Cơ thể thiếu protein gây bệnh gì?

Protein là một trong 4 nhóm chất dinh dưỡng vô cùng thiết yếu đối với sức khỏe và sự sống của con người. Tuy nhiên, một số người hiện nay đã hạn chế hấp thụ protein vì mục đích ăn kiêng mà không cân nhắc đến những ảnh hưởng tiêu cực của điều này. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc câu trả lời cho thắc mắc “khi thiếu protein sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể”.

1. Thiếu protein cơ thể sẽ bị tình trạng yếu cơ

Protein thuộc nhóm dưỡng chất đa lượng thiết yếu hàng đầu cho cấu trúc, sự phát triển và khả năng hồi phục của các tế bào cơ bắp. Đặc biệt, protein là chất không thể thiếu đối với những người luyện tập thể hình/ tập tạ hoặc những ai mong muốn có cơ thể săn chắc. Việc thiếu hụt protein tuy dẫn đến hiện tượng giảm cân (mong muốn của nhiều người ăn kiêng), nhưng cũng đồng thời khiến cơ thể mất một khối lượng cơ đáng kể.

Bên cạnh việc gây mất cơ bắp, thiếu protein cơ thể sẽ đi vào tình trạng thiếu hụt năng lượng:

  • Sau các buổi tập, protein giải phóng nhanh giúp cơ thể có nguồn năng lượng sớm sau hoạt động thể chất. Nếu như cơ thể không có đủ protein, sau khi tập, bạn sẽ vô cùng mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Ban đêm, một số nhóm protein sẽ được giải phóng từ từ để giúp cơ thể hồi phục, tái tạo các nhóm cơ và tế bào. Vì vậy, không cung cấp đủ protein cũng khiến quá trình này bị đóng băng.
Thiếu protein cơ thể sẽ bị tình trạng yếu cơ
Thiếu protein cơ thể sẽ bị tình trạng yếu cơ

2. Thiếu protein ảnh hưởng như thế nào đến hệ miễn dịch?

Bên cạnh việc gây ra tình trạng thiếu cơ rất điển hình, các nghiên cứu cũng chỉ ra tình trạng thiếu protein ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và hệ miễn dịch. Theo đó, kết quả cho thấy protein là nguyên liệu rất cần thiết đối với việc sản xuất ra kháng thể - các thành phần trong hệ miễn dịch giữ vai trò chống lại tác nhân gây bệnh và ngăn ngừa sự nhiễm trùng, từ đó duy trì sức khỏe tổng quát của cơ thể.

Từ kết quả này, có thể thấy thiếu hụt protein sẽ dẫn đến sự suy giảm của số lượng và chất lượng kháng thể, làm hoạt động miễn dịch suy giảm.

3. Đối với phụ nữ, thiếu protein cơ thể sẽ gặp vấn đề rối loạn kinh nguyệt

Protein và chất béo là 2 nhóm chất hỗ trợ điều hòa sự tuần hoàn của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Đặc biệt, mỗi ngày, cơ thể phụ nữ cần hấp thụ một lượng calo nhất định đến đảm bảo kinh nguyệt đều.

Khi bước vào các chế độ ăn kiêng, một số vấn đề về sức khỏe sẽ xảy ra nếu bạn tuân thủ chúng quá nghiêm ngặt. Nếu thực hiện các chế độ dinh dưỡng hạn chế chất béo/ tinh bột/ protein quá cực đoan, cơ thể không chỉ bị thiếu chất mà còn bị rối loạn kinh nguyệt, thậm chí gây ra bệnh lý phụ khoa.

4. Thiếu hụt protein ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của con người

Hàng loạt các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine... đều được cấu thành từ protein. Vì vậy, khi thiếu protein cơ thể sẽ gặp các vấn đề liên quan đến tinh thần, bao gồm:

  • Tâm trạng kém, dễ cáu gắt và trở nên tiêu cực.
  • Khó giữ được tỉnh táo và khả năng tập trung trong công việc / học tập / sinh hoạt hàng ngày.
  • Mất ngủ và khó ngủ (do thiếu tryptophan, một loại amino acid cần thiết thúc đẩy giấc ngủ ngon)...
  • Hiện tượng sương mù não: đây là hiện tượng não bộ trở nên mơ hồ, thiếu minh mẫn, với biểu hiện là bạn thường xuyên quên các việc quan trọng, cảm thấy chán nản...

5. Thiếu Protein gây bệnh gì?

PEU (hay thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng) là một trong những bệnh lý phổ biến nhất mà yếu tố thiếu hụt protein đóng vai trò tác nhân chính. PEU rất phổ biến ở nhóm đối tượng người cao tuổi, bệnh nhân bị suy giảm cảm giác thèm ăn / suy giảm khả năng tiêu hóa dinh dưỡng hoặc gặp vấn đề vệ chuyển hóa. Bên cạnh đó, PEU cũng thường gặp ở trẻ bị suy dinh dưỡng, không được cung cấp đủ protein hoặc năng lượng từ thực phẩm hàng ngày.

Thiếu protein cơ thể sẽ bị thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng có thể gặp ở trẻ nhỏ
Thiếu protein cơ thể sẽ bị thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng có thể gặp ở trẻ nhỏ

6. Các mức độ của bệnh lý PEU do thiếu protein

PEU xảy ra với 3 mức độ:

  • Mức độ nhẹ: tỷ lệ % của cân nặng so với chiều cao là 85% - 90%.
  • Mức độ trung bình: tỷ lệ % của cân nặng so với chiều cao là 75% đến 85%.
  • Mức độ nặng: tỷ lệ % của cân nặng so với chiều cao thấp hơn 75%.

PEU khi xảy ra ở mức độ nhẹ sẽ không có biểu hiện rõ ràng, tuy nhiên, từ mức độ trung bình trở lên, bệnh lý này có dấu hiệu điển hình là sự lãnh cảm / thờ ơ và tâm trạng dễ bị kích thích. Khi đó, cơ thể bệnh nhân trở nên thiếu sức sống, thường xuyên cảm thấy mệt và giảm năng suất học tập / làm việc. Bên cạnh đó, nhận thức của bệnh nhân cũng có sự suy giảm.

Bên cạnh các biểu hiện về tâm thần, bệnh PEU do thiếu protein cơ thể sẽ phát sinh hiện tượng hiếu lactose tạm thời. Trầm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy do thiếu disaccharidases ở đường ruột, nhất là thiếu lactase.

Một số biểu hiện thường thấy khác của PEU gồm:

  • Cơ thể bị hao mòn mỡ và cơ bắp. Sự hao mòn này dễ nhận thấy nhất ở các vùng cơ thể lưu trữ chất béo như bụng, bắp tay, đùi...
  • Làn da trở nên mỏng và khô, nhợt nhạt, thiếu độ đàn hồi, thường có cảm giác lạnh.
  • Tóc thưa, khô và dễ gãy rụng.
  • Các vết thương trên cơ thể mất nhiều thời gian để phục hồi
  • Đối với bệnh nhân cao tuổi, xương hông dễ gãy hơn.

Có thể nói, khi thiếu protein cơ thể sẽ gặp vô số các vấn đề về sức khỏe và thậm chí có khả năng nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, dù ở trong chế độ ăn kiêng nào, protein vẫn cần được đảm bảo.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan