Sự âm thầm và nguy hiểm của mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng phát triển xung quanh vùng eo và được hình thành do chế độ ăn, lối sống không hợp lý. Mỡ nội tạng quá cao có thể tác động trực tiếp làm tăng lượng mỡ trong máu, dẫn đến các bệnh như đái tháo đường, mỡ máu, tim mạch....

1. Mỡ nội tạng ở đâu trong cơ thể?

Mỡ trong cơ thể đóng vai trò khá quan trọng để thiết kế đệm và hỗ trợ các cơ quan xây dựng tế bào cũng như dự trữ năng lượng cho cơ thể. Lượng mỡ trong cơ thể quá nhiều có thể gây hại đến sức khoẻ. Do đó, hầu hết khi mọi người thực hiện giảm cân đều mong muốn có thể giảm được lượng mỡ đáng kể.

Mỡ nội tạng thường được dự trữ trong khoang bụng và ở gân một số các cơ quan của cơ thể như gan, dạ dày, ruột. Lượng chất béo trong cơ thể được tạo ra và phân bố không đều nên mỡ nội tạng thường tích tụ trong các động mạch và làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Tuy nhiên, một số người vẫn nhầm lẫn về mỡ dưới damỡ nội tạng. Nhưng mỡ ở khu vực vòng bụng có thể phát triển xuất phát từ hai loại mỡ này. Ban đầu mỡ này được lưu trữ dưới da và tiếp theo thì phát triển thành mỡ nằm trong các khoang bụng và không dễ dàng phát hiện được điều này.

Nguyên nhân hình thành mỡ nội tạng do chế độ ăn thừa carbohydrate cùng với một số tình trạng viêm trong cơ thể hoặc căng thẳng mãn tính. Chế độ ăn không lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh béo phì hoặc một số bệnh khác liên quan đến chuyển hóa cơ bản.

Để xác định chính xác nhất mỡ nội tạng bạn nên thực hiện các xét nghiệm bằng hình ảnh như chụp vi tính cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ. Tuy nhiên, để tiến hành các xét nghiệm này thì yêu cầu đầu tư khá tốn kém và mất thời gian. Mặt khác, bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng mỡ nội thông qua thăm khám và hỏi thăm bệnh nhân về chế độ ăn cũng như lối sống của họ. Hoặc bác sĩ có thể tính phần trăm mỡ nội tạng dựa vào kích thước vòng eo. Ngoài ra, chỉ số khối cơ thể BMI cũng giúp đánh giá mỡ phổ biến trong cơ thể. Tuy nhiên, chỉ sử dụng BMI và cân nặng thì không thể phản ánh hết được tình trạng mỡ nội tạng của cơ thể và cũng không phải là thước đo chính xác cho sức khoẻ tổng thể.

Mỡ nội tạng
Mỡ nội tạng thường được dự trữ trong khoang bụng và ở gân

2. Mỡ nội tạng có nguy hiểm không?

Mỡ nội tạng có thể gây ra những vấn đề lo ngại liên quan đến sức khỏe như sau:

  • Tăng tình trạng đề kháng insulin: Ngay cả khi bạn chưa từng bị đái tháo đường hay tiền tiểu đường thì cơ thể vẫn có thể xảy ra tình trạng tăng đề kháng insulin. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng đề kháng insulin có thể do chất béo trong mỡ nội tạng tiết ra khiến cho các loại protein liên kết với retinol.
  • Ức chế sự hoạt động của hormone chất béo: Ngoài việc mỡ nội tạng sẽ gây rối loạn hoạt động của insulin thì nó còn tăng ức chế với các hormone như adiponectin hay hormone chất béo. Hormone này hoạt động như một chất điều chỉnh chất béo, khi lượng hormone này quá ít không đáp ứng với yêu cầu của cơ thể có thể nguyên nhân do thừa chất béo quá mức. Những ảnh hưởng này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, tăng cholesterol máu, tăng cholesterol LDL và VLDL, giảm cholesterol HDL hoặc tăng triglyceride máu...
  • Tăng các phản ứng viêm trong cơ thể: Mỡ nội tạng lớn sẽ làm tăng các phản ứng viêm trong cơ thể, đặc biệt đối với các cơ quan như gan. Khi tình trạng này xảy ra các tế bào mỡ sẽ giải phóng các cytokine gây viêm và khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chất béo nội tạng cũng có thể gây ra nhiều khó khăn cho cơ thể trong quá trình thực hiện đào thải độc tố.

Lượng chất béo nội tạng dư thừa chứa trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ phát triển các tình trạng nghiêm trọng và thậm chí có thể gây đe doạ tính mạng lâu dài như đột quỵ, ung thư vú, bệnh alzheimer, các vấn đề liên quan đến tim mạch đái tháo đường loại 2, ung thư đại trực tràng...

3. Cách giảm mỡ nội tạng trong cơ thể

Mỡ nội tạng dư thừa gây nhiều vấn đề vô cùng nguy hiểm tới sức khoẻ. Vì vậy, cần thực hiện việc thay đổi chế độ ăn cũng như lối sống lành mạnh để có thể giảm thiểu được lượng mỡ này trong cơ thể. Cụ thể:

  • Tập thể dục đều đặn được xem như phương pháp khá hiệu quả để giúp giảm chất béo nội tạng trong cơ thể. Có thể sử dụng bài tập kết hợp của phương pháp luyện tập bao gồm bài tập cardio giúp làm tăng nhịp tim và bài tập rèn luyện sức mạnh để cải thiện, hình thành cơ bắp tốt hơn. Các bài tập cardio có thể được áp dụng trong phương pháp này bao gồm bơi lội, đạp xe, chạy bộ, tập aerobic,.. còn các bài tập giúp tăng cường sức mạnh và kích thích hình thành cơ bắp bao gồm tập tạ, hít đất, squat...
  • Kiểm soát cơ thể không bị căng thẳng cũng giúp cho việc giảm thiểu tích trữ mỡ nội tạng trong cơ thể. Khi cơ thể bị căng thẳng hay stress quá nặng có thể tiết ra hormone cortisol và loại chất này làm tăng hàm lượng chất béo bên trong nội tạng. Để hạn chế được tình trạng này xảy ra, bạn thường xuyên phải thư giãn bằng cách áp dụng phương pháp thiền, hít thở sâu, nghe nhạc, đọc sách để trạng thái cảm xúc trở về cân bằng... Bên cạnh đó, bạn có thể dành thời gian từ 7 đến 9 giờ cho việc nghỉ ngơi và ngủ mỗi đêm. Đây cũng được xem như yếu tố quan trọng đối với sức khoẻ tổng thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có khả năng bị hàm lượng chất béo nội tạng cao hơn.
  • Mỗi người nên tiêu thụ năng lượng trong khoảng từ 25 đến 30 kcal đối với trọng lượng cơ thể trong một ngày. Đồng thời nên kết hợp sử dụng các loại thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chẳng hạn như protein từ thịt nạc, trái cây, rau quả, thực phẩm carbohydrate có cấu trúc phức tạp như khoai lang, đậu, ngũ cốc... Bên cạnh đó cần phải tránh xa các đồ uống cũng như chất kích thích bao gồm bia, rượu, cafe,...
Mỡ nội tạng
Mỡ nội tạng dư thừa gây nhiều vấn đề vô cùng nguy hiểm tới sức khoẻ

Mỡ nội tạng không giống như chất béo dưới da bởi vì nó nằm sâu và xung quanh bụng cùng các cơ quan gần đó. Nó không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp... Vì vậy bạn cần thực hiện chế độ ăn hợp lý, lối sống lành mạnh và luyện tập thể thao điều độ để phòng ngừa cũng như giảm mỡ nội tạng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • tăng triglyceride máu đơn thuần là gì
    Tăng Triglyceride máu đơn thuần là gì?

    Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính, có tác dụng trong việc dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng nếu nồng độ của hợp chất này trong máu tăng cao mà không được kiểm ...

    Đọc thêm
  • Thuốc Atorpa 10
    Công dụng thuốc Atorpa 10

    Thuốc Atorpa 10 là một thuốc có tác dụng hạ mỡ máu thuộc nhóm Statin. Thuốc được sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện, khi áp dụng phương pháp không dùng thuốc nhưng không mang ...

    Đọc thêm
  • becopanthyl
    Công dụng thuốc Becopanthyl

    Becopanthyl thuộc nhóm thuốc tim mạch, được sử dụng để điều trị trong những trường hợp rối loạn lipid máu. Hãy cùng tìm hiểu về thông tin thuốc Becopanthyl thông qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Lipivastin 10
    Công dụng thuốc Lipivastin 10

    Thuốc Lipivastin 10 thuộc nhóm thuốc tim mạch, được chỉ định điều trị các triệu chứng tăng cholesterol máu và rối loạn lipid máu hỗn hợp, tăng triglyceride máu, rối loạn beta-lipoprotein. Thuốc Lipivastin 10 là loại thuốc được sử ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Lovaintas
    Công dụng thuốc Lovaintas

    Thuốc Lovaintas với thành phần chính là hoạt chất Lovastatine được sử dụng để điều hòa lượng cholesterol máu về mức ổn định. Vậy cần sử dụng thuốc Lovaintas như thế nào cho đúng cách, cùng tìm hiểu qua bài ...

    Đọc thêm