Công dụng đáng ngạc nhiên của tinh dầu hoa oải hương với sức khỏe

Hoa oải hương là loại hoa có mặt trong nhiều sản phẩm và việc dùng tinh dầu hoa oải hương đang dần trở nên phổ biến cho nhiều mục đích khác nhau như chăm sóc sức khỏe hay chăm sóc nhà cửa . Vậy tinh dầu hoa oải hương có tốt cho sức khỏe không?

1. Hoa oải hương là gì?

Hoa oải hương được gọi với tên khoa học là Lavandula và được biết đến với tên tiếng anh là Lavender. Đây là loại thảo mộc được trồng nhiều ở vùng Bắc Châu Phi và vùng Địa Trung Hải. Hiện nay loài hoa này đã được trồng phổ biến nhiều nơi trên thế giới với mục đích sản xuất tinh dầu. Không chỉ có tác dụng đến sức khỏe của làn da mà còn có nhiều công dụng khác cho sức khỏe con người.

2. Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng gì?

2.1. Làm giảm đi cảm giác đau khi bị thương

Loài hoa có màu tím đặc trưng này là một vị thuốc có tác dụng làm giảm đau khá tốt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình dầu hoa oải hương có khả năng làm giảm đau và mẩn đỏ ở những phụ nữ phải trải qua nỗi đau khi rạch tầng sinh môn trong quá trình sinh con. Một số nghiên cứu khác cho rằng khi sử dụng liệu pháp hương thơm bằng cách hít tinh chất hoa oải hương cũng giúp mẹ giảm cảm giác đau khi sinh con.

2.2. Hạn chế rụng tóc

Tình trạng rụng tóc có thể được hạn chế nhờ phương pháp mát xa da đầu thường xuyên với hỗn hợp tinh dầu hoa oải hương kèm với các loại tinh dầu thảo mộc khác. Bằng chứng là các nhà khoa học đã thí nghiệm trên những con chuột được điều trị bằng tinh dầu hoa oải hương sẽ mọc ra những lớp lông xù dày dặn.

2.3. Làm gia vị cho bữa ăn

Trong ẩm thực, hoa oải hương tạo thêm vị ngọt thanh khiết cho bất kỳ món ăn nào. Đồng thời trong đó có chứa axit ursolic là một chất dinh dưỡng có thể giúp chống lại bệnh ung thư và đốt cháy nhiều calo hơn. Bạn có thể trộn các loại gia vị thảo mộc không có muối với hoa oải hương, hương thảo, cỏ xạ hương, thì là, hẹ để có được hương vị theo ý thích.

2.4. Tốt cho sức khỏe tiêu hóa

Những người lính La Mã cổ đại đã tin dùng tinh dầu hoa oải hương với khả năng kháng khuẩn nhằm điều trị chứng đau dạ dày và các bệnh khác của đường tiêu hóa. Một số nghiên cứu cho thấy rằng loại tinh dầu này có thể giúp chống lại bệnh viêm đại tràng, viêm ruột kết và làm giảm các triệu chứng như đau và tiêu chảy.

2.5. Làm giảm các độc tố gây hại

Hoa oải hương là loài cây phát triển mạnh đặc biệt ở những nơi có hại. Rễ của chúng sẽ hấp thụ các kim loại nặng như chì, kẽm và chuyển đến tích trữ ở lá. Do đó, loại cây này được trồng nhiều ở các khu công nghiệp và những mảnh vườn bị ô nhiễm.

2.6. Làm sạch nhà cửa

Vào thời Trung cổ, những người chuyên dọn dẹp nhà cửa đã rắc lên sàn nhà tinh dầu của thảo mộc thơm này để lọc sạch không khí và tiêu diệt vi khuẩn. Cho đến hiện nay, tinh dầu hoa oải hương vẫn hoạt động hiệu quả trên các loại thảm hiện đại để ngăn chặn mùi hôi và chống vi khuẩn. Bạn có thể tự làm chất khử mùi sàn nhà với 8 giọt dầu oải hương vào 1⁄2 cốc muối nở rồi rắc chất này lên thảm của bạn, để yên trong vài phút và hút bụi.

tinh dầu hoa oải hương có tác dụng gì
Dùng tinh dầu hoa oải hương có ích trong viêc làm sạch nhà cửa

2.7. Cải thiện trí nhớ

Một nghiên cứu gần đây cho thấy những sinh viên điều dưỡng hít mùi hoa oải hương ngay trước khi kiểm tra sẽ đạt điểm cao hơn nhiều so với các bạn cùng lứa tuổi. Không chỉ vậy, những thí sinh đó nắm bắt được nhiều thông tin hơn, tập trung tốt hơn và ít lo lắng hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy những sinh viên đại học có thể tìm thấy liệu pháp hương thơm là một phương pháp hiệu quả và hợp lý về mặt chi phí.

2.8. Giảm cảm giác say xe

Bạn có thể sẽ mắc phải tình trạng này khi các giác quan của tai trong trái ngược với cách bạn nhìn thấy chuyển động xung quanh mình rồi dẫn đến chóng mặt và buồn nôn. Tinh dầu hoa oải hương có thể khắc phục điều này bằng cách đánh lạc hướng khứu giác của bạn. Bạn có thể thêm vài giọt vào các món ăn cảm giác khác như kẹo gừng và đồng thời chọn chỗ ngồi thích hợp để có một chuyến đi suôn sẻ.

2.9. Hạn chế trẻ quấy khóc

Tinh dầu hoa oải hương có thể là “vị cứu tinh” đối với các em bé sơ sinh hay quấy khóc và đau bụng vào ban ngày lẫn ban đêm. Theo các nghiên cứu, các bà mẹ của 40 trẻ sơ sinh từ 2 đến 6 tuần tuổi đã mát xa bụng cho trẻ bằng 1 giọt dầu oải hương với 20ml dầu hạnh nhân sẽ bớt quấy khóc nhanh hơn những đứa trẻ khác và số lần khóc trong mỗi tuần cũng giảm đi.

2.10. Giảm bốc hỏa

Thời điểm mãn kinh của phụ nữ xảy ra vào khoảng cuối 40 hoặc đầu 50 tuổi với những cơn bốc hỏa, nóng bừng đột ngột tác động lên cơ thể và gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Các cuộc thử nghiệm ở những phụ nữ ngửi tinh dầu hoa oải hương 20 phút với tần suất hai lần một tuần cho biết các cơn bốc hỏa giảm đến hơn 50% so với những phụ nữ không sử dụng .

2.11. Làm nước rửa tay sát khuẩn

Không chỉ có mùi thơm mà hoa oải hương còn có khả năng chống lại vi khuẩn. Để làm một dung dịch sát khuẩn tay, bạn chỉ cần làm theo các bước sau:

  • Đổ đầy vodka vào chai 1 hoặc 2 ounce đến 1/3 chai.
  • Thêm 10-15 giọt tinh dầu hoa oải hương và cùng một lượng tinh dầu tràm trà hoặc bạc hà.
  • Đổ gel lô hội vào phần còn lại của chai.

Lắc và sử dụng như một phương pháp dự phòng để rửa bằng xà phòng và nước.

dùng tinh dầu hoa oải hương
Người ta dùng tinh dầu hoa oải hương làm nước rửa tay sát khuẩn

2.12. Hạn chế té ngã

Những cư dân trong viện dưỡng lão ở Nhật Bản được đeo những miếng hoa oải hương hoặc mang theo tinh dầu mỗi ngày trong một năm ít bị ngã hơn những người không sử dụng. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải tại sao, tuy nhiên các giả thuyết đặt ra có thể là do hoa oải hương giúp làm dịu kích động và cải thiện sự cân bằng.

2.13. Làm thơm quần áo

Hoa oải hương được cho là xuất phát từ từ lavare trong tiếng Latinh , có nghĩa là “rửa sạch”. Đây là loài hoa tạo ra một bộ đôi tác dụng khử mùi-làm sạch tuyệt vời như vậy cho đồ giặt. Chỉ với 4 giọt tinh dầu oải hương vào nước trong bàn ủi, nhỏ một vài giọt ngay vào máy giặt hoặc thậm chí cho vào máy sấy một ít hoa oải hương khô để có những chiếc quần áo thơm tho.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

704 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan