Làm thế nào để giảm chất béo trung tính (Triglyceride) của bạn?

Triglyceride là một loại chất béo đo được trong máu của chúng ta. Sau khi ăn, cơ thể sẽ chuyển hóa lượng calo để tạo thành năng lượng cho các hoạt động hàng ngày, nếu lượng calo dư thừa ra sẽ được chuyển thành chất béo trung tính và lưu trữ chúng trong các tế bào mỡ để sử dụng làm năng lượng sau này. Nhưng nếu nồng độ chất này quá cao sẽ gây nên các bệnh lý tim mạch hoặc gây viêm tụy cấp.

1. Chất béo trung tính (triglyceride) là gì?

Triglyceride là một loại chất béo đo được trong máu của chúng ta. Sau khi ăn, cơ thể sẽ chuyển hóa lượng calo để tạo thành năng lượng cho các hoạt động hàng ngày, nếu lượng calo dư thừa ra sẽ được chuyển thành chất béo trung tính và lưu trữ chúng trong các tế bào mỡ để sử dụng làm năng lượng sau này.

Chất béo trung tính là một nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể của bạn, nơi dự trữ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều chất béo trung tính trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Phân loại mức chất béo trung tính (triglyceride) dựa vào nồng độ huyết thanh:

  • Bình thường: Dưới 150 mg/dL
  • Bình thường cao: 150–199 mg/dL
  • Cao: 200–499 mg/dL
  • Rất cao: Trên 500 mg/dL

2. Nguyên nhân gây tăng chất béo trung tính (triglyceride) trong máu

Khoảng 25,9% người trưởng thành ở Hoa Kỳ có chất béo trung tính trong máu cao, trên 150 mg/dL. Béo phì hoặc tiểu đường không được kiểm soát tốt, thường xuyên uống rượu và chế độ ăn nhiều calo đều có thể góp phần làm tăng lượng chất béo trung tính trong máu.

chất béo trung tính triglycerid
Béo phì có thể khiến tăng chất béo trung tính triglycerid trong máu

3. Hậu quả của tăng chất béo trung tính (triglyceride)

Chất béo trung tính cao có thể góp phần làm xơ vữa động mạch hoặc dày thành động mạch - làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau ngực và các bệnh lý tim mạch khác. Chất béo trung tính quá cao cũng có thể gây ra tình trạng viêm tụy cấp.

Chất béo trung tính cao thường là dấu hiệu của các tình trạng khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, bao gồm béo phì và hội chứng chuyển hóa - một nhóm các tình trạng bao gồm quá nhiều mỡ thừa quanh eo, huyết áp cao, chất béo trung tính cao, lượng đường trong máu cao và bất thường mức cholesterol.

Chất béo trung tính cao cũng có thể là một dấu hiệu của:

  • Bệnh tiểu đường loại 2 hoặc tiền tiểu đường
  • Hội chứng chuyển hóa - một tình trạng khi huyết áp cao, béo phì và lượng đường trong máu cao xảy ra cùng nhau, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
  • Mức độ hormone tuyến giáp thấp (suy giáp)
  • Một số tình trạng di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn chuyển đổi chất béo thành năng lượng

Đôi khi chất béo trung tính cao là một tác dụng phụ của việc dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như: thuốc lợi tiểu, estrogen và progestin, retinoids, steroid, thuốc chẹn beta, một số thuốc ức chế miễn dịch, một số thuốc điều trị HIV, ...

4. Làm thế nào để giảm chất béo trung tính (Triglyceride) của bạn?

4.1 Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

Bất cứ khi nào bạn ăn nhiều calo hơn mức cơ thể cần, cơ thể sẽ chuyển những calo đó thành chất béo trung tính và lưu trữ chúng trong các tế bào mỡ.

Tập luyện để có trọng lượng cơ thể vừa phải bằng cách tiêu thụ lượng calo dư thừa có thể là một cách hiệu quả để giảm mức chất béo trung tính trong máu của bạn. Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần giảm 5-10% trọng lượng cơ thể là có thể làm giảm đáng kể mức chất béo trung tính của bạn

4.2 Thay đổi chế độ ăn

Cần hạn chế các thực phẩm nhiều đường như: đồ ngọt, nước ngọt và nước có gas. Bởi vì lượng đường dư thừa trong chế độ ăn uống của bạn có thể được chuyển thành chất béo trung tính, có thể dẫn đến tăng mức chất béo trung tính trong máu, cùng với các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác.

Chế độ ăn kiêng hợp lý: Ăn những thực phẩm chứa ít calo. Một đánh giá thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy rằng những người theo chế độ ăn kiêng giảm calo thường thấy giảm mức chất béo trung tính sau 6, 12 và 24 tháng. Trong các nghiên cứu này, mức chất béo trung tính giảm nhiều nhất 6 tháng sau khi bắt đầu chế độ ăn kiêng giảm calo

Ăn nhiều chất xơ: Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn từ trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm lượng chất béo trung tính trong máu.

Ăn cá 2 lần mỗi tuần: Trong cá có nhiều axit béo omega-3. Ăn hai phần mỗi tuần có thể làm giảm mức chất béo trung tính và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Tăng lượng chất béo không bão hòa: Chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có thể làm giảm mức chất béo trung tính trong máu, đặc biệt là khi chúng được tiêu thụ thay cho các chất béo khác. Chất béo không bão hòa đơn được tìm thấy trong các loại thực phẩm như dầu ô liu, các loại hạt và quả bơ.

Chế độ ăn hợp lý giúp giảm chất béo trung tính triglycerid
Chế độ ăn hợp lý giúp giảm chất béo trung tính triglycerid

4.3 Điều trị thuốc

Nếu thay đổi lối sống lành mạnh không đủ để kiểm soát chất béo trung tính cao, bác sĩ có thể khuyến nghị các nhóm thuốc sau:

  • Statin. Những loại thuốc giảm cholesterol này có thể được khuyên dùng nếu bạn cũng có số lượng cholesterol thấp hoặc tiền sử bị tắc nghẽn động mạch hoặc bệnh tiểu đường. Ví dụ về statin bao gồm atorvastatin canxi (Lipitor) và rosuvastatin canxi (Crestor).
  • Fibrate: fenofibrate (TriCor, Fenoglide, các loại khác) và gemfibrozil (Lopid), có thể làm giảm mức chất béo trung tính của bạn. Fibrate không được sử dụng nếu bạn bị bệnh thận hoặc gan nặng.
  • Dầu cá. Còn được gọi là axit béo omega-3, dầu cá có thể giúp giảm chất béo trung tính của bạn. Các chế phẩm dầu cá kê đơn, chẳng hạn như Lovaza, chứa nhiều axit béo hoạt tính hơn nhiều chất bổ sung không kê đơn. Dầu cá dùng ở mức độ cao có thể cản trở quá trình đông máu, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào.
  • Niacin (axit nicotinic) có thể làm giảm chất béo trung tính và cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) - loại cholesterol "xấu". Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi dùng niacin không kê đơn vì nó có thể tương tác với các loại thuốc khác và gây ra các tác dụng phụ đáng kể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo: mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Cholesterol
    Hướng dẫn cách xem kết quả Cholesterol của bạn

    Cholesterol và triglycerid có thể làm tắc nghẽn các động mạch, tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch. Chính vì vậy, xét nghiệm mỡ máu có thể dự đoán nguy cơ bệnh lý tim mạch và giúp bạn có thể ...

    Đọc thêm
  • Mức cholesterol khuyến cáo theo từng độ tuổi
    Mức cholesterol khuyến cáo theo từng độ tuổi

    Cơ thể cần cholesterol để có thể hoạt động và sinh trưởng, nhưng cholesterol quá cao sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, bởi cholesterol dư thừa sẽ gây nên chứng vữa xơ mạch máu.

    Đọc thêm
  • Cholesterol
    Những yếu tố ảnh hưởng đến cholesterol trong máu

    Cholesterol trong máu tăng sẽ ảnh hưởng xấu đến các cơ quan, đặc biệt là hệ tim mạch. Những yếu tố ảnh hưởng cholesterol là chế độ ăn uống, vận động, cân nặng, lối sống và các yếu tố cố ...

    Đọc thêm
  • Mepragold 20 mg
    Công dụng thuốc Mepragold 20 mg

    Thuốc Mepragold được chỉ định giúp làm giảm cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, triglycerid và apolipoprotein B, tăng HDL-cholesterol ở người bệnh có tăng cholesterol máu nguyên phát, rối loạn betalipoprotein máu,... Vậy công dụng thuốc Mepragold là gì?

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Vinfuca
    Công dụng thuốc Gentorvas

    Thuốc Gentorvas thường được dùng theo đơn của bác sĩ nhằm làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành do tăng cholesterol toàn phần, LDL và Triglycerid trong máu. Mặt khác, thuốc Gentorvas cũng được sử dụng nhằm điều trị ...

    Đọc thêm