiệp phẫu thuật để làm thay đổi nó.

3.4 Cách li dị nguyên

Trong lúc chưa tìm được những nguyên nhân chính xác gây ra bệnh hoặc chưa có điều kiện để đi khám hay chữa bệnh thì bệnh nhân có thể điều trị bệnh tạm thời bằng phương pháp thực hiện cách li dị nguyên. Đang trong quá trình chữa trị bằng thuốc, cách ly dị nguyên cũng được các bác sĩ khuyến cáo là nên thực hiện nó để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Cần vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, thoáng mát, tránh gây ra ẩm mốc.
  • Hạn chế hoặc không nên nuôi chó, mèo ở trong nhà hay tiếp xúc với chó, mèo nếu lông thú vật là nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng.
  • Thường xuyên thay chăn, ga, gối đệm định kỳ để hạn chế tối đa được sự phát triển của ký sinh trùng.
  • Cai thuốc lá, thuốc lào.
  • Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ít nhất 2 lần trên ngày.
  • Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, khi ra đường nên đeo khẩu trang hay lúc quét dọn nhà cửa.
  • Tạo môi trường sống xung quanh mình thật sạch sẽ, thoáng mát và trồng nhiều cây xanh.
  • Không nên ăn những thực phẩm như sữa, hải sản,.... có thể gây dị ứng hoặc có nguy cơ cao gây dị ứng. Giữ ấm cơ thể và cần bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, tránh tắm quá khuya,... đặc biệt là khi thời tiết chuyển giao mùa, thay đổi từ nóng sang lạnh.

Tóm lại, bệnh viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích do tác nhân từ môi trường như phấn hoa, lông động vật, khói bụi,... Viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, nếu không được điều trị và dự phòng thì có nguy cơ gây ra các biến chứng như viêm xoang mũi. Do vậy, nếu triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng dai dẳng không khỏi thì bạn cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan