Tại sao bạn cảm nhận được nỗi đau của người khác?

Có thể bạn đã từng cảm nhận nỗi đau khi chứng kiến người thân hoặc bạn bè của bạn đang chịu đựng những cơn đau. Vậy bạn có thắc mắc tại sao bạn cảm nhận được nỗi đau của người khác không? Cảm nhận nỗi đau của người khác có phải là sự đồng cảm không?

Nỗi đau thương cảm là một thuật ngữ đề cập đến việc cảm thấy các triệu chứng về thể chất hoặc tâm lý khi chứng kiến ​​sự khó chịu, đau đớn của người khác. Khi nói đến những cảm giác như vậy, chúng ta thường nghĩ đến cảnh những người chồng ốm nghén thay cho vợ. Thuật ngữ y học cho hiện tượng này chính là hội chứng mang thai đồng cảm (couvade syndrome).

Mặc dù không phải là một tình trạng sức khỏe chính thức, nhưng trên thực tế, hội chứng mang thai đồng cảm rất phổ biến. Đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến hội chứng này. Mặc dù sự cảm nhận nỗi đau này không gây nguy hiểm gì, nhưng khoa học cần xem xét để có thể giải thích và từ đó làm cơ sở để các chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể hỗ trợ và giúp bạn vượt qua những cảm giác có thể gây ra nỗi đau thương cảm cho bạn.

1. Trải nghiệm cảm nhận nỗi đau như thế nào?

Nỗi đau thương cảm thường liên quan đến hội chứng mang thai đồng cảm, xảy ra khi một người trải qua nhiều triệu chứng giống như bạn đời của họ đang mang thai. Sự khó chịu này thường xuất hiện vào 3 tháng đầu tiên và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Tuy nhiên, cảm nhận nỗi đau không phải chỉ xuất hiện với những ai đang mang thai. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra ở những người có mối quan hệ sâu sắc với bạn bè và các thành viên trong gia đình, khi chứng kiến bạn bè, người thân đang trải qua những cảm giác khó chịu.

Nhưng việc này cũng có thể xảy ra giữa những người không quen biết. Nếu bạn thấy ai đó đang đau đớn về thể xác hoặc đau khổ về tinh thần, bạn có thể đồng cảm và cảm nhận nỗi đau tương tự. Hoặc bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu sau khi nhìn những hình ảnh hoặc video người khác bị đau.

2. Tại sao bạn cảm nhận được nỗi đau của người khác?

Mặc dù không phải là một tình trạng sức khỏe được công nhận, nhưng có rất nhiều nghiên cứu khoa học về sự tồn tại của hội chứng mang thai đồng cảm. Điều này đặc biệt xảy ra với những người có bạn đời đang mang thai.

Nguyên nhân chính xác của việc tại sao bạn có thể cảm nhận được nỗi đau của người khác cho đến nay vẫn chưa được biết đến. Mặc dù không được coi là một tình trạng sức khỏe tâm thần, nhưng hội chứng mang thai đồng cảm và các loại đau thương cảm khác được cho là do tâm lý gây ra.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hội chứng mang thai đồng cảm và các nguyên nhân khác của nỗi đau thương cảm có thể gặp nhiều hơn và với triệu chứng nổi bật hơn ở những người từng gặp vấn đề về rối loạn tâm lý.

2.1 Cảm nhận nỗi đau và thai nghén

Đối với nhiều cặp vợ chồng, giai đoạn thai kỳ có thể gây ra nhiều cảm xúc khác nhau, bao gồm cả lo lắng, căng thẳng hay phấn khích. Một trong số những cảm xúc này có thể đóng vai trò phát triển sự cảm nhận nỗi đau của người bạn đời.

Trước đây, đã có những lý thuyết dựa trên tâm lý học xoay quanh hội chứng mang thai đồng cảm. Một nghiên cứu dựa trên việc nam giới ghen tị với bạn đời nữ đang mang thai của họ. Một lý thuyết vô căn cứ khác lý giải cho sự cảm nhận nỗi đau này được cho là nỗi sợ hãi về vai trò của mình với người bạn đời có thể bị gạt ra ngoài lề khi trở thành cha mẹ.

cảm nhận nỗi đau
Cảm nhận nỗi đau của người vợ mang thai đó là hội chứng mang thai đồng cảm

Một số nhà nghiên cứu tin rằng các yếu tố xã hội học có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của hội chứng mang thai đồng cảm. Tuy nhiên, cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để xác định xem liệu những loại yếu tố nguy cơ này giúp dự đoán được ai có thể gặp phải những cơn đau thương cảm khi mang thai hay không.

2.2 Hội chứng mang thai đồng cảm và mang thai giả

Một giả thuyết khác liên quan đến cảm nhận nỗi đau của thai kỳ ở người không mang thai là hội chứng mang thai đồng cảm có thể xảy ra cùng với hiện tượng mang thai giả. Sổ tay chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần phiên bản mới đã công nhận định nghĩa mang thai giả là việc trải qua những biểu hiện của thai kỳ nhưng không thực sự đang mang thai.

Trải nghiệm mang thai giả mạnh đến mức người khác có thể tin rằng người đó đang mang thai và sau đó trải qua hội chứng mang thai đồng cảm.

2.3 Tính cách đồng cảm

Sự đồng cảm có thể đóng một vai trò đối với hội chứng mang thai đồng cảm và các trường hợp cảm nhận nỗi đau thương cảm khác. Một người đồng cảm hơn có thể có nhiều khả năng cảm thông hơn để đáp lại sự khó chịu của người khác.

Ví dụ, khi bạn thấy ai đó bị thương, bạn có thể cảm thấy đồng cảm với cơn đau mà họ đang chịu đựng. Dựa trên cảm giác, nỗi đau của người khác, bạn cũng có thể thấy rằng tâm trạng mình cũng bị thay đổi theo.

2.4 Cơ chế cộng hưởng nỗi đau

Một nghiên cứu còn phát hiện rằng con người có “hệ thống cộng hưởng nỗi đau” được trích xuất từ các khía cạnh đau đớn của người khác. Vì vậy, cảm nhận nỗi đau của người khác không chỉ là một trải nghiệm cảm xúc, mà đó còn là một trải nghiệm tự động.

Khả năng này được phát triển để lường trước và tránh nỗi đau của chính mình. Sự chọn lọc nỗi đau của người khác có thể giúp hệ thống tủy sống thực hiện các phản ứng chiến-hay-chạy trước khi thực sự trải qua những kích thích đau đớn mà người khác đã từng chịu đựng.

3. Các triệu chứng của việc cảm nhận nỗi đau mà đối tác của bạn có thể gặp phải

Nếu bạn đang mang thai và bạn nghi ngờ đối tác của mình đang gặp phải hội chứng mang thai đồng cảm, thì bạn có thể thấy họ có những biểu hiện như sau:

  • Đau bụng, khó chịu
  • Đau lưng, đau răng và chân
  • Hay lo lắng, phiền muộn, bồn chồn
  • Thèm ăn, tăng cân
  • Đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn
  • Cảm thấy phấn khích
  • Mất ngủ
  • Chuột rút ở chân
  • Kích thích tiết niệu hoặc sinh dục, thay đổi ham muốn tình dục
cảm nhận được nỗi đau của người khác
Cảm nhận được nỗi đau của người khác có thể khiến bạn bồn chồn lo lắng

Sự cảm nhận nỗi đau của bạn đời ở những người bị hội chứng mang thai đồng cảm là không có phương pháp điều trị. Thay vào đó, chúng ta cần tập trung làm giảm sự lo lắng và căng thẳng bằng các kỹ thuật thư giãn, ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục.

Nếu hội chứng mang thai đồng cảm gây lo lắng hoặc trầm cảm và làm cản trở thói quen hàng ngày, hãy tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia sức khỏe tâm thần. Trò chuyện thường xuyên hơn có thể giúp người bạn đời của bạn vượt qua những căng thẳng khi mang thai.

Các triệu chứng của việc cảm nhận nỗi đau người khác sẽ biến mất sau khi cơn đau và sự khó chịu của người mà bạn chứng kiến sẽ biến mất. Với những nỗi đau xuất phát từ sự đồng cảm, đó được coi là một hiện tượng tâm lý. Vì vậy, nếu sự đồng cảm kéo dài và khiến bạn có những thay đổi về tâm trạng, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com; healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan