Ám ảnh về sự sạch sẽ có phải là bệnh?

Có những người thích bồn rửa nhà bếp lúc nào cũng phải thật sạch sẽ sáng bóng, nhà luôn phải ngăn nắp, sạch sẽ và dù có lau dọn tới mấy thì cũng không bao giờ có thể đủ sạch. Tuy nhiên sạch sẽ tới mức như vậy không hẳn đã tốt mà có thể đang bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (bệnh OCD). Vậy ám ảnh về sự sạch sẽ có phải là bệnh?

Để trả lời cho câu hỏi ám ảnh về sự sạch sẽ có phải là bệnh, trước hết cần hiểu bệnh OCD là gì - và tại sao một số người bị OCD luôn bị ám ảnh về sự sạch sẽ.

Mối quan hệ giữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế và việc dọn dẹp sạch sẽ phụ thuộc vào nỗi ám ảnh (suy nghĩ tái diễn, xâm nhập) và sự cưỡng bách (hành vi hoặc hành động lặp đi lặp lại).

Nỗi ám ảnh trong đầu và sự ép buộc phải thực hiện hành động đan xen lẫn nhau trong bệnh OCD và chúng khiến thúc đẩy người bệnh mong muốn phải làm sạch nhiều lần mọi thứ.

1. Mối liên hệ giữa làm sạch và bệnh OCD là gì?

Bệnh OCD là một chứng rối loạn khiến người bệnh thường trải qua những suy nghĩ buồn phiền. Để đáp lại những suy nghĩ không mong muốn trong đầu này, những người mắc chứng bệnh OCD có thể cảm thấy thôi thúc mãnh liệt để lặp lại những hành động nhất định. Các hành động có thể là hành vi thể chất (chẳng hạn như sắp xếp đồ vật theo một trật tự cụ thể) hoặc hành động tinh thần (như cầu nguyện trong đầu theo một cách cụ thể).

Một số người cảm thấy rằng việc hoàn thành những hành động này sẽ vô hiệu hóa mối đe dọa, khiến ý nghĩ ám ảnh dừng lại trong đầu hoặc giảm bớt lo lắng mà những suy nghĩ không mong muốn “lảng vảng” mãi.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày, trong học tập, trong công việc của một người. Sự cần thiết phải thực hiện chính xác các hành vi cưỡng chế có thể gây ra lo lắng nghiêm trọng.

Vì vậy, người bệnh không chỉ đơn giản là mong muốn được làm việc hoặc sống trong một môi trường sạch sẽ hay sở thích sự gọn gàng mà nó còn liên quan đến sự “khó chịu” trong đầu mà phải làm sạch và thu dọn các khu vực hoặc vật dụng cụ thể để “giải phóng” tư tưởng.

2. Các triệu chứng của bệnh OCD là gì?

Các triệu chứng OCD không chỉ bao gồm ám ảnh và cưỡng chế, mà còn là sự lo lắng. Người bệnh có thể cảm thấy căng thẳng những lúc cảm thấy mất kiểm soát.

Khi bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế với hành vi cần phải làm sạch hoặc sợ nhiễm bẩn – bệnh sạch sẽ, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng:

  • Cảm thấy ghê tởm hoặc sợ hãi trước một số đồ vật hoặc chất, bao gồm bụi bẩn, bệnh tật, chất tiết của cơ thể, rác rưởi hoặc hóa chất
  • Có nhu cầu rửa tay hoặc tắm rửa thường xuyên
  • Tìm mọi cách để làm sạch bản thân hoặc khu vực đang sinh sống (nhà, nền nhà, bàn ghế,...)
  • Thay, giặt quần áo nhiều lần trong ngày
  • Từ chối cho phép người khác vào không gian được coi là sạch sẽ và an toàn của mình.
Đau đầu căng thẳng thần kinh
Người bệnh OCD có thể cảm thấy căng thẳng những lúc cảm thấy mất kiểm soát

3. Loại OCD nào ảnh hưởng tới hành vi “bệnh sạch sẽ”?

Cách hành động do rối loạn ám ảnh cưỡng chế gây ra đều gây ra những lo lắng kiểu hành vi giống nhau. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:

  • Sợ những vật được cho là có khả năng bị nhiễm khuẩn cao

Một số người cực kỳ sợ lây nhiễm bởi vi khuẩn, chất dịch cơ thể hoặc các chất khác. Người bệnh thậm chí lo sợ rằng chính họ đang làm lây nhiễm vi khuẩn cho người khác.

Nỗi ám ảnh về vi khuẩn lây nhiễm dẫn đến buộc phải làm sạch. Người bệnh có thể tin rằng bằng cách làm sạch các đồ vật hoặc không gian theo một thứ tự cụ thể hoặc với một tần suất cụ thể, họ có thể tránh hoặc khắc phục khỏi tác nhân lây bệnh hoặc virus nhiễm trùng.

  • Yêu cầu sắp xếp đúng trật tự

Một số người trở nên bận tâm với việc sắp xếp các đồ vật theo một trật tự nhất định. Ví dụ, những người bị bệnh OCD có thể nghĩ: “Nếu tôi không xếp đồ vệ sinh cá nhân của mình cách xa nhau như thế này, thì hôm nay ai đó sẽ làm hại tôi, hoặc nếu tôi làm sạch bồn rửa của mình năm lần vào sáng nay, anh trai tôi sẽ không bị ốm hôm nay,..."

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người mắc chứng ám ảnh đối xứng và sự ép buộc ra lệnh trong đầu thường gặp khó khăn khi thể hiện sự tức giận thông thường và có thể từng có tiền sử tự làm chấn thương bản thân

  • Nghi ngờ về tác hại và kiểm tra

Một số người có suy nghĩ lo sợ về việc làm hại người khác hoặc người khác hại mình. Sự sợ hãi và lo lắng quá mức về việc phải chịu trách nhiệm gây hại có thể dẫn đến các hành vi cưỡng chế kiểm tra - ví dụ: Liên tục đảm bảo rằng bạn đã tắt bếp hoặc bàn là, quay lại nhiều lần chỉ để đảm bảo đã khóa cửa rồi,...

Các hành vi cưỡng chế phổ biến khác bao gồm lặp đi lặp lại các lời cầu nguyện hoặc lời nói an toàn để tránh nguy hiểm hoặc giảm lo lắng. Tương tự như cưỡng chế đối xứng và trật tự, kiểm tra cưỡng chế có liên quan đến sự tức giận và chấn thương.

  • Những suy nghĩ bất thường

Một số người thường xuyên trải qua những suy nghĩ xâm phạm về những điều vi phạm ý thức đạo đức và lòng tốt của họ. Thông thường, những suy nghĩ không mong muốn này liên quan đến tình dục, bạo lực hoặc hình ảnh tôn giáo.

Mặc dù những người có cụm triệu chứng này nhìn chung không có tiền sử bạo lực, nhưng họ dành nhiều thời gian và năng lượng để cố gắng kìm nén hoặc xóa bỏ những suy nghĩ này ra khỏi đầu. Cố gắng vắt kiệt những suy nghĩ có thể dẫn đến lo lắng hơn nữa, điều này có xu hướng tạo ra nhiều suy nghĩ không mong muốn

Vật dụng bẩn
Người bị ám ảnh về sự sạch sẽ cực kỳ sợ lây nhiễm bởi vi khuẩn

4. Có thể ngăn chặn hội chứng OCD hoặc ám ảnh về sự sạch sẽ không?

Gặp bác sĩ tâm lý để chẩn đoán và can thiệp sớm có thể giúp người bệnh tìm ra cách “đối phó” với những khó khăn mà rối loạn này có thể gây ra bằng cách:

Giúp người bệnh luyện tập dần dần đối mặt với các tình huống căng thẳng, sợ hãi - cả trong trí tưởng tượng và trong cuộc sống thực.

  • Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm để giảm các triệu chứng bệnh OCD. Một số loại thuốc phổ biến hơn được kê toa cho OCD là:

Lưu ý không được tự ý ngừng dùng thuốc đột ngột, vì trong một số trường hợp, thuốc có thể gây khiến:

  • Tái phát các triệu chứng bệnh
  • Khiến thay đổi nghiêm trọng trong tâm trạng
  • Làm tăng nguy cơ suy nghĩ tự tử

Kích thích não sâu

Bác sĩ có thể đề nghị kích thích não sâu (DBS) nếu các phương pháp điều trị bằng thuốc không hiệu quả. Trong quá trình kích thích não sâu, các bác sĩ sẽ cấy các điện cực vào các vùng được nhắm mục tiêu trong não. Các điện cực tạo ra các xung điện có thể giúp thay đổi suy nghĩ và hành vi.

Kết luận: Ám ảnh về sự sạch sẽ có phải là bệnh?

Là một người cầu toàn trong việc dọn dẹp, muốn mọi thứ ngăn nắp không nhất thiết là bị mắc chứng bệnh OCD. Những người bị OCD trải qua những suy nghĩ xâm nhập dai dẳng trong đầu và buộc phải thực hiện một số hành vi nghi lễ nhất định. Việc làm sạch bắt buộc thường liên quan đến nỗi sợ bị nhiễm bẩn và việc sắp xếp cưỡng bức có thể do nhu cầu cân đối và cân đối.

Rối loạn này có thể được điều trị bằng liệu pháp, thuốc và thủ thuật kích thích các phần não được xác định là bị ảnh hưởng bởi rối loạn. Nếu được chẩn đoán sớm và người bệnh hợp tác tích cực với bác sĩ về phác đồ điều trị sẽ giúp cải thiện tình trạng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

53.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em
    Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) ở trẻ em

    Trẻ em mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) bị cản trở bởi những suy nghĩ, nỗi sợ hãi không mong muốn và căng thẳng. Vì thế, chúng cố gắng giảm bớt bằng cách cưỡng chế như đếm ...

    Đọc thêm
  • Cảnh giác nếu bạn hay bị ám ảnh
    Cảnh giác nếu bạn hay bị ám ảnh

    Nếu bạn hay bị ám ảnh, tạo ra những hành động và suy nghĩ khác thường thì cần đi khám ngay. Các liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn, ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Amohexine

    Thuốc Amohexine thường được sử dụng chủ yếu trong điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên và dưới. Khi dùng thuốc Amohexine, các tác dụng và nguy cơ luôn song hành với nhau. Để đạt ...

    Đọc thêm
  • Lincar B
    Công dụng thuốc Lincar B

    Thuốc Lincar B có thành phần hoạt chất chính là Lincomycin với hàm lượng 500mg và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Loại thuốc này được bào chế dưới dạng viên nang, phù hợp sử dụng theo đường ...

    Đọc thêm
  • Nhiễm trực khuẩn
    Điều trị nhiễm trực khuẩn như thế nào?

    Cháu bị nhiễm trực khuẩn xanh ho đờm nhiều màu vàng đặc lúc màu xanh, cháu đã qua phẫu thuật cắt thuỳ phổi một lần nhưng vẫn ho nặng như ban đầu ạ. Bác sĩ cho cháu hỏi điều trị ...

    Đọc thêm