Uống nước dừa có tác dụng gì?

Nước dừa - thức uống khá phổ biến với người Việt Nam. Tuy nhiên, mọi người vẫn còn nhiều thắc mắc về đồ uống này, không biết uống nước dừa có tốt không hoặc uống nước dừa có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ hay không. Nước dừa mặc dù là thức uống khá lành tính nhưng cũng tương tự như những loại nước khác, nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ không tốt cho cơ thể bạn.

1. Nước dừa và thành phần dinh dưỡng

Nước dừa có màu trong suốt, được chiết xuất trực tiếp từ phần bên trong của trái dừa mà không bao gồm phần thịt dừa. Một số người còn gọi nước dừa như nước cốt trái dừa hay nước ép trái dừa. Nước dừa được xem như loại nước vô trùng trong trái dừa và được sử dụng rộng rãi. Hơn nữa, nước dừa được đánh giá cao vì hương vị tinh tế mặc dù dừa sử dụng có thể là dừa tươi hoặc dừa khô.

Nước dừa thêm vào đó có vị thanh ngọt tự nhiên và thành phần của nước dừa có chứa hàm lượng carb dễ tiêu hoá ở dạng đường và chất điện giải. Thành phần dinh dưỡng của nước dừa qua phân tích cho thấy trong nước dừa có chứa hàm lượng cao các chất như Glucose, acid amin, các chất khoáng có tác dụng như chất điện giải bao gồm canxi, kali, magie. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng trong nước dừa có sự khác biệt giữa dừa non và dừa trưởng thành.

Dừa non có hàm lượng đường và tổn hàm lượng acid phenolic cao hơn so với dừa trưởng thành. Tuy nhiên, dừa trưởng thành có thành phần dinh dưỡng protein và chỉ số pH cao hơn so với dừa non. Không những vậy, hàm lượng chất khoáng trong dừa non và dừa trưởng thành cũng khác nhau, chẳng hạn như hàm lượng kali trong nước dừa non sẽ tăng dần lên khi dừa trưởng thành.

uống nước dừa có tác dụng gì
Uống nước dừa có tác dụng gì? nước dừa có tác dụng như chất điện giải cho cơ thể

2. Những lợi ích mang lại cho sức khỏe từ nước dừa

2.1. Tác dụng cung cấp dưỡng chất cho cơ thể từ nước dừa

Uống nước dừa có tác dụng gì? Hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước dừa rất giàu vitamin và chất khoáng bao gồm acid lauric, sắt, kali, canxi, natri... cùng với hàm lượng calo ít. Nên khi sử dụng nước dừa có thể giúp cung cấp thêm các dưỡng chất cho cơ thể. Hàm lượng kali trong nước dừa có tác dụng giúp cân bằng điện giải và hàm lượng khoáng chất này trong nước dừa tươi cao gần gấp đôi hàm lượng kali trong chuối. Khi thực hiện cân bằng điện giải sẽ giúp cho việc tối ưu các hoạt động trong cơ thể các cơ quan như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng được hỗ trợ giúp cho việc hấp thu và cân bằng chất lỏng trong cơ thể được tốt hơn.

3.2. Nước dừa có tác dụng làm đẹp da

Khi thực hiện nghiên cứu về các hợp chất trong nước dừa đã chỉ ra rằng thành phần cytokinine được tìm thấy trong nước dừa có tác dụng giúp điều chỉnh quá trình phát triển tế bào trên da. Hơn nữa, trong nước dừa còn có thêm acid lauric có khả năng giúp giảm thiểu sự lão hoá của các tế bào da, đồng thời giúp cân bằng độ pH của da và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ, tăng cường độ ẩm cho da.

Bạn có thể sử dụng nước dừa thoa lên các vùng da xấu vào mỗi tối trước khi đi ngủ để có thể cải thiện tình trạng nếp nhăn, mụn trứng cá, vết rạn, vết ngứa....

3.3. Nước dừa có đặc tính chống oxy hoá

Các gốc tự do thường bao gồm những phân tử không ổn định được tạo ra từ tế bào cơ thể trong quá trình thực hiện trao đổi chất. Số lượng gốc tự do sẽ tăng lên trong trường hợp phải đáp ứng với căng thẳng hoặc cơ thể bị chấn thương. Khi cơ thể có quá nhiều gốc tự do, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng stress oxy hóa gây hỏng các tế bào trong cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện kiểm định chức năng tính chống oxy hóa của nước dừa đối với cơ thể người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhận định rằng, nước dừa có chất chống oxy hoá vì vậy nước dừa có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tác động gây hư hại bởi gốc tự do. Nhưng vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu y để có những căn cứ cụ thể về tác dụng của nước dừa.

3.4. Nước dừa có tác dụng tốt với những người mắc bệnh đái tháo đường

Nhiều nghiên cứu thực hiện trên những người mắc bệnh đái tháo đường cho thấy nước dừa có khả năng làm giảm hàm lượng đường trong máu. Hay một nghiên cứu tiến hành trên chuột mắc bệnh đái tháo đường cho thấy khi chuột mắc bệnh được cung cấp nước dừa vào chế độ ăn có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu đồng thời giảm cả các dấu hiệu liên quan đến stress oxy hóa.

Tuy nhiên, với tác dụng giảm lượng đường trong máu của nước dừa cần thực hiện thêm các nghiên cứu để kiểm soát và xác định rõ tác dụng này đối với người mắc bệnh đái tháo đường. Với thành phần dinh dưỡng của nước dừa và đặc trưng 3 gam chất xơ và khả năng tiêu hao calo với mỗi cốc nước dừa có dung tích 240ml cho thấy nước dừa là loại đồ uống phù hợp với chế độ ăn của người mắc bệnh đái tháo đường.

Uống nước dừa có tốt cho xương khớp không?
Uống nước dừa có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người bệnh tiểu đường

3.5. Nước dừa có tác dụng trong ngăn ngừa bệnh sỏi thận

Uống đủ hàm lượng nước theo nhu cầu khuyến nghị sẽ giúp cho cơ thể ngăn ngừa được rất nhiều bệnh trong bao gồm cả trường hợp sỏi thận. Bên cạnh nước lọc có vai trò tuyệt vời trong việc giúp ngăn ngừa những bệnh này, thì một số nghiên cứu khi tìm hiểu về nước dừa cũng nhận định rằng nước dừa có vai trò tốt trong việc ngăn ngừa bệnh sỏi thận.

Bệnh sỏi thận hình thành do quá trình các chất tạo thành từ canxi, oxalat và các hợp chất khác tạo thành tinh thể trong nước tiểu của cơ thể. Khi những tinh thể này được tăng kích thước sẽ tạo thành những viên sỏi cứng. Sự hình thành sỏi thận ở mỗi người sẽ có sự tiến triển khác nhau.

Trong nghiên cứu thực hiện ở chuột mắc bệnh sỏi thận, nước dừa được nhận định có khả năng ngăn chặn các tinh thể dính vào thận cũng như các bộ phận khác của đường tiết niệu. Hơn nữa, nước dừa còn giúp giảm số lượng tinh thể hình thành trong nước tiểu. Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng nước dừa còn có vai trò sản xuất gốc tự do bởi vì thành phần nước dừa phản ứng với oxalate cao trong nước tiểu. Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu để cung cấp thêm minh chứng cho tác dụng của nước dừa.

3.6. Nước dừa có tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Trong một số nghiên cứu thực hiện nghiên cứu về sức khỏe tim mạch thực hiện trên chuột cho thấy, khi những con chuột uống nước dừa sẽ có tác dụng giúp giảm lượng cholesterol và chất béo trung tính trong máu của cơ thể, dẫn tới việc giảm đáng kể lượng mỡ trong gan. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên sâu về tác dụng giảm cholesterol trong máu của nước dừa đối với cơ thể người. Nhưng cũng có một số nghiên cứu đã tìm thấy hiệu quả của nước dừa giúp giảm cholesterol như loại thuốc statin và cần thực hiện thêm nghiên cứu chuyên sâu để chứng minh vai trò của nước dừa.

3.7. Nước dừa có tác dụng chống táo bón

Nước dừa có tình thanh mát và giải nhiệt nên nó cũng sẽ có tác dụng này với cơ thể con người. Đồng thời, nước dừa còn giúp nhuận tràng và phòng chống tình trạng táo bón khá hiệu quả.

3.8. Nước dừa có tác dụng giúp ổn định huyết áp

Nước dừa được xem như đồ uống có tác dụng trong việc kiểm soát huyết áp. Nghiên cứu khi thực hiện ở những người mắc bệnh này cho thấy nước dừa làm cải thiện huyết áp tâm thu đối với hơn 70% người tham gia nghiên cứu. Hơn nữa, thành phần nước dừa còn chứa hơn 600mg kali có trong 240ml nước, và kali đã được chứng minh có vai trò trong việc làm giảm huyết áp ở những người mắc chứng cao huyết áp.

3.9. Nước dừa mang lại nhiều lợi ích cho những người luyện tập thể dục

Nước dừa giúp cho những người thực hiện hoạt động nặng hoặc sau tập thể dục được phục hồi hydrat hóa đồng thời bổ sung chất điện giải bị mất trong suốt quá trình luyện tập. Những chất điện giải trong nước dừa bao gồm các khoáng chất trong nước dừa có vai trò quan trọng đối với hoạt động của cơ thể. Những chất này bao gồm kali, canxi, magie, natri... đều có tác dụng duy tị sự cân bằng nồng độ dịch trong cơ thể.

Ngoài ra còn rất nhiều công dụng khác mà nước dừa mang đến cho sức khỏe chúng ta. Khi đã hiểu rõ thành phần cùng lợi ích của nước dừa bạn nên thêm nước dừa vào chế độ ăn hàng ngày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

42.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan